Đại cương về Độc chất học thú y (tr.5)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

TRAO ĐỔI CHẤT ĐỘC (biến đổi sinh học chất độc trong cơ thể)

  • Mục đích của quá trình này là làm tăng tính hòa tan của chất độc trong nước để tăng cường quá trình thải độc.
  • Gan là cơ quan đầu tiên tham gia vào quá trình này vì hấu hết các tế bào của gan có khả năng trao đổi chất cao. Tác động giải độc của gan phụ thuộc vào từng cá thể, loài, trạng thái sinh lý của cơ thể.
  • Kết quả của quá trình trao đổi có thể dẫn đến: Giảm độc tính (như đối với ivermectin) hoặc làm tăng tính độc do tạo ra dẫn chất gây độc mạnh hơn (như paraoxon được tạo ra khi nhiễm độc parathion; aflatoxin B1 apoxit từ aflatoxin B1).
  • Quá trình trao đổi bao gồm hai giai đoạn (hai pha): Giai đoạn I làm phá vỡ các liên kết hóa học hay tách các nhóm hoạt tính để tạo ví trí thích hợp trong phân tử chất độc. Giai đoạn II diễn ra quá trình kết hợp, tăng tính hòa tan và có khả năng thải trừ.

Giai đoạn I[sửa]

- Quá trình tác động thông qua P450

P450 là nhóm các enzyme trên màng ty thể

P450 được chứa trong các microsome (các túi có nguồn gốc ribosome hay các từ màng tế bào... sau khi ly tâm)

Những quá trình sau sau thường diễn ra thông qua P450: oxidation, reduction, hydroxylation, dealkylation, epoxidation, déulfuration, sulfoxidation.

- Tác động không thông qua P450

Giai đoạn II[sửa]

- Diễn ra các phản ứng tổng hợp

- Cần cung cấp năng lượng

- Các quá trình hóa học: glucoronidation, sulfation, glutathione conjugation, acetylation, amino acid conjugation, methylation.

"Bắt" ion[sửa]

Sau khi chất độc được hấp thu đến trạng thái bão hòa trong huyết tương sẽ diễn sự can bằng chất độc tại các mô có ái lực với nó.

Trong cơ thể có nhiều laọi màng ngăn cách giữa các xoang chứa dịch.

Các dịch thể trong các xoang khác nhau có pH khác nhau.

Các vị trí có thể sảy ra quá trình thiết lập cân bằng tại màng: Tuyến sữa, phổi, ống thận.

Biểu mô tuyến sữa có hàng rào lipid ngăn cách huyết tương (pH=7,4) với sữa (pH=6,5-6,8)

Sự chênh lệch này tạo điều kiện để kháng sinh đến tuyến vú để phát huy tác dụng.

Mức ion hóa sẽ ảnh hưởng đến nồng độ tương đối của các chất trong sữa.

trang trước Đại cương về Độc chất học thú y (tr.5) trang tiếp

Liên kết đến đây