Đại số 10/Chương II/§2. Hàm số y = ax - b
Ngược lại, điều đó còn đúng không: Mỗi đường thẳng đều là đồ thị của một hàm số bậc nhất nào đó?
Mục lục
Lí thuyết[sửa]
Cho hàm số y = ax + b, trong đó x là biến số, a và b là các hằng số.
- Nếu a ≠ 0, thì hàm số y = ax + b chính là hàm số bậc nhất mà ta đã biết.
- Nếu a = 0, thì hàm số y = ax + b trở thành y = b - và nó được gọi là hàm số hằng mà ta sẽ tìm hiểu dưới đây.
Ôn tập về hàm số bậc nhất[sửa]
Phương trình: y = ax + b (a ≠ 0)
Tập xác định: D = R.
Chiều biến thiên
-
-
- Với a > 0 hàm số đồng biến trên R.
- Với a < 0 hàm số nghịch biến trên R.
-
Đồ thị
Đồ thị của hàm số bậc nhất là một đường thẳng không song song và cũng không trùng với các trục tọa độ. Đường thẳng này luôn song song với đường thẳng y = ax (nếu b ≠ 0) và đi qua hai điểm A(0;b); B(-b/a;0) (hình 17).
Hoạt động 1 |
Vẽ
đồ
thị
của
các
hàm
số:
y
=
3x
+
2;
.
|
Ngược
lại,
người
ta
chứng
minh
được
rằng:
mọi
đường
thẳng
nằm
trong
mặt
phẳng
tọa
độ
mà
không
song
song
và
không
trùng
các
trục
tọa
độ
đều
là
đồ
thị
của
một
hàm
số
bậc
nhất
nào
đó,
tức
là
đều
có
phương
trình
dạng
y
=
ax
+
b
(a
≠
0).
Từ đó, một vấn đề đặt ra là: Những đường thẳng song song hoặc trùng với các trục tọa độ thì có phương trình như thế nào?
Dễ thấy rằng, các đường thẳng này gồm hai loại:
- Loại 1: Gồm các đường thẳng song song hoặc trùng với trục hoành.
- Loại 2: Gồm các đường thẳng song song hoặc trùng với trục tung.
Việc phân chia như thế, sẽ giúp chúng ta dễ dàng tìm được phương trình của chúng.
Hàm số hằng y = b[sửa]
Như trên, ta đã biết: hàm số hằng y = b là trường hợp đặc biệt của hàm số y = ax + b khi a = 0. Hàm số y = b có tập xác định R, không đồng biến và cũng không nghịch biến trên tập xác định của nó.
Hoạt động 2 |
Cho
hàm
số
hằng
y
=
2.
|
Đồ
thị
của
hàm
số
y
=
b
là
một
đường
thẳng:
Đường thẳng này gọi là đường thẳng y = b (hình 18). |
|
Đường thẳng x = c[sửa]
Trong mặt phẳng tọa độ, xét đường thẳng (Δ) song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm C(c; 0) với c ≠ 0 (hình vẽ).
Dễ thấy, mọi điểm thuộc đường thẳng (Δ) đều có hoành độ x = c và ngược lại mọi điểm có hoành độ là c đều thuộc đường thẳng (Δ).
Đặc biệt, khi c = 0 thì điểm C(c; 0) trùng với gốc tọa độ O(c; 0) và đường thẳng (Δ) trùng với trục tung Oy.
Từ đó có thể viết rằng, mọi đường thẳng (Δ) song song với trục tung hoặc trùng với trục tung đều có phương trình là x = c.
Đường thẳng ax + by + c = 0[sửa]
Tổng hợp các kết quả trên, ta có thể viết:
Phương trình đường thẳng (Δ):
- không song song và không trùng với các trục tọa độ có dạng: y = ax + b, (a ≠ 0).
- song song hoặc trùng với trục hoành có dạng: y = b.
- song song hoặc trùng với trục tung có dạng: x = c.
Trường hợp tổng quát, người ta chứng minh được rằng:
Mọi
đường
thẳng
trong
mặt
phẳng
tọa
độ
đều
có
phương
trình
dạng:
trong đó A, B, C là các hằng số (A và B không đồng thời bằng 0). |
Hàm số y = |x|[sửa]
Hàm số y = |x| có liên quan chặt chẽ với hàm số bậc nhất.
Tập xác định
Hàm số y = |x| xác định với mọi x, tức là tập xác định D = R.
Chiều biến thiên
Theo định nghĩa của giá trị tuyệt đối, ta có:
Từ
đó
suy
ra
Hàm
số
y
=
|x|
nghịch
biến
trên
khoảng
(-∞;0)
và
đồng
biến
trên
khoảng
(0;+∞).
|
|
Bảng
biến
thiên
Khi x > 0 và dần tới +∞ thì y = x dần tới +∞; khi x < 0 và dần tới -∞ thì y = -x cũng dần tới +∞. Ta có bảng biến thiên sau:
Đồ thị
- Trong nửa khoảng [0;+∞) đồ thị của hàm số y = |x| trùng với đồ thị của hàm số y = x.
- Trong khoảng (-∞;0) đồ thị của hàm số y = |x| trùng với đồ thị của hàm số y = -x.
-
-
- CHÚ Ý
- Hàm số y = |x| làm một hàm số chẵn, đồ thị của nó nhận Oy làm trục đối xứng.
-
BÀI TẬP[sửa]
1. Vẽ đồ thị của hàm số
a) y = 2x - 3; | b) |
c) ; | d) y = |x| - 1. |
2. Xác định a, b để đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua các điểm
a) A(0;3) và | b) A(1;2) và B(2;1) |
c) A(15;-3) và B(21;-3) | d) |
3. Viết phương trình y = ax + b của các đường thẳng
a) Đi qua hai điểm A(4;3) và B(2;-1);
b) Đi qua điểm A(1;-1) và song song với Ox.
4. Vẽ đồ thị các hàm số
a) | b) |
Tài liệu tham khảo[sửa]
- Đại số 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, trang 39.
- Đại số 10 Nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, trang 48.
- Đại số 10, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, trang 30.
- Tài liệu giáo khoa thí điểm, Đại số 10, Ban khoa học tự nhiên, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, trang 39, 42.
Xem thêm[sửa]
- Đại số 9/Chương II/§2. Hàm số bậc nhất
- wikibooks:Algebra/Function_graphing
- wikibooks:Algebra/Systems_of_simultaneous_equations
- en:Linear function