Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Đạt được mục tiêu ngắn hạn
Từ VLOS
Không phải mục tiêu nào trong cuộc sống cũng đều mất nhiều tháng hay nhiều năm để thực hiện. Trên thực tế, một số mục tiêu phải đạt được trong một khoảng thời gian ngắn—đôi khi chỉ trong vài tuần, vài ngày, hoặc thậm chí là vài giờ. Những mục tiêu này có thể cực kỳ quan trọng, thường là một phần trong quá trình đạt được mục tiêu lớn hơn.[1] Mục tiêu ngắn hạn thường đơn giản hơn mục tiêu dài hạn, nhưng có thể là cả một thử thách để đạt được. Luôn tập trung và hành động đúng lúc là những điều quan trọng để đạt được mục tiêu ngắn hạn.
Các bước[sửa]
Xem xét Mục tiêu[sửa]
-
Đảm
bảo
mục
tiêu
rõ
ràng.
Với
bất
kỳ
mục
tiêu
nào,
điều
quan
trọng
là
mục
tiêu
của
bạn
phải
được
xác
định
rõ
ràng.
Công
việc
bạn
sẽ
làm
để
đạt
được
mục
tiêu
ngắn
hạn
diễn
ra
trong
thời
gian
ngắn
hơn,
vì
vậy
tránh
bị
phân
tâm
bởi
những
gì
bạn
đang
cố
gắng
để
đạt
được
mục
tiêu
là
điều
quan
trọng.
Sự
phân
tâm
tạo
nên
sự
trì
hoãn
và
giảm
động
lực.[2]
- Ví dụ, tưởng tượng bạn đang viết một quyển sách. Để có thể quản lý được quá trình thực hiện, bạn quyết định chia nhỏ nó thành những mục tiêu ngắn hạn. Bạn hy vọng đạt được mỗi mục tiêu trong thời gian 1 tháng. Bạn có thể đặt ra mục tiêu ngắn hạn "bắt đầu viết sách" trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, nó không rõ ràng. Mục tiêu tốt hơn có thể là "viết bản thảo chương 1 đầu tiên trong tháng này." Điều này sẽ rõ ràng hơn trong việc bạn biết chính xác mình muốn làm gì.
-
Đảm
bảo
mục
tiêu
phải
thực
tế.
Điều
quan
trọng
khi
đặt
mục
tiêu
là
bạn
sẽ
thực
sự
có
khả
năng
đạt
được
trong
thời
gian
có
thể.
Thất
bại
trong
việc
thực
hiện
điều
này
sẽ
gây
ra
sự
chán
nản,
có
thể
khiến
bạn
từ
bỏ
những
mục
tiêu
trong
tương
lai.[3]
- Não của chúng ta phát triển nhờ thành công. Đặt ra mục tiêu có thể đạt được và theo đuổi đến cùng sẽ tạo động lực theo đuổi mục tiêu tiếp theo.[4] Đặt mục tiêu bạn không thể đạt được trong thời gian giới hạn sẽ gây ra điều ngược lại.
- Quay lại với ví dụ viết sách, bạn có thể sẽ không muốn đặt mục tiêu hoàn thành sáu chương đầu chỉ trong một tháng. Trừ khi các chương quá ngắn, nếu không có thể bạn sẽ phải viết nhiều hơn trong khoảng thời gian đó. Không đạt được mục tiêu này có thể khiến bạn nản lòng khi viết lượng bài phù hợp hơn vào tháng tiếp theo.
-
Xác
định
các
bước.
Hầu
như
mọi
mục
tiêu
đều
có
thể
chia
thành
những
bước
nhỏ.
Xác
định
được
những
bước
nhỏ
này
có
thể
giúp
cho
mục
tiêu
dễ
thực
hiện
hơn.
Nó
cũng
có
thể
giúp
bạn
có
được
kế
hoạch
rõ
ràng
để
thực
hiện
công
việc
hướng
đến
mục
tiêu.[5]
- Ví dụ, giả sử bạn sắp có khách ghé chơi và nhà bạn cần phải dọn dẹp rất nhiều. Bạn chia nhỏ quá trình thành nhiều mục tiêu ngắn hạn: dọn dẹp nhà tắm, dọn dẹp bếp, dọn dẹp phòng khách,… Tuy nhiên, bạn cũng có thể chia nhỏ những mục tiêu này thành các bước. Lấy nhà bếp làm ví dụ, bạn có thể cần phải rửa chén, làm sạch bàn bếp, dọn dẹp tủ lạnh, và lau quét sàn nhà.
-
Ước
tính
mỗi
bước
sẽ
mất
bao
lâu.
Đặt
thời
gian
biểu
và
thời
hạn
cho
những
nhiệm
vụ
này
sẽ
giúp
bạn
có
động
lực,
trách
nhiệm
và
thực
hiện.[6]
- Ví dụ, nếu bạn bắt đầu bằng việc dọn dẹp nhà tắm, bạn có thể ước chừng việc đó sẽ mất 15 phút làm sạch bồn tắm, 10 phút làm sạch bồn rửa, 10 phút sắp xếp và dọn dẹp tủ thuốc, và thêm 10 phút lau sàn. Nếu bạn có thể gắn chúng lên thời gian biểu, bạn sẽ có thể dọn dẹp phòng tắm chỉ trong một giờ.
-
Phác
thảo
kế
hoạch.
Khi
đã
xác
định
các
bước,
viết
thành
kế
hoạch
ngắn
sắp
xếp
chúng
theo
thứ
tự
hợp
lý
sẽ
dễ
dàng
thực
hiện.[5]
- Có vẻ ngớ ngẩn khi viết các bước cho một nhiệm vụ đơn giản như dọn dẹp nhà cửa. Thật ra, bạn không cần phải làm điều này. Nhưng làm như vậy giúp cho mục tiêu rõ ràng hơn, có thể hình thành động lực.
- Viết ra các bước cũng đảm bảo bạn sẽ không quên điều gì quan trọng.
Thực hiện Mục tiêu[sửa]
-
Đặt
ra
ưu
tiên.
Thông
thường,
khi
thực
hiện
mục
tiêu
ngắn
hạn,
chúng
ta
có
thể
có
nhiều
mục
tiêu
vào
cùng
thời
điểm.
Điều
quan
trọng
là
phải
quyết
định
mục
tiêu
nào
là
quan
trọng
nhất
để
bạn
có
thể
hoàn
thành
trước
tiên.[1]
- Nếu khách sắp đến chơi, bạn có thể cần phải dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cần mua rất nhiều đồ ở cửa hàng tạp hóa. Bạn có thể sẽ muốn rửa xe. Nó có thể sẽ là ý kiến hay khi lên kế hoạch những việc cần làm trong khi bạn bè đang ở nhà bạn. Bạn có thể cần phải tiếp tục công việc mà bạn không thể làm khi có bạn bè đến chơi. Nếu bạn cố làm tất cả những việc này cùng một lúc, bạn sẽ không thực hiện một cách hiệu quả như khi bạn chọn nhiệm vụ quan trọng nhất, hoàn thành nó, và tiếp tục. Trên thực tế, cố làm tất cả mọi việc cùng một lúc, bạn có thể sẽ không hoàn thành được mục tiêu nào.
- Dành ưu tiên cho các mục tiêu cũng sẽ giúp bạn tránh lãng phí thời gian sau khi hoàn thành xong một mục tiêu. Bạn sẽ luôn sẵn sàng biết được mình cần làm gì tiếp theo.
-
Bắt
đầu
thực
hiện.
Như
bất
kỳ
mục
tiêu
nào,
mục
tiêu
ngắn
hạn
chỉ
hoàn
thành
thông
qua
việc
đặt
thời
gian
và
nỗ
lực.
Khi
bắt
đầu,
bạn
sẽ
phát
triển
động
lưc
có
thể
giúp
bạn
hoàn
thành
đến
cùng.[7]
- Nếu nhà của bạn là một thảm họa thực sự, có thể sẽ khó để bắt đầu dọn dẹp. Tuy nhiên, nhìn vào kế hoạch và cố gắng bắt tay vào bước đầu tiên sớm nhất có thể. Khi bạn đã có một căn phòng sạch, sự hài lòng mà bạn cảm thấy sẽ giúp bạn có động lực để tiếp tục.
-
Tập
trung.
Để
đạt
được
bất
kỳ
mục
tiêu
nào,
bạn
phải
thưc
hiện
đều
đặn.
Với
mục
tiêu
ngắn
hạn,
điều
này
còn
quan
trọng
hơn.
Vì
bạn
không
mất
quá
nhiều
thời
gian
để
hoàn
thành
mục
tiêu,
nên
điều
quan
trọng
là
phải
luôn
chú
ý
đến
phần
thưởng
và
không
để
bị
xao
nhãng.
- Theo dõi quá trình. Luôn để mắt vào đồng hồ (lịch) và vào kế hoạch bạn đã lập ra để đạt được mục tiêu. Thời gian biểu bạn đặt ra có thể là động lực mạnh giúp bạn tập trung.[8] Không ai thích cảm giác bị thất bại.
- Tạo môi trường tốt để thành công. Cố gắng loại bỏ những điều trong môi trường của bạn có thể ngăn bạn đạt được mục tiêu của mình.[9] Tưởng tượng bạn đang cố gắng dọn dẹp nhà cửa, nhưng bạn lại không biết rằng chú chó của bạn cứ đi theo sau và đòi được chăm sóc cả ngày. Bạn có thể muốn nhốt nó vào cũi cả buổi chiều để bạn có thể tập trung làm việc. Nếu bạn không nghĩ mình có khả năng chống lại cám dỗ để chơi trò chơi điện tử yêu thích của bạn, hãy cất bộ điều khiển trò chơi vào ngăn kéo trong phòng khác. Không lấy chúng ra cho đến khi bạn đã hoàn thành công việc trong mục tiêu.
-
Hãy
linh
động.
Đôi
khi,
bạn
có
thể
thấy
công
việc
cho
mục
tiêu
ngắn
hạn
không
đạt
hiệu
quả
như
bạn
hy
vọng.
Hoặc,
khi
bạn
thực
hiện
việc
gì
đó
được
một
lúc,
bạn
có
thể
nghĩ
ra
cách
thực
hiện
tốt
hơn
kế
hoạch
bạn
đã
đặt
ra.
Nếu
trong
trường
hợp
này,
đừng
quá
cứng
nhắc
bám
vào
kế
hoạch
vì
lợi
ích
của
riêng
nó.[10]
- Nếu mục tiêu ngắn hạn không đạt hiệu quả như bạn mong muốn, hoặc mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ, đừng ngại phải thay đổi kế hoạch. Có kế hoạch là điều quan trọng, nhưng thỉnh thoảng, bạn cần thay đổi thứ tự các bước, bỏ hoàn toàn, hoặc thêm những bước mới. Đôi khi, bạn có thể cần ngưng hoàn toàn một mục tiêu ngắn hạn vì lợi ích của một mục tiêu khác.
- Lấy ví dụ việc viết sách, bạn có thể có kế hoạch viết nháp chương đầu tiên trong một tháng. Tuy nhiên, khi viết chương này, bạn có thể nảy ra một ý tưởng mới cho quyển sách mà bạn không nghĩ ra trước đây. Nếu đó là ý tưởng hay, nó có thể đáng để quay lại và thay đổi bản thảo để thêm vào. Thời gian làm việc này có thể ngăn bạn đạt được mục tiêu ban đầu, nhưng nếu nó làm ra một quyển sách hay hơn, hãy linh động và thay đổi kế hoạch!
-
Thưởng
khi
thành
công.
Khi
bạn
đạt
được
một
mục
tiêu
ngắn
hạn,
hãy
tự
thưởng
cho
bản
thân.
Điều
này
được
gọi
là
"củng
cố."
Nó
giúp
não
của
bạn
liên
kết
những
mục
tiêu
sau
này
có
kết
quả
tốt.
Điều
này
khiến
nó
dễ
dàng
hơn
để
tạo
động
lực
cho
bản
thân
đạt
được
những
mục
tiêu
trong
tương
lai.
- Củng cố có hai loại. Củng cố tích cực là khi bạn thêm một điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn. Ví dụ như, bạn có thể thưởng cho thành công của mình bằng cách ra ngoài uống cocktail hoặc món tráng miệng yêu thích. Củng cố tiêu cực là khi điều không mong muốn được loại bỏ khỏi cuộc sống của bạn. Ví dụ, tưởng tượng bạn không thích dắt chó đi dạo. Bạn có thể thỏa thuận với ai đó trong gia đình để họ đồng ý dắt chó đi dạo một ngày giúp bạn khi bạn đạt được mụ tiêu của mình.[11]
- Củng cố những hành vi tốt hiệu quả hơn nhiều so với phạt những hành vi xấu. Nó sẽ giúp bạn tăng động lực để hoàn thành nhiều mục tiêu hơn.[12]
Lời khuyên[sửa]
- Có một bên thứ ba đánh giá quá trình của bạn có thể có ích hơn. Hãy cởi mở với lời bình luận. Thông thường, bên thứ ba biết nhiều hơn về những thiếu sót khiến bạn hoàn thành mục tiêu chậm hơn thực tế.
- Điều quan trọng là phát triển khả năng giữ lời hứa của bản thân. Nếu bạn dự định đặt mục tiêu cho bản thân, đừng ngăn bản thân thực hiện cho dù nó quan trọng đến đâu. Điều này khiến bạn thoái lui vào những lần sau trong tương lai.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.goal-setting-guide.com/short-term-goals/
- ↑ Locke, E. A. (1968).Về Lý thuyết Động lực và Động cơ. Tạp chí Hành vi Tổ chức và Hiệu suất Con người, 3, 157-189.
- ↑ Brunstein, J. C. (1993). Mục tiêu cá nhân và hạnh phúc chủ quan: Nghiên cứu theo thời gian. Tạp chí Tâm lý Con người và Xã hội, 65, 1061–1070.
- ↑ http://www.entrepreneur.com/article/225356
- ↑ 5,0 5,1 http://www.goalsontrack.com/blog/2012/11/02/top-ten-ways-to-stay-focused-on-your-goals-and-objectives/
- ↑ http://www.connectionsacademy.com/blog/posts/2014-01-10/How-Students-Can-Achieve-Goals-by-Setting-Deadlines.aspx
- ↑ http://theinvestingmindset.com/goal-setting-how-to-to-achieve-your-goals-in-7-steps
- ↑ http://www.ascd.org/publications/educational-leadership/dec09/vol67/num04/When-Students-Track-Their-Progress.aspx
- ↑ http://www.selfgrowth.com/articles/Creating_An_Empowering_Environment_To_Achieve_your_goals.html
- ↑ http://www.goal-setting-guide.com/3-keys-to-achieve-short-term-goals/
- ↑ http://www.appliedbehavioralstrategies.com/reinforcement-101.html
- ↑ http://www.mdaap.org/Bi_Ped_Brief_Interv_Behav_Modification.pdf