Đặt mục tiêu cho cuộc sống

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong cuộc sống, ai cũng có giấc mơ, đó chính là tầm nhìn về bản thân trong tương lai. Nếu không thì ít nhất mọi người cũng xác định lợi ích và giá trị họ muốn đạt được trong cuộc sống. Cho dù là vậy, bạn nên thử đặt một mục tiêu có thể đạt được để khiến bản thân làm việc chăm chỉ trong nhiều năm. Ban đầu khó có thể tìm điểm khởi đầu, điều bạn mong muốn đạt được có vẻ bất khả thi. Nhưng, nếu bạn chuẩn bị tốt bạn có thể đặt mục tiêu cho cuộc sống mà bạn cần làm việc để đáp ứng mục tiêu đó.

Các bước[sửa]

Phát triển Mục tiêu Cuộc sống[sửa]

  1. Suy nghĩ về điều bạn muốn. Nhiều người chỉ có cảm giác mơ hồ về điều họ muốn trong cuộc sống. Nhiệm vụ đầu tiên của bạn chính là chuyển đổi ý tưởng như "hạnh phúc" hay "an sinh" vào điều bạn muốn làm.
    • Lấy giấy bút và bắt đầu viết những điều quan trọng với bạn trong cuộc sống. Ở giai đoạn này, bạn có thể viết chung chung, nhưng cố đừng viết quá mơ hồ.
    • Ví dụ, nếu điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là "niềm hạnh phúc" thì tốt thôi. Bạn nên thử định nghĩa cụm từ đó. Với bạn "hạnh phúc" nghĩ là gì? Thế nào là một cuộc sống hạnh phúc?[1]
  2. Viết về bản thân. Một cách hay để bắt đầu từ chung chung tới cụ thể chính là viết tự do về bản thân. Việc làm này có thể giúp bạn xác định điều gì là quan trọng nhất với bạn. [1]
    • Thử viết về cách bạn sử dụng thời gian. Bắt đầu động não bằng cách viết ra điều bạn thích làm và khiến bạn cảm thấy hứng thú.[2]
    • Đừng giới hạn bản thân trong các hoạt động hay trải nghiệm có ích hay "đáng làm". Mục đích của việc động não là tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, danh sách này sẽ trở nên có ích trong quá trình sau này.
    • Viết về điều bạn hứng thú hay muốn tìm hiểu sâu hơn. Bạn thích khoa học? Văn học? Hay âm nhạc? Đây có phải là điều bạn muốn theo đuổi suốt cuộc đời không?
    • Viết điều bạn muốn sửa đổi ở bản thân. Bạn hy vọng phát triển kỹ năng khi nói chuyện trước đám đông? Hay muốn trở thành nhà văn? Nhiếp ảnh gia? Đây có phải là điều bạn muốn theo đuổi suốt cuộc đời không?
  3. Tưởng tượng tương lai của bạn. Suy nghĩ về tương lai lý tưởng. Nó như thế nào? Tự hỏi những câu hỏi giúp bạn vạch định mọi thứ cụ thể hơn.[3] Ví dụ, tưởng tượng bạn đang cố gắng quyết định sự nghiệp lâu dài. Bạn có thể hỏi những câu sau:
    • Bạn muốn thức dậy lúc mấy giờ vào buổi sáng?
    • Bạn muốn sống ở đâu? Thành thị hay nông thôn? Hay ở nước ngoài?
    • Ai sẽ ở đó khi bạn thức dậy? Gia đình có quan trọng với bạn không? Nếu câu trả lời là có thì một công việc thường xuyên phải đi công tác không phải là lựa chọn thích hợp.
    • Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền?
    • Câu trả lời của những câu hỏi này có thể không đủ để xác định công việc mơ ước của bạn, nhưng chúng giúp bạn vạch định cụ thể hơn.
  4. Đặt mục tiêu cụ thể. Sau khi suy nghĩ, bạn nên có trong đầu một vài ý tưởng muốn thực hiện trong cuộc sống. Trên thực tế, bạn đã có một số ý tưởng! Đây là lúc bạn cụ thể hóa chúng.[4]
    • Ví dụ, ở giai đoạn này bạn muốn trở thành nhà khoa học. Đây là khởi đầu tốt. Nhưng bây giờ, bạn hãy nghĩ xem mình muốn nghiên cứu gì? Bạn muốn trở thành nhà hóa học? Nhà vật lý học? Hay nhà thiên văn học?
    • Bạn nên cụ thể hóa mọi thứ ở mức tối đa. Tưởng tượng rằng bạn quyết định trở thành nhà hóa học có thể là con đường đúng đắn. Bây giờ, tự hỏi bản thân muốn làm công việc gì trong lĩnh vực đó. Bạn muốn làm việc cho công ty tư nhân, phát triển sản phẩm mới? Hay bạn muốn dạy hóa học ở trường đại học?
  5. Suy nghĩ lý do. Bây giờ bạn đã có vài mục tiêu mạnh mẽ cho cuộc sống. Kiểm tra từng ý tưởng và tự hỏi bản thân: "Tại sao tôi muốn làm điều này?" Câu trả lời có thể khiến bạn xem xét lại mục tiêu.[5]
    • Ví dụ, bạn quyết định đưa mục tiêu "trở thành bác sĩ phẫu thuật" vào danh sách. Bạn hỏi bản thân tại sao, và đưa ra câu trả lời rằng bác sĩ phẫu thuật kiếm được nhiều tiền và được nhiều người kính trọng. Đây là những lý do hợp lý. Nhưng nếu đây là lý do duy nhất, có thể bạn muốn cân nhắc một ngành nghề khác cũng đem lại lợi ích trên. Trở thành bác sĩ phẫu thuật đòi hỏi phải được đào tạo phức tạp. Giờ làm việc thất thường. Nếu những điều này không hấp dẫn, bạn có thể cân nhắc một mục tiêu khác mà vẫn đem đến cho bạn tiền bạc và sự kính trọng.

Lập Kế hoạch Thực hiện[sửa]

  1. Xếp thứ hạng các mục tiêu. Ở giai đoạn này, bạn có một vài (nhiều) mục tiêu trong cuộc sống, đây là lúc bạn nghiêm túc lập kế hoạch thực hiện chúng. Bước đầu tiên chính là ưu tiên mục tiêu nào trước.
    • Quyết định mục tiêu nào là quan trọng nhất có thể giúp bạn xác định mục tiêu bạn muốn thực hiện đầu tiên.
    • Bạn cần bắt đầu cắt giảm mục tiêu trong danh sách. Một số mục tiêu không thể thực hiện cùng nhau. Ví dụ, bạn không thể vừa trở thành bác sĩ, nhà thiên văn học và nghệ sĩ nhạc rap nổi tiếng. Bạn cần dành cả đời để thực hiện mỗi mục tiêu trên. Vậy nên kết hợp 3 mục tiêu lại với nhau có vẻ bất khả thi.
    • Những mục tiêu khác có thể kết hợp tốt với nhau. Ví dụ, bạn muốn trở thành nhà sản xuất bia và mở một nhà hàng, bạn có thể kết hợp chúng với nhau để tạo ra mục tiêu mới: mở một quán bia.
    • Một phần trong quá trình xếp hạng chính là đánh giá cam kết cho từng mục tiêu. Bạn không thể đạt được ngay mục tiêu dài hạn khi vừa cam kết, đặc biệt là khi trong danh sách còn nhiều mục tiêu quan trọng hơn.[6]
  2. Thực hiện nghiên cứu. Sau khi đã thu hẹp lĩnh vực để đưa ra một mục tiêu hay một vài công việc kết hợp, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu cách thực hiện chúng.[7] Bạn có thể đặt những câu hỏi sau:
    • Bạn cần học kỹ năng gì?
    • Trình độ giáo dục nào là cần thiết?
    • Bạn cần nguồn lực thế nào?
    • Quá trình sẽ kéo dài trong bao lâu?
  3. Tạo mục tiêu phụ. Đạt được mục tiêu cuộc đời là một quá trình dài và phức tạp. Tùy theo mức độ thời gian mà ở bước tiếp theo, bạn sẽ chia mục tiêu ra thành nhiều phần nhỏ hơn.
    • Tạo mục tiêu phụ giúp bạn kiểm soát được quá trình và lên kế hoạch từng bước để đạt được mục tiêu cuối cùng.[8]
    • Đề ra mục tiêu phụ càng hữu hình và tính toán được càng tốt. Nói cách khác, bạn cần định nghĩa rõ ràng từng mục tiêu phụ để dễ dàng xác định được khi nào bạn hoàn thành nó.[9]
    • Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là mở cửa hàng ăn, mục tiêu phụ có thể là tiết kiệm một khoản tiền cụ thể, tìm địa điểm, thiết kế nội thất, trang bị đồ đạc, mua bảo hiểm, xin giấy phép, thuê nhân viên, và cuối cùng là khai trương.
    • Khi thực hiện mục tiêu dài hạn, bạn có thể cảm thấy mình chẳng đi đến đâu. Nhưng với danh sách mục tiêu phụ rõ ràng và dễ quản lý, bạn dễ dàng đánh giá được quá trình thực hiện. Việc này giúp giảm thiểu thái độ muốn bỏ cuộc.
  4. Tạo một dòng thời gian. Sau khi lên kế hoạch từng bước thực hiện mục tiêu, hãy đặt ra hạn chót. Suy nghĩ về khoảng thời gian hoàn thành từng mục tiêu phụ và tạo dòng thời gian để đạt được chúng.
    • Hạn chót giúp bạn luôn có động lực vì nó tạo cảm giác cấp bách. Nó còn giúp bạn đạt được mục tiêu vào thời điểm cụ thể, chứ không để chúng tụt hạng trong danh sách ưu tiên của bạn.[10]
    • Với vị dụ nhà hàng ăn, nếu muốn tiết kiệm 2 tỷ trong 3 năm, bạn có thể chia nhỏ ra thành 5 triệu mỗi tháng. Việc làm này giúp bạn ghi nhớ để ra một khoản tiền cố định mỗi tháng, thay vì tiêu chúng vào việc khác.
  5. Lên kế hoạch khi gặp trở ngại. Cuối cùng, hãy thử tưởng tượng những thứ can thiệp vào kế hoạch của bạn. Suy nghĩ trước về trở ngại bạn có thể gặp phải giúp bạn phát triển ý tưởng đối phó với chúng, nếu là thật.[11]
    • Ví dụ, tưởng tượng bạn quyết định trở thành nhà nghiên cứu hóa học. Bạn nộp hồ sơ chương trình thạc sĩ ở một trường hóa học hàng đầu. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không được nhận? Bạn có nộp hồ sơ vào nơi khác không? Nếu có, bạn cần nộp hồ sơ trước khi biết kết quả của trường đầu tiên. Hoặc bạn nghĩ tốt hơn là đợi tới năm sau và nộp hồ sơ một lần nữa. Nếu vậy, bạn sẽ làm gì trong năm đó để hồ sơ của bạn "đẹp" hơn.

Làm việc Hướng tới Mục tiêu[sửa]

  1. Tạo môi trường phù hợp. Dù mục tiêu của bạn là gì thì luôn tồn tại môi trường tốt hơn để đạt được mục tiêu. Làm tất cả những gì có thể để chắc chắn rằng mọi người và môi trường xung quanh không tạo ra trở ngại.[12]
    • Ví dụ, nếu bạn học ngành y, bạn phải học lâu hơn và tập trung vào công việc. Nếu bạn sống với người suốt ngày mở tiệc thì bạn sẽ chểnh mảng, vì vậy bạn nên cân nhắc chuyển ra ngoài sống.
    • Ở cạnh những người sống có mục đích có thể giúp bạn sống có trách nhiệm và có động lực.
  2. Làm việc. Chọn ngày để bắt đầu thực hiện mục tiêu phụ đầu tiên trong danh sách. Sau đó, tiến hành!
    • Nếu bạn không chắc về cách hoàn thành mục tiêu phụ đầu tiên, thì hẳn là nó quá phức tạp để đặt làm mục tiêu đầu tiên. Bạn không thể xác định bước đầu tiên để hướng tới mục tiêu, bạn cần nghiên cứu sâu hơn và chia thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn.
    • Đặt ngày bắt đầu ít nhất một vài ngày trong tương lai. Nếu đây là mục tiêu khiến bạn hứng thú, dự đoán sẽ giúp bạn có động lực và nhiệt tình ngay từ bước đầu tiên.[13]
    • Bạn có thể sử dụng thời gian chết trước khi ngày bắt đầu để điều chỉnh kế hoạch, xin lời khuyên hoặc mua bất kỳ công cụ nào cần để đạt được mục tiêu.
  3. Thực hiện mục tiêu một cách nhất quán. Một khi đã bắt đầu, chìa khóa để đạt được mục tiêu cuộc đời là thực hiện ổn định và nhất quán. Quá trình từng bước từng bước này sẽ mất nhiều thời gian. Điều này rất quan trọng nên bạn phải không ngừng tiến bộ.
    • Nhiều người đặt mục tiêu và bắt đầu với nhiệt huyết mãnh liệt, dành nhiều thời gian và năng lượng vào mục tiêu ngay từ giai đoạn đầu. Nhiệt huyết là tốt nhưng cố đừng vắt kiệt sức ở những tuần/tháng đầu tiên. Bạn cũng không muốn đặt ra tiêu chuẩn mà mình không thể theo kịp trong khoảng thời gian dài. Hãy nhớ rằng đây là một con đường dài. Đây là cuộc hành trình, không phải cuộc đua.[14]
    • Cách tốt nhất để đảm bảo tiến độ là tạo thời gian biểu thực hiện mục tiêu hàng ngày.[15] Ví dụ, nếu bạn đang học để trở thành nhà hóa học, lên lịch thời gian cụ thể mỗi ngày để làm bài tập về nhà, chẳng hạn từ 3-7 giờ chiều. Lên lịch cụ thể hàng ngày để phát triển nghiên cứu của riêng mình, chẳng hạn từ 7:30 đến 9 giờ tối. Cố gắng luôn làm việc đúng giờ, trừ khi có việc gấp khiến bạn không thể thực hiện được. Sau 9 giờ tối, hãy nghỉ ngơi, thư giãn.
    • Luôn ghi nhớ rằng để đạt được bất kỳ mục tiêu gì cũng tiêu tốn nhiều thời gian và nỗ lực. Thời gian và mồ hôi chính là cách ta đạt được mục tiêu.[11]
  4. Luôn có động lực. Bởi vì sự nhất quán rất quan trọng nên bạn cần phải có động lực.
    • Các mục tiêu phụ có khả năng đạt được vô cùng quan trọng với động lực của bạn. Bạn sẽ dễ dàng duy trì nhiệt huyết và cam kết nếu cảm nhận được sự tiến bộ.[16]
    • Sử dụng củng cố để tạo động lực. Củng cố tích cực chính là thêm những điều tốt vào cuộc sống. Củng cố tiêu cực là loại bỏ những điều không mong muốn. Cả hai đều giúp bạn có động lực. Nếu đang cố gắng tập trung điền đơn xin cấp phép cho nhà hàng và nhận thấy mình bị phân tâm, hãy thưởng cho bản thân điều gì đó. Có thể sau khi hoàn thành đơn, bạn có thể mát-xa cho bản thân. Bạn có thể phấn khởi hơn nếu không phải làm việc nhà. Dù bằng cách nào thì phương pháp củng cố cũng giúp bạn có động lực.[17]
    • Trừng phạt bản thân khi không đạt được mục tiêu phụ không hiệu quả như phương pháp củng cố hành vi tốt. Nếu bạn chọn cách trừng phạt bản thân thì nhớ phải sử dụng phần thưởng.[18]
  5. Theo dõi tiến độ. Một trong những cách tốt nhất để luôn có động lực là theo dõi tiến độ và kiểm tra thường xuyên. Tùy thuộc vào mục tiêu và sở thích cá nhân, bạn có thể dùng ứng dụng, nhật ký hay lịch.
    • Cách thức nào cũng nhắc nhở bạn những mục tiêu đã đạt được. Chúng giúp bạn có trách nhiệm với bản thân khi luôn làm đúng lịch.[19]
    • Viết nhật ký thường xuyên có thể giảm bớt căng thẳng và lo âu trong quá trình phấn đầu dài hạn cho mục tiêu.[20]

Lời khuyên[sửa]

  • Mục tiêu thường xuyên thay đổi theo kinh nghiệm sống. Bạn cần suy nghĩ về mục tiêu một cách thường xuyên, thay vì theo đuổi mù quáng con đường bạn chọn nhiều năm về trước. Bạn hoàn toàn có thể nhìn nhận lại.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh tạo ra mục tiêu "tiêu cực", chỉ tập trung vào điều bạn không thích thay vì những thứ khiến bạn phấn khích.[21] Ví dụ, "tránh xa những mối quan hệ xấu" không hiệu quả bằng mục tiêu "tìm kiếm một mối quan hệ ý nghĩa".

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 Morisano, D., Hirsh, J. B., Peterson, J. B., Pihl, R. O., & Shore, B. M. (2010). Setting, elaborating, and reflecting on personal goals improves academic performance. Journal of Applied Psychology, 95(2), 255.)
  2. http://www.fastcompany.com/3029765/work-smart/how-to-set-goals-for-the-life-you-actually-want
  3. http://www.mindtools.com/page6.html
  4. Austin, J. T., & Vancouver, J. B. (1996). Goal constructs in psychology: Structure, process, and content. Psychological Bulletin, 120, 338 –375.
  5. Brunstein, J. C. (1993). Personal goals and subjective well-being: A longitudinal study. Journal of Personality and Social Psychology, 65, 1061–1070.
  6. Koestner, R., Lekes, N., Powers, T. A., & Chicoine, E. (2002). Attaining personal goals: Self-concordance plus implementation intentions equals success. Journal of Personality and Social Psychology, 83, 231–244.
  7. http://www.lifecoach-directory.org.uk/blog/2014/06/30/rediscover-your-motivation-and-set-achievable-goals-with-life-coach-directory/
  8. http://us.reachout.com/facts/factsheet/putting-your-goals-into-action
  9. http://www.goalsettingbasics.com/support-files/smart-instructions.pdf
  10. http://www.connectionsacademy.com/blog/posts/2014-01-10/How-Students-Can-Achieve-Goals-by-Setting-Deadlines.aspx
  11. 11,0 11,1 http://theinvestingmindset.com/goal-setting-how-to-to-achieve-your-goals-in-7-steps
  12. http://leavingworkbehind.com/how-to-set-goals/
  13. http://zenhabits.net/the-ultimate-guide-to-motivation-how-to-achieve-any-goal/
  14. http://www.apa.org/helpcenter/resolution.aspx
  15. http://examinedexistence.com/why-having-a-daily-routine-is-important/
  16. Duckworth, A. L., Peterson, C., Matthews, M. D., & Kelly, D. R. (2007). Grit: perseverance and passion for long-term goals. Journal of personality and social psychology, 92(6), 1087.
  17. http://www.appliedbehavioralstrategies.com/reinforcement-101.html
  18. http://www.mdaap.org/Bi_Ped_Brief_Interv_Behav_Modification.pdf
  19. http://www.ascd.org/publications/educational-leadership/dec09/vol67/num04/When-Students-Track-Their-Progress.aspx
  20. http://psychcentral.com/lib/the-health-benefits-of-journaling/
  21. http://www.psychologytoday.com/blog/notes-self/201308/how-set-goals

Liên kết đến đây