Định mức giá trị chặt chẽ
Khi bạn bắt đầu vận hành một công ty với 1000 đôla ít ỏi – như tôi đã từng làm – bạn sẽ tiêu xài từng đôla một hết sức cẩn trọng. Như vậy, bạn đã học được tính tiết kiệm, tiêu xài khôn ngoan và có hiệu quả. Bạn cũng học được rằng chỉ làm những gì có lợi cho khách hàng và cổ đông của mình. Trải qua một thời gian kể từ ngày thành lập, chúng tôi tự đưa ra câu hỏi: Liệu rằng chúng tôi có nên tự tạo ra các thiết bị, sản phẩm hay là nên thuê sản xuất theo những bản vẽ kỹ thuật thiết kế của chúng tôi.
Tất cả các công ty đi tiên phong trong ngành sản xuất máy vi tính đều tự sản xuất ra sản phẩm của mình bởi họ không còn sự lựa chọn nào khác. Họ phải thông thạo hàng loạt các bộ phận chỉ để tìm ra được phần họ cần. Thông thường, cách sản xuất như vậy ít mang lại giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, vì ngành công nghiệp sản xuất máy tính ngày càng lớn mạnh nên nhiều công ty công nghiệp đẩy mạnh sản xuất các thiết bị chuyên ngành hơn. Còn chúng tôi, với một lượng vốn khởi đầu nhỏ nhoi, không đủ kinh phí để tự làm ra các thiết bị chuyên nghiệp cho mình. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn tự hỏi: “Tại sao chúng tôi muốn sản xuất ra sản phẩm chuyên nghiệp?”. Không giống như nhiều đối thủ cạnh tranh khác, chúng tôi thực sự có được sự lựa chọn cho mình: Mua thiết bị từ những nhà sản xuất chuyên nghiệp, tận dụng hiệu quả nhất những nguồn đầu tư của khách hàng để chỉ tập trung làm những gì tốt nhất – thiết kế và phân phối các giải pháp, sử dụng các hệ thống liên lạc trực tiếp tới khách hàng.
Các nhà cung cấp của chúng tôi luôn rèn luyện để thiết lập được quan hệ hữu nghị với khách hàng ngay từ những ngày đầu và hãng còn lập ra các chiến dịch chuẩn xác nhằm đưa công ty lên mức phát triển nhanh hơn.
Sự tinh thông chuyên môn của các nhà cung cấp của hãng là đòn bẩy cho phép hãng phân bậc doanh nghiệp nhanh chóng mà không cần thiết phải trang bị những kiến thức của một chuyên gia tổ chức, những kiến thức về sản xuất chất bán dẫn, xây dựng mainboard và các dây chuyền lắp ráp thiết bị điện khác. Đó là những lĩnh vực đòi hỏi nhiều trí tuệ và tiền của. Cũng chính sự hiểu biết tinh thông đó đã đem lại cho chúng tôi nhiều cơ hội loại bỏ những kiến thức lạc hậu và khám phá ra nhiều chiều hướng giá trị khác cho khách hàng.
Theo tâm lý công nghiệp truyền thống, các nhà sản xuất nhất định phải tự chế tạo ra sản phẩm của mình nếu không thì nhà sản xuất đó sẽ không kiểm soát được toàn bộ hoạt động của hãng mình. Nhưng thông qua phương pháp hợp tác với nguồn cung ứng ngoài, chúng tôi thấy kiểm soát chất lượng sản phẩm là hoàn toàn khả thi và còn hiệu quả hơn là tự một mình làm mọi việc. Vậy là như thế nào? Bạn có thể chọn lựa đối tác trong số các hãng cung cấp lớn nhất trên thế giới và đánh giá rồi lựa ra cho mình nhà cung cấp có nhiều chuyên môn, kinh nghiệm và làm việc chất lượng ở những lĩnh vực sản phẩm nhất định. Nếu chất lượng sản phẩm của hãng đó được đẩy lên cao cùng với những tiến bộ trong hoạt động của hãng, bạn có thể trao đổi để tận dụng những lợi thế của họ hơn là ôm khư khư nguồn vốn của mình và đòi hỏi một nhà cung ứng.
Và nếu đối tác của bạn gặp khó khăn trong việc tăng cầu, bạn có thể kết hợp với hãng khác để tăng khả năng bổ sung. Bằng cách giải quyết dần dần những rủi ro của bộ phận cung ứng (hơn là giữ những rủi ro ấy một mình), bạn sẽ đạt được mục đích nhanh hơn, linh hoạt hơn, thúc đẩy mở rộng và tập trung nguồn lực vào khu vực thực sự cần tăng giá trị.
Mục tiêu ở đây là nhận biết được khi nào bạn có thể tăng thêm giá trị cho một quy trình, khi nào không thể. Hãy chọn lựa lĩnh vực mà bạn thực sự vượt trội để thực hiện, phần còn lại hãy tìm đối tác để hoàn thành.