Đối phó với chứng đau nửa đầu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Sốt, cảm cúm, viêm xoang, stress và căng thẳng đều có thể kích ứng cơn đau đầu, gây ra cảm giác đau nhức ở vùng đầu. Đau nửa đầu lại là một cơn đau khác. Các bác sĩ mô tả đau nửa đầu là cơn đau đầu tái phát đi kèm triệu chứng như chóng mặt, rối loạn thị giác, ngứa ran ở vùng mặt hoặc tay chân, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi hương. [1] Cơn đau nửa đầu có thể khiến người bệnh suy nhược và không thể đi học/đi làm. Trên thực tế, ở Mỹ, có gần 1/4 hộ gia đình sẽ có một người bị đau nửa đầu.[1] Học cách đối phó có thể giúp bạn biết phải làm gì khi mắc chứng đau nửa đầu.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Giảm đau và mức độ nghiêm trọng của cơn đau[sửa]

  1. Ngăn cơn đau nửa đầu trở nặng. Bạn cần hành động ngay để ngăn cơn đau nửa đầu trở nặng. Ngay khi cơn đau xuất hiện, có nhiều cách mà bạn có thể làm để giảm mức độ nghiêm trọng và đối phó với cơn đau đầu.[2]
    • Tìm một nơi yên tĩnh và hạn chế tham gia những hoạt động có tính thách thức càng nhiều càng tốt.
    • Tắt đèn trong phòng.
    • Nằm xuống hoặc ngả người ra ghế nếu có thể.
    • Thư giãn trong phòng tối, yên tĩnh và cố gắng ngủ nếu có thể.
  2. Uống thuốc giảm đau không kê đơn. Acetaminophen hoặc Ibuprofen không kê đơn có thể giúp giảm đau nửa đầu trong một số trường hợp. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng các thuốc này có thể gây tổn thương gan và thận nếu sử dụng trong thời gian dài.
    • Liều uống Ibuprofen và Acetaminophen được ghi rõ trên chai. Không dùng quá liều khuyến nghị trên chai thuốc. Trao đổi với bác sĩ để đảm bảo không xảy ra tương tác với các thuốc khác mà bạn đang uống hoặc với bệnh lý tiềm ẩn.
    • Uống quá liều thuốc giảm đau không kê đơn có thể gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, gây tổn thương gan hoặc thận đáng kể. Nếu uống quá liều, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.
  3. Chườm nóng hoặc chườm lạnh. Một số cơn đau nửa đầu có thể phản ứng với phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh. Bạn có thể thử chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vùng đầu có cảm giác đau và xem liệu cơn đau có giảm không. Đầu tiên, đặt khăn sạch dưới vòi nước nóng hoặc lạnh đang chảy để làm ướt khăn. Sau đó, vắt bớt nước rồi chườm khăn lên đầu.[2]
    • Chườm nóng hoặc chườm lạnh tối đa 15 phút.

Sử dụng thuốc và thảo mộc[sửa]

  1. Trao đổi với bác sĩ về thuốc kê đơn giúp ngăn ngừa đau nửa đầu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc phòng ngừa để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu. Có nhiều loại thuốc phòng ngừa khác nhau, dùng để uống hàng ngày và gồm có:[3]
    • Thuốc chặn beta, hay dùng để điều trị bệnh tim. Mặc dù chưa xác định được vì sao thuốc có tác dụng nhưng các bác sĩ cho rằng thuốc giúp ngăn mạch máu co thắt và giãn nỡ trong não. Thuốc chặn beta gồm có Atenolol (Tenormin), Metoprolol (Lopressor), Propranolol (Inderal).
    • Thuốc chặn kênh canxi là một loại thuốc điều trị bệnh tim khác được dùng để giảm tần suất và thời gian kéo dài của cơn đau đầu. Thuốc chặn kênh canxi gồm có Verapamil (Calan) hoặc Diltiazem (Cardizem).
    • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Tricyclic) giúp ngăn ngừa các chứng đau đầu khác và chứng đau nửa đầu. Thuốc bao gồm Amitriptyline (Elavil), Nortriptyline (Pamelor), Doxepin (Sinequan), Imipramine (Tofranil).
    • Mặc dù chưa chắc chắn lý do vì sao nhưng các bác sĩ nhận thấy một số thuốc chống co giật cũng giúp ngăn ngừa đau nửa đầu. Một số thuốc chống co giật giúp ngăn ngừa đau nửa đầu hiệu quả gồm có Divalproex sodium (Depakote), Gabapentin (Neurontin), Topiramate (Topamax).
    • Tiêm Botox cũng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận dùng để điều trị đau nửa đầu. Thuốc giúp ích trong một số trường hợp và được tiêm nhiều lần vào vùng trán, thái dương, sau cổ và vai mỗi 3 tháng.
  2. Trao đổi với bác sĩ về thuốc cấp tính hoặc thuốc phá thai. Thuốc cấp tính hoặc thuốc phá thai được cấu tạo để ngăn chặn cơn đau đầu. Thuốc được uống khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Các thuốc khác nhau được dùng để điều trị cơn đau hoặc triệu chứng liên quan đến đau nửa đầu. [3]
    • Triptan là nhóm thuốc đầu tiên được kê đơn để giảm đau, buồn nôn, chứng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, mùi hương. Nhóm thuốc Triptan gồm có Almotriptan (Axert), Eletriptan (Relpax), Frovatriptan (Frova), Naratriptan (Amerge), Rizatriptan (Maxalt), Sumatriptan (Imitrex), Zolmitriptan (Zomig).
    • Nhóm thuốc Ergot hoạt động bằng cách co thắt mạch máu nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn nhóm thuốc Triptan. Đây là nhóm thuốc thứ hai dùng để giảm đau và triệu chứng liên quan (triệu chứng có thể nặng hơn cả cơn đau nửa đầu). Thuốc Ergot bao gồm Dihydroergotamine (Migranal) và Ergotamine (Ergomar).
    • Isometheptene, Dichloralphenazone và Acetaminophen được gọi là Midrin, kết hợp giữa thuốc giảm đau, an thần và thuốc giúp co thắt mạch máu, từ đó giúp giảm cơn đau nhức đầu.
    • Nhóm thuốc Narcotic, ví dụ như Codeine, dùng cho người không thể uống Triptan hoặc Ergot do tác dụng phụ, phản ứng dị ứng hoặc phản ứng với các thuốc khác. Bạn cần nhớ rằng nhóm thuốc Narcotic có thể gây phụ thuộc vào thuốc và đau đầu tái phát.
  3. Thử dùng cúc thanh nhiệt (kim cúc). Bạn có thể cân nhắc dùng cúc thanh nhiệt mỗi ngày để ngăn ngừa đau nửa đầu hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Mặt khác, cúc thanh nhiệt không được chứng minh công dụng giảm mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất của cơn đau đầu. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy cúc thanh nhiệt có tác dụng nên bạn có thể dùng thử.
    • Viên nang khô đông lạnh được khuyến nghị dùng vì trà cúc thanh nhiệt thường đắng và có thể gây kích ứng màng nhầy trong miệng.[4]
    • Nên trao đổi với bác sĩ và dược sĩ trước khi muốn dùng cúc thanh nhiệt hàng ngày.[4] Cúc thanh nhiệt có thể tương tác với các thuốc khác mà bạn đang uống.
    • Phụ nữ mang thai, đang muốn sinh con, phụ nữ đang cho con bú, người đang uống thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin hoặc Ibuprofen không được uống cúc thanh nhiệt.
    • Nếu không muốn uống cúc thanh nhiệt nữa, bạn nên dừng uống từ từ. Ngừng uống cúc thanh nhiệt quá nhanh có thể khiến cơn đau nửa đầu tái phát, đi kèm nhiều triệu chứng hơn như tăng cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  4. Cân nhắc việc dùng gai lông để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất cơn đau nửa đầu.[3][5] Hiệu quả của gai lông chỉ dựa trên bằng chứng giai thoại và chưa được chứng minh khoa học nhưng thảo dược này có thể dùng uống đều đặn trong vòng tối đa 4 tháng. Bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng chiết xuất gai lông và liều dùng phù hợp với cân nặng, độ tuổi và bệnh lý (nếu có).
    • Nên nhớ rằng người dị ứng với cỏ phấn hương có thể bị dị ứng với gai lông.
    • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang muốn mang thai không nên sử dụng gai lông.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Ngủ nghỉ điều độ. Thay đổi hormone là một trong những tác nhân kích thích chứng đau nửa đầu. Cơ thể sẽ sản xuất và tiết ra các hormone như melatonin và cortisol dựa theo số giờ đồng hồ bạn ngủ được và thời điểm đi ngủ. Sự thay đổi hormone này cùng với tình trạng thiếu ngủ sẽ gây ra chứng đau nửa đầu. [6]
  2. Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn và caffeine. Cồn và caffeine ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây đau nửa đầu chưa được xác định nhưng hầu hết các bác sĩ đều tin rằng sự thay đổi ở hệ thần kinh có thể kích thích cơn đau nửa đầu.[6]
    • Một lượng nhỏ caffeine có thể làm tăng hiệu quả của Acetaminophen nếu uống khi cơn đau đầu vừa bắt đầu. Thông thường, uống một tách cà phê khi uống Acetaminophen là đủ. Ngược lại, nếu uống quá nhiều (hơn 2 tách) có thể khiến cơn đau đầu tái phát.
  3. Kiểm soát căng thẳng. Căng thẳng có thể kích thích tiết ra các hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó kích thích cơn đau nửa đầu. [6] Mỗi phương pháp giảm căng thẳng sẽ phát huy hiệu quả khác nhau tùy mỗi người nên bạn cần tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho mình.[7]
    • Nên biết đặt sự ưu tiên nên làm công việc nào trước và dần giải quyết từng thách thức. Không nên để bản thân bị quá tải bởi những nhiệm vụ phải hoàn thành.
    • Tập hít thở sâu. Thở sâu có thể giúp hạ nhịp tim và giảm căng thẳng. Tự nói chuyện với bản thân một cách tích cực, lạc quan cũng giúp giảm căng thẳng.
    • Tập thể dục đều đặn. Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giúp bạn tự tin hơn. Bạn có thể đi bộ 15 phút sau mỗi bữa ăn, đi bơi, chạy bộ chậm vào buổi tối sau khi đi làm về, hoặc đạp xe cùng bạn bè.
    • Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ không những ảnh hưởng đến nồng độ hormone mà còn gây căng thẳng. Theo nghiên cứu tiến hành ở Đại học Pennsylvania (Mỹ), các nhà nghiên cứu nhận thấy thiếu ngủ (dù chỉ vài tiếng) cũng làm tăng cảm giác buồn bã, căng thẳng, tức giận và kiệt sức. [8] Vì vậy, tốt nhất bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi tối.
  4. Bỏ thuốc lá. Viện Thần kinh và Đau đầu Michigan (Mỹ) khuyến nghị bạn nên bỏ thuốc lá để giảm tần suất và mức độ của cơn đau nửa đầu.[9] Thuốc lá kích thích cơn đau nửa đầu theo 3 cách khác nhau. Hút thuốc:
    • Làm tăng nồng độ cacbon-monoxit trong máu và não
    • Làm giảm nồng độ khí oxi trong máu và não
    • Gây độc hại cho não và thay đổi quá trình chuyển hóa chất của gan, giảm hiệu quả của các thuốc ngăn ngừa đau nửa đầu.
  5. Uống thực phẩm chức năng mỗi ngày để ngăn ngừa đau nửa đầu. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng hàng ngày. [3]
    • Magie giúp giảm đau nửa đầu ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc ở người có nồng độ magie thấp bất thường. Tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy và hạ huyết áp.
    • 5-HTP là axit amin chuyển hóa thành serotonin trong cơ thể. Một số thuốc kê đơn dùng điều trị đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong cơ thể. Lưu ý không sử dụng bổ sung 5-HTP nếu bạn đang uống thuốc chống trầm cảm, thực phẩm chức năng từ thảo mộc tự nhiên như St. John’s Wort, đang mang thai, cho con bú hoặc đang muốn mang thai.
    • Vitamin B2 hay riboflavin có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên, không nên bổ sung vitamin B2 nếu đang uống thuốc chống trầm cảm Tricyclic hoặc thuốc kháng cholinergic.

Tiếp nhận trợ giúp y tế[sửa]

  1. Nhận biết khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Cơn đau nửa đầu thực sự không phải do khối u hay những thay đổi về cấu trúc khác trong não. Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ mới có thể xác định cơn đau đầu là do đau nửa đầu hay do nguyên nhân khác. [10] Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn: [11]
    • Rơi vào tình trạng lú lẫn hoặc khó hiểu điều mọi người đang nói
    • Cảm giác muốn ngất xỉu
    • Sốt cao hơn 39°C
    • Có cảm giác tê, yếu ớt hoặc liệt
    • Bị cứng cổ
    • Khó nhìn, nói hoặc đi lại
    • Mất ý thức
  2. Trao đổi với bác sĩ về tình trạng đau nửa đầu tái phát. Trong một số trường hợp, cơn đau nửa đầu có thể tái phát và nghiêm trọng. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau nửa đầu:
    • Xuất hiện thường xuyên hơn trước
    • Nghiêm trọng hơn bình thường
    • Không thuyên giảm khi dùng thuốc kê đơn hoặc thuốc được bác sĩ kê đơn
    • Khiến bạn gặp khó khăn khi làm việc, ngủ nghỉ hoặc tham gia hoạt động xã hội.
  3. Ghi chép nhật ký đau nửa đầu để xác định yếu tố kích thích.[10] Ghi chép lại từng bữa ăn, kỳ kinh nguyệt (đối với phụ nữ), quá trình tiếp xúc với hóa chất (sản phẩm xịt phòng, sản phẩm vệ sinh nhà cửa,…), quá trình tiêu thụ caffeine, thói quen ngủ và thay đổi thời tiết. Dùng nhật ký để cùng bác sĩ xác định nguyên nhân gây đau nửa đầu. Sau khi đã xác định nguyên nhân, bạn cần tránh hết mức có thể. Một số yếu tố kích thích đau nửa đầu gồm có:[12][10]
    • Căng thẳng
    • Thay đổi hormone (trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ)
    • Bỏ bữa
    • Tiêu thụ quá nhiều caffeine
    • Một số loại thực phẩm như phô mai, pizza, sôcôla, kem, đồ chiên, xúc xích, sữa chua, đồ ăn chế biến sẵn, đường hóa học Aspartame và thức ăn chứa bột ngọt (MSG)
    • Thức uống chứa cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ
    • Thay đổi đột ngột trong thói quen ngủ
    • Hút thuốc lá
    • Thay đổi thời tiết
    • Giai đoạn cai nghiện caffeine
    • Tập thể dục quá sức
    • Tiếng ồn và ánh sáng chói
    • Mùi hương hoặc nước hoa

Lời khuyên[sửa]

  • Chứng đau nửa đầu rất phổ biến và thường khiến người bệnh suy nhược. Để giảm tần suất đau nửa đầu, bạn nên ghi chép nhật ký để theo dõi những thay đổi hoặc các chất có thể kích thích cơn đau nửa đầu.
  • Áp dụng biện pháp phòng ngừa như hạn chế tiếp xúc với yếu tố kích thích, ngủ đủ giấc, giảm mức độ căng thẳng, để giảm tần suất đau nửa đầu.
  • Nếu các biện pháp phòng ngừa tại nhà không có tác dụng, bạn nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phòng ngừa và điều trị đau nửa đầu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này