Xoa dịu cơn buồn nôn khi bị đau nửa đầu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Có đến 75% trường hợp đau nửa đầu gặp triệu chứng kèm theo như buồn nôn và nôn nửa.[1] Trên thực tế, buồn nôn là triệu chứng giúp chuyên gia y tế phân biệt giữa đau nửa đầu và đau đầu căng thẳng (cũng gây cơn đau và các triệu chứng khác tương tự). Để chống lại cơn buồn nôn do đau nửa đầu hiệu quả nhất, bạn nên học cách giảm đau nửa đầu khi cơn đau xuất hiện, cũng như các biện pháp lâu dài như xác định và kiểm soát cơn đau nửa đầu để giảm tần suất xuất hiện của cơn đau.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Hành động tức thời để giảm đau và giảm buồn nôn[sửa]

  1. Uống nước. Mất nước có thể khiến triệu chứng đau nửa đầu trở nặng và khó điều trị bằng các phương pháp khác.[2] Vì vậy, bạn nên cố gắng uống nước, dù chỉ là một chút, để giúp tránh khiến cơn buồn nôn trở nặng.
    • Nhiều bệnh nhân đau nửa đầu sẽ trải qua giai đoạn tiền chứng, tức sự xuất hiện của triệu chứng trước khi cơn đau đầu thực sự tấn công. Giai đoạn này có thể bao gồm tình trạng tăng nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, nhìn thấy những thay đổi mờ hoặc có hoa văn, còn được gọi là “hào quang”. Tốt nhất bạn nên uống nước ngay khi xác định được giai đoạn tiền chứng của cơn đau nửa đầu sắp đến.
  2. Mặc quần áo rộng. Áp lực lên vùng bụng có thể khiến bạn dễ thấy buồn nôn.[3] Nếu có thể, bạn nên cởi quần áo chật và thay quần áo rộng rãi, thoải mái.
    • Nếu ở nơi làm việc hoặc nơi không thể thay quần áo, bạn có thể cởi bớt (hoặc nới rộng) thắt lưng và cởi nút trên cùng của quần.
  3. Tắt điện. Giảm các triệu chứng khác của cơn đau nửa đầu cũng có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi đau nửa đầu là nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.[1] Bạn có thể ở trong phòng tối và cách âm với bên ngoài. [4]
    • Nếu sự tĩnh lặng khiến bạn nghĩ đến cảm giác buồn nôn hoặc đau nhói ở đầu, bạn có thể mở nhạc ở mức âm lượng thấp nhất để xoa dịu đầu óc.
  4. Uống thuốc giảm đau không kê đơn. Nhiều loại thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol và Excedrin được cấu tạo đặc biệt giúp giảm đau nửa đầu.[4] Nên uống thuốc theo liều khuyến nghị của nhà sản xuất, không vượt quá liều mỗi ngày ghi trên bao bì sản phẩm.
    • Hầu hết thuốc giảm đau không kê đơn chữa đau nửa đầu đều hiệu quả hơn thuốc giảm đau thông thường vì chúng chứa cả acetaminophen và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) - hai loại thuốc thường được đóng gói riêng.[5] Tuy nhiên, thuốc không kê đơn chữa đau nửa đầu luôn chứa hai loại thuốc trên ở mức cân bằng an toàn. Bạn không được tự ý kết hợp thuốc không kê đơn.
  5. Uống thức uống chứa caffeine. Caffeine có thể hỗ trợ giảm cơn đau nửa đầu. [4] Bạn có thể uống một tách cà phê hoặc một lon soda chứa caffeine để giúp giảm đau.
    • Thức uống chứa caffeine có thể giúp tăng hiệu quả giảm đau của thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là Acetaminophen (Tylenol).[4]
    • Nên nhớ caffeine cũng là một trong những chất có thể kích thích cơn đau nửa đầu.[1] Vì vậy, bạn nên ngừng uống caffeine nếu thấy cơn đau đầu và buồn nôn trở nặng hoặc kéo dài.
  6. Chườm nóng hoặc chườm lạnh. Có thể thử chườm nóng và chườm lạnh ở đầu và sau cổ.[4] Báo cáo từ người bị đau nửa đầu cho thấy cả hai phương pháp đều hữu ích. Tuy nhiên, hiệu quả ở từng người sẽ khác nhau, bạn có thể giảm đau nhờ chườm nóng nhưng không phù hợp với chườm lạnh. Vì vậy, hãy thử để tìm ra phương pháp nào thích hợp hơn.
    • Chườm túi đá viên có thể giúp tê liệt cảm giác đau, còn chườm nóng có thể giúp giảm căng cơ.[4]
    • Luôn quấn đá viên trong khăn tắm và chỉ chườm 15 phút để tránh nguy cơ tổn thương mô do lạnh.
  7. Ăn thực phẩm nhạt và tránh các món gây nặng bụng. Ăn thực phẩm nhạt có thể giúp ổn định dạ dày. Bạn nên ăn những phần nhỏ thức ăn nhạt như bánh quy khô hoặc sữa chua nguyên chất. Ăn chậm và cắn từng miếng nhỏ để tránh gây áp lực quá lớn lên dạ dày.[6]
    • Ăn món ăn gây nặng bụng có thể làm tăng áp lực bên trong dạ dày. Khi áp lực tăng, cơn buồn nôn sẽ trở nặng và có thể dẫn đến nôn mửa.
  8. Thư giãn. Căng thẳng và quá sức là hai nguyên nhân phổ biến kích thích đau nửa đầu nên việc thư giãn sẽ giúp giảm triệu chứng.[1] Tốt nhất, bạn nên tìm cách xác định cơn đau nửa đầu sắp đến trong giai đoạn tiền chứng, trước khi cơn đau khởi phát. Sau đó, nên tìm cách thoát ra khỏi môi trường căng thẳng trong giai đoạn này, trước khi cơn đau trở nặng.
    • Tập Yoga hoặc các hình thức thiền có thể giúp thư giãn và cải thiện triệu chứng đau nửa đầu.[7]
  9. Thử phương pháp Thư giãn Động, Căng - Chùng cơ. Đây là phương pháp phổ biến giúp giảm triệu chứng đau nửa đầu.[7] Bắt đầu từ ngón chân và lên đến đầu, hãy làm căng các nhóm cơ riêng biệt trong vòng 5 giây trước khi từ từ giãn cơ ra trong 30 giây. [8] Sau khi căng-giãn một nhóm cơ, tiếp tục di chuyển đến nhóm cơ ở trên.
    • Phương pháp này giúp bạn tập trung vào cả việc căng và giãn cơ trong toàn bộ cơ thể.[8] Ngoài hiệu quả thư giãn, sự tập trung vào các phần khác của cơ thể giúp bạn không còn nghĩ đến các triệu chứng đau nửa đầu.
    • Đặc biệt chú ý thư giãn cơ vùng bụng vì căng cơ bụng có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.
  10. Giữ hơi thở thơm mát. Buồn nôn là một vòng luẩn quẩn, đặc biệt là nếu bạn nôn mửa rồi lại kéo dài cơn buồn nôn do cảm giác chát trong miệng. Do đó, bạn nên súc miệng sạch hoặc đánh răng, cạo lưỡi để tránh khiến cơn buồn nôn trở nặng hoặc kéo dài.
  11. Uống trà gừng. Gừng giúp ngăn ngừa đau nửa đầu và giảm cơn buồn nôn. Một số bệnh nhân còn cho biết gừng giúp giảm mức độ và tần suất của cơn đau nửa đầu. [1] Ủ gừng tươi hoặc bột gừng làm trà là những cách sử dụng gừng phổ biến. Tuy nhiên, dùng gừng tươi (nếu có sẵn) sẽ tốt hơn.
    • Hoặc bạn có thể ăn gừng tươi. Tuy nhiên, vị nồng của gừng có thể kích thích vị giác và khướu giác đang nhạy cảm, khiến cơn buồn nôn trở nặng.
  12. Sử dụng liệu pháp mùi hương. Mùi hương khác nhau có thể ảnh hưởng có lợi hoặc có hại đến cơn buồn nôn. Hương oải hương và bạc hà là hai mùi hương phổ biến giúp xoa dịu cảm giác buồn nôn.[9] Bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào viên bông gòn để xem liệu có thể giúp xoa dịu cơn co thắt đường tiêu hóa gây buồn nôn không.
  13. Thử dùng bạc hà. Bạc hà chứa menthol có thể hiệu quả trong việc điều trị đau nửa đầu và xoa dịu cơn buồn nôn do đau nửa đầu. Bạc hào giúp xoa dịu niêm mạc dạ dày, từ đó điều trị buồn nôn.[10]
    • Cho một thìa cà phê lá bạc hà vào một cốc nước. Đậy nắp và ủ khoảng 5 phút. Cho thêm mật ong để tăng hương vị.
  14. Thử bấm huyệt. Bấm huyệt là phương pháp dựa trên các quy trình tương tự như châm cứu nhưng bạn sẽ dùng áp lực từ ngón tay thay vì dùng kim. Nhấn vào huyệt giúp giãn căng cơ và kích thích tuần hoàn đến vị trị mong muốn.[11]
    • Huyệt P-6 là huyệt ở trong cánh tay giúp giảm cơn buồn nôn và nôn mửa. Đặt bàn tay phải sao cho ngón tay hướng lên trên, lòng bàn tay hướng về phía bạn. Đặt 3 ngón tay của bàn tay trái lên cổ tay phải, dọc theo chiều dài cánh tay. Đặt ngón cái lên huyệt bên dưới ngón tay gần khuỷu tay nhất, bạn sẽ cảm thấy hai gân lớn. Ấn lên huyệt này theo chuyển động tròn trong vòng 2-3 phút (khi bấm huyệt không được gây đau). Lặp lại ở tay trái.[11]

Thực hiện các bước giúp giảm đau nửa đầu[sửa]

  1. Kiểm soát nguyên nhân kích thích cơn đau. Đối với nhiều người, cơn đau nửa đầu và triệu chứng đi kèm (như buồn nôn) bị kích thích bởi những nguyên nhân mà họ có thể kiểm soát hoặc giảm tiếp xúc. [1] Bạn nên để ý mình đang làm gì ngay trước khi cơn đau nửa đầu đến để xem có thể xác định yếu tố kích thích không. Yếu tố kích thích đau nửa đầu thường gặp bao gồm:[1]
    • Mệt mỏi về thể chất và tinh thần do căng thẳng và quá sức
    • Thay đổi thời tiết đột ngột
    • Độ cao
    • Di chuyển (như đi du lịch)
    • Ngủ không ngon
    • Bỏ bữa
    • Một số mùi hương
    • Thay đổi hormone như ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
    • Một số thức ăn và nước uống, bao gồm phô mai lâu năm, sôcôla, rượu vang đỏ, cà phê, bia,…và một số phụ gia thực phẩm như monosodium glutamate và nitrat.
  2. Đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn nhiều loại thuốc khác nhau hiệu quả trong việc kiểm soát cơn buồn nôn và các triệu chứng đau nửa đầu khác. Có thể bạn sẽ phải thử uống từng loại để tìm ra thuốc nào hiệu quả nhất trong việc kiểm soát triệu chứng.
    • Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nôn mửa ít nhất 3 lần mỗi ngày. Nôn mửa quá nhiều sẽ gây mất nước và mất cân bằng điện giải.
    • Nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau đầu trở nặng. Cơn đau trở nặng có thể là do xuất huyết mạch máu gây ra.
    • Đi khám bác sĩ nếu đau nửa đầu đi kèm sốt, cứng cổ, co giật, mờ mắt, tê liệt, khó nói chuyện và các biểu hiện bất thường khác.[12]
  3. Hỏi bác sĩ về nhóm thuốc Triptan. Đây là nhóm thuốc kê đơn phổ biến nhất dùng điều trị đau nửa đầu. Thuốc làm co mạch máu và chặn cơn đau nếu não để giảm triệu chứng đau nửa đầu.[13] Thuốc có sẵn ở nhiều dạng như dạng viên, xịt mũi và thuốc tiêm. Nhóm thuốc Triptan bao gồm:[13]
    • Sumatriptan (Imitrex)
    • Rizatriptan (Maxalt)
    • Almotriptan (Axert)
    • Naratriptan (Amerge)
    • Zolmitriptan (Zomig)
    • Frovatriptan (Frova)
    • Eletriptan (Relpax)
  4. Hỏi bác sĩ về thuốc chống buồn nôn. Để xử lý trực tiếp cơn buồn nôn do đau nửa đầu, bạn có thể hỏi bác sĩ về thuốc chống buồn nôn. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống buồn nôn với một loại thuốc giúp điều trị các triệu chứng khác. Một số thuốc chống buồn nôn phổ biến:[13]
    • Chlorpromazine
    • Metoclopramide (Reglan)
    • Prochlorperazine (Compro)
    • Ondansetron (zofran)

Lời khuyên[sửa]

  • Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị đau nửa đầu và buồn nôn thường xuyên. Hoặc bạn có thể đi khám bác sĩ khoa thần kinh, chuyên gia giúp điều trị đau nửa đầu.
  • Tìm hiểu thông tin về chứng đau nửa đầu và triệu chứng đi kèm càng nhiều càng tốt. Như vậy, bạn có thể biết nhiều hơn về cách điều trị đau nửa đầu hiệu quả.
  • Nếu buồn nôn là triệu chứng chính liên quan đến chứng đau nửa đầu, bạn có thể đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Có một chứng bệnh được gọi là đau nửa bụng.

Cảnh báo[sửa]

  • Lạm dụng các thuốc như Excedrin có thể khiến cơn đau nửa đầu tái phát.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này