Đột quỵ - Nguyên nhân và cách phòng tránh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người tử vong. Tiên lượng của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc sơ cấp cứu.

Hiện nay việc điều trị ngày càng có nhiều tiến bộ, điều này giúp giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân nhưng mức độ tàn phế vẫn còn là một thách thức và là gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Ảnh minh họa

Đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, hậu quả là tế bào não bị chết do thiếu oxy. Có hai hình thái đột quỵ do thiếu máu não cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

Nguyên nhân[sửa]

Nguyên nhân gây ra đột quỵ do thiếu máu não cục bộ thường do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não gây tắc mạch não.

Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ dấn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó chi phối.

Nguyên nhân thường gặp là cơn cao huyết áp, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.

Diễn biến[sửa]

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ

  • Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê
  • Gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác
  • Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể
  • Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt
  • Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn

Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu tiên.

Điều trị[sửa]

Ngay khi vào viện bệnh nhân cần được khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm huyết học, ghi điện tim và đặc biệt là chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương. Điều này có tính quyết định đối với thái độ điều trị.

Hãy ăn nhiều rau và hoa quả để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giảm cholesterol trong máu

- Nguyên tắc điều trị:

  • An thần, thở máy.
  • Cung cấp đủ oxy cho não.
  • Chống phù não.
  • Chống tăng huyết áp.
  • Thuốc có tác dụng làm tiêu cục máu đông.
  • Kiểm soát tình trạng đông máu của bệnh nhân.
  • Nuôi dưỡng tốt.
  • Chống loét.
  • Chống nhiễm trùng.

Sơ cấp cứu[sửa]

- Tai biến mạch máu não là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu. Trong khi chờ xe cấp cứu, người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở. Nếu bệnh nhân nôn cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân.

- Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán thìa đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

- Tất cả các bệnh nhân cần được theo dõi ở khu săn sóc tích cực có sẵn các phương tiện hồi sức cấp cứu.

Phòng tránh[sửa]

Các bệnh gây tử vong hàng đầu ở nam giới chính là hậu quả của sự thiếu chăm sóc bản thân ngay từ thời thanh niên và phần lớn đều có thể phòng ngừa.

- Cần giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch:

  • Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch.
  • Điều trị rối loạn nhịp tim.
  • Giảm cholesterol trong máu, ăn ít chất béo, giảm muối, ăn nhiều rau và hoa quả.
  • Phát hiện và điều trị tiểu đường.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.
  • Không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.
  • Thường xuyên vận động và tập luyện.

- Ngoài ra cần chú ý:

  • Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, đặc biệt với người cao huyết áp.
  • Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ
  • Tránh táo bón, đặc biệt với người già.
  • Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chơi thể thao quá sức.

Chăm sóc tại nhà[sửa]

- Sinh hoạt, tập luyện.

- Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân giữ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi để tránh bị sặc vào đường thở.

- Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hàng ngày. Cố gắng để bệnh nhân tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Chế độ ăn[sửa]

- Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê), hạn chế dùng muối.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này