Điều trị tăng tiết axit dạ dày một cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tăng tiết axit dạ dày còn có nhiều tên gọi khác nhau như ợ nóng, bệnh Trào ngược Dạ dày Thực quản (hay GERD) và bệnh trào ngược axit. Tất cả các bệnh này đều là cùng một vấn đề và nó phản ánh sự khác biệt giữa tình trạng tăng tiết axit dạ dày tạm thời (ví dụ như sau khi ăn quá no) với tình trạng tăng tiết dạ dày mãn tính và kéo dài. Tình trạng tăng tiết axit dạ dày gây khó chịu nhưng cũng tương đối dễ điều trị. Lưu ý luôn trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bắt đầu phép điều trị bằng thảo dược, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Các bước[sửa]

Phương pháp Điều trị Hiệu quả[sửa]

  1. Tránh đồ uống và thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày. Bạn nên theo dõi để biết thực phẩm và loại đồ uống nào làm tăng tiết axit. Hãy ghi chép lại những thực phẩm bạn tiêu thụ và cảm giác sau khi ăn 1 tiếng. Nếu sau 1 tiếng và thực phẩm đó khiến bạn thấy khó chịu, hãy loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn.[1] Những thực phẩm thường làm tăng tiết axit dạ dày gồm:
    • Hoa quả họ cam quýt
    • Đồ uống chứa caffeine
    • Sôcôla
    • Cà chua
    • Hành tây, tỏi
    • Đồ uống chứa cồn
    • Lưu ý: Hầu hết các thực phẩm này đều chưa được nghiên cứu đủ để đưa ra kế luận cuối cùng.[2] Tốt nhất bạn nên tự xác định thực phẩm tăng tiết axit thay vì loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm trên ra khỏi chế độ ăn.
  2. Nâng cao đầu nếu triệu chứng tăng tiết axit dạ dày ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu có thể, bạn hãy nâng cao đầu giường ngủ khoảng 15-20 cm. Trọng lực sẽ giữ axit trong dạ dày. Tuy nhiên, không nên chỉ chất gối cao vì như vậy sẽ làm cong cổ, cong người và tăng áp lực khiến tình trạng tăng tiết axit nặng thêm. [1][2]
  3. Cân nhắc việc giảm cân. Giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, giữ cho axit không tiết quá nhiều.[1][2]
  4. Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Giảm lượng thức ăn trong một bữa ăn có thể giúp giảm căng thẳng và áp lực lên dạ dày.[3][4]
  5. Ăn chậm. Cách này giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được nhanh và dễ hơn, từ đó giảm lượng thức ăn trong dạ dày gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. [3][5]
  6. Kiểm tra để đảm bảo dạ dày không phải chịu áp lực quá mức. Áp lực sẽ làm tăng cảm giác khó chịu của tình trạng tăng tiết axit dạ dày. Dạ dày có thể chịu áp lực quá cao do thoát vị hoành (phần trên dạ dày di chuyển trên cơ hoành), mang thai, táo bón hoặc do thừa cân.[6]
    • Không mặc quần áo bó chặt dạ dày hoặc bụng. [4]

Phương pháp Điều trị Có thể Hiệu quả[sửa]

  1. Ăn táo. Nhiều bệnh nhân bị tăng tiết axit dạ dày thường làm dịu dạ dày bằng cách ăn táo. Táo là thực phẩm tương đối an toàn cho người bệnh tăng tiết axit mà bạn có thể dùng thử.[1] Tuy nhiên, lưu ý rằng phương pháp dùng táo để chữa bệnh vẫn chưa được chứng minh và thông tin cho rằng táo có đặc tính kháng axit là hoàn toàn sai.[7]
  2. Uống trà gừng. Mặc dù không có bằng chứng đáng tin cậy chứng minh công dụng điều trị tăng tiết axit dạ dày của gừng nhưng gừng cho thấy nó có tác dụng làm dịu dạ dày.[8] Có thể sử dụng gừng dạng túi trà hoặc cắt khoảng 1 thìa cà phê gừng tươi để chưng trong nước sôi khoảng 5 phút rồi uống. Uống trà gừng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng tốt nhất nên uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn.
    • Gừng còn giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Trà gừng an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai.[9]
  3. Điều chỉnh thói quen ăn uống. Mặc dù không rõ ràng nhưng nhiều chuyên gia tin rằng ăn uống vào tối muộn có thể khiến triệu chứng tăng tiết axit dạ dày trở nên tệ hơn.[2] Do đó, bạn không nên ăn uống vào khoảng 2-3 tiếng trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ khiến thức ăn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới trong khi ngủ.
  4. Tránh căng thẳng. Dựa trên nghiên cứu mới đây, tình trạng căng thẳng sẽ khiến triệu chứng trào ngược trở nên tệ hơn về mặt chủ quan, nhưng không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh khách quan.[10][11] Để thoải mái hơn, bạn hãy tự xác định những tình huống khiến bản thân căng thẳng và mệt mỏi. Sau đó, tìm cách tránh các tình huống như vậy hoặc trang bị các phương pháp thư giãn khác nhau để đối đầu với căng thẳng.
    • Bắt đầu kết hợp thiền, Yoga hoặc tập ngủ nghỉ đều đặn. Bạn cũng có thể tập thở sâu, châm cứu, mát-xa, tắm nước ấm hoặc tập nói những câu đơn giản, có tính khẳng định trước gương để cảm thấy thoải mái hơn.
  5. Thử điều trị bằng thảo dược nếu gặp các vấn đề liên quan đến đường ruột. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy công dụng điều trị tăng tiết axit dạ dày của thảo dược. Tuy nhiên, vẫn có một số bằng chứng cho thấy thảo dược có ích trong trường hợp triệu chứng bệnh có liên quan đến viêm loét đại tràng hoặc viêm ruột. Mặc dù vậy, bạn không nên sử dụng thảo dược làm phương pháp điều trị chính.
    • Uống ½ cốc nước ép lô hội (nha đam). Lô hội có tác dụng nhuận tràng. Bạn có thể uống nước ép lô hội suốt cả ngày nhưng không uống quá 1-2 cốc mỗi ngày.
    • Uống trà thì là. Nghiền khoảng 1 thìa cà phê hạt thì là và cho vào cốc nước sôi. Thêm mật ong và uống 2-3 cốc mỗi ngày vào khoảng 20 phút trước bữa ăn. Thì là giúp làm dịu dạ dày và giảm nồng độ axit.[12]
    • Sử dụng cây du trơn. Có thể sử dụng cây du trơn dạng nước uống hoặc viên nén. Ở dạng nước uống, bạn nên uống khoảng 90-120 ml mỗi ngày. Ở dạng viên nén, hãy uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cây du trơn được biết đến với công dụng làm dịu và giảm các mô bị kích ứng. [13]
    • Sử dụng viên nén chiết xuất rễ cam thảo. Chiết xuất rễ cam thảo (DGL) có ở dạng viên nén nhai được. Vị của thuốc hơi khó uống nhưng thuốc rất hiệu quả trong việc phục hồi dạ dày và kiểm soát tình trạng tăng tiết axit. Uống thuốc theo liều được nhà sản xuất hướng dẫn, thường là 2-3 viên nén mỗi 4-6 tiếng. [14]
  6. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung probiotic. Probiotic là hỗn hợp các "lợi khuẩn" trong đường ruột. Chúng có thể bao gồm một loại men, lợi khuẩn Saccharomyces Boulardii hoặc lợi khuẩn Lactobacillusvà/hoặc Bifidobacterium, tất cả đều có tự nhiên trong ruột. Mặc dù các nghiên cứu đến nay đã cho thấy probiotic giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nhưng ta vẫn chưa thể đưa ra tuyên bố cụ thể. [15]
    • Cách đơn giản nhất để bổ sung probiotic là ăn sữa chua có "vi khuẩn sống".

Giải mã các Quan điểm Sai lầm[sửa]

  1. Hiểu rõ rằng hút thuốc lá không khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Thuốc lá từng được xem là nguyên nhân khiến triệu chứng trào ngược axit trở nên tệ hơn. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu đến nay đã chứng minh tình trạng bệnh vẫn không cải thiện khi bệnh nhân ngừng hút thuốc.[2]
  2. Thận trọng với bài tập kiễng chân. Phương pháp điều trị "kiễng chân" là kỹ thuật nắn khớp xương không có bằng chứng chứng minh hiệu quả. Bên cạnh đó, bằng chứng cho thấy bài tập này, đặc biệt là hình thức tập liên quan đến chuyển động và tác động, sẽ gây trào ngược axit dạ dày. Nói chung, phương pháp này có hại nhiều hơn có lợi.[16]
  3. Không sử dụng mù tạt. Không có bằng chứng nào cho thấy mù tạt có thể giúp giảm tăng tiết axit dạ dày.
  4. Tuyệt đối không dùng muối nở để trị ợ nóng. Phương pháp này không được bác sĩ khuyên dùng. [17]

Hiểu và Điều trị Tăng Tiết Axit bằng Thuốc[sửa]

  1. Hiểu rõ triệu chứng. Trước khi bắt đầu điều trị tăng tiết axit dạ dày, bạn phải hiểu rõ bệnh. Triệu chứng của tăng tiết axit dạ dày gồm: [18]
    • Ợ nóng
    • Cảm giác chua miệng
    • Đầy hơi
    • Phân đen hoặc tối màu (do xuất huyết nội)
    • Ợ hoặc nấc cụt không ngừng
    • Buồn nôn
    • Ho khan
    • Chứng khó nuốt (thực quản bị hẹp và có cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng)
  2. Cân nhắc việc dùng thuốc. Nếu bị tăng tiết axit dạ dày mãn tính, đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc gặp bất cứ vấn đề nào khác, bạn hãy đi khám bác sĩ. Nếu đã thử các phương pháp điều trị bệnh tự nhiên nhưng không hiệu quả, có thể bạn sẽ phải dùng thuốc. Thuốc có thể giúp giảm lượng axit trong dạ dày. Tăng tiết axit dạ dày kéo dài và không được điều trị có thể gây viêm thực quản, chảy máu thực quản, viêm loét và bệnh Barrett thực quản, bệnh có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
    • Nếu thuốc đang dùng làm tăng tiết axit dạ dày, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng hoặc đổi thuốc.
  3. Sử dụng thuốc kháng axit. Các thuốc này có ở dạng thuốc không kê đơn và giúp trung hòa axit. Thuốc kháng axit thường có tác dụng làm dịu dạ dày trong thời gian ngắn. Nên đi khám bác sĩ nếu vẫn phải dùng thuốc kháng axit sau 2 tuần. Sử dụng thuốc kháng axit kéo dài có thể ảnh hưởng đến cân bằng khoáng chất, ảnh hưởng đến thận và gây tiêu chảy.
    • Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và không lạm dụng. Thuốc kháng axit có thể gây ra một số vấn đề nếu sử dụng quá nhiều.
  4. Sử dụng thuốc chặn H2. Các thuốc này giúp giảm tiết axit trong dạ dày. Thuốc chặn H2 bao gồm thuốc Cimetidine (Tagamet), Famotidine (Pepcid) và Ranitidine (Zantac). Thuốc có ở dạng thuốc không kê đơn liều thấp hoặc bác sĩ có thể kê đơn với liều cao hơn. Nếu dùng thuốc chặn H2 không kê đơn, hãy tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Tác dụng phụ của thuốc chặn H2 gồm: [19]
    • Táo bón.
    • Tiêu chảy.
    • Chóng mặt.
    • Đau đầu.
    • Sốt phát ban.
    • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
    • Vấn đề tiểu tiện.
  5. Thử dùng thuốc Ức chế Bơm Proton (Proton Pump Inhibitors hay PPI). Các thuốc này có khả năng chặn quá trình sản sinh axit trong dạ dày. Thuốc Ức chế Bơm Proton gồm Esomeprazole (Nexium), Lansoprazole (Prevacid), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (Aciphex), dexlansoprazole (Dexilant) và Omeprazole/ Sodium Bicarbonate (Zegerid). [19] Nếu dùng thuốc không kê đơn, hãy tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Tác dụng phụ của thuốc PPI bao gồm:
    • Đau đầu
    • Táo bón
    • Tiêu chảy
    • Đau bụng
    • Phát ban
    • Buồn nôn

Lời khuyên[sửa]

  • Hiện có nhiều loại thuốc giúp tăng cường sức mạnh cơ thắt thực quản dưới. Các thuốc này bao gồm: Bethanechol (Urecholine) và Metoclopramide (Reglan). Nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc này.

Cảnh báo[sửa]

  • Tình trạng tăng tiết axit dạ dày kéo dài và không được điều trị có thể dẫn đến viêm thực quản, chảy máu thực quản, viêm loét và bệnh Barrett thực quản, bệnh có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
  • Sử dụng thuốc Ức chế Bơm Proton kéo dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay hoặc xương cột sống do loãng xương. [19]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 http://www.gerd-diet.com/
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2886414/
  3. 3,0 3,1 http://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-digestion-tips
  4. 4,0 4,1 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/gerd.html
  5. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/news/20030523/eating-food-too-fast-speeds-heartburn
  6. http://www.uptodate.com/contents/acid-reflux-gastroesophageal-reflux-disease-in-adults-beyond-the-basics?view=print
  7. http://www.exreflux.com/apples-for-acid-reflux.html
  8. http://www.refluxmd.com/learn/resources/2012-12-05/851/alternative-treatment-gerd
  9. http://www.babycentre.co.uk/a549306/heartburn-natural-remedies
  10. http://www.jpsychores.com/article/S0022-3999%2805%2900208-4/abstract
  11. http://europepmc.org/abstract/med/8420248
  12. http://www.getingethealthy.com/ns/DisplayMonograph.asp?StoreID=hq0ushrk24s92nd700akhlbd34su9lub&DocID=bottomline-fennel
  13. http://www.getingethealthy.com/ns/DisplayMonograph.asp?StoreID=hq0ushrk24s92nd700akhlbd34su9lub&DocID=bottomline-slipperyelm
  14. http://www.getingethealthy.com/ns/DisplayMonograph.asp?StoreID=hq0ushrk24s92nd700akhlbd34su9lub&DocID=bottomline-licorice
  15. https://nccih.nih.gov/health/providers/digest/IBS-science
  16. http://jama.jamanetwork.com/article.aspx?articleid=377776&resultclick=1
  17. http://depts.washington.edu/uwcoe/healthtopics/heartburn.html
  18. http://www.webmd.com/heartburn-gerd/guide/reflux-disease-gerd-1?page=3
  19. 19,0 19,1 19,2 http://www.medicinenet.com/proton-pump_inhibitors/article.htm

Liên kết đến đây