Điều trị trật khớp

Từ VLOS
(đổi hướng từ Điều trị Trật khớp)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trật khớp xảy ra khi hai xương nối tại khớp bị lệnh khỏi vị trí ban đầu. Triệu chứng của trật khớp gồm có đau dữ dội, không thể cử động, và biến dạng tại vùng khớp bị trật. Trật khớp có thể xảy ra tại hầu hết các khớp trong cơ thể, như vai, khuỷu tay, đầu gối, hông và mắt cá chân, ngoài ra các khớp nhỏ của ngón tay và ngón chân cũng có thể bị trật. Người bị trật khớp cần có sự chăm sóc y tế khẩn cấp, nhưng bạn cũng có thể tìm hiểu cách để xử lý tình trạng này cho đến khi người đó nhận được trợ giúp y tế chuyên nghiệp.

Các bước[sửa]

Đánh giá Tình trạng Ban đầu[sửa]

  1. Băng khớp bị trật bằng một dụng cụ vô trùng. Các bước để ngăn chặn nhiễm trùng là rất quan trọng, đặc biệt nếu có bất kỳ vết thương hở nào tại vùng khớp.[1]
    • Nên chờ nhân viên y tế chuyên nghiệp, không cố gắng tự rửa vết thương bằng bất kỳ cách nào (nếu có vết thương, hoặc bị rách da).[1] Việc cố gắng rửa vết thương khi không có dụng cụ tẩy trùng phù hợp hoặc kỹ năng y tế sẽ làm vết thương nhiễm trùng thêm.
    • Trong tình huống này, băng vùng khớp bị trật là đủ để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
  2. Cố định vùng khớp bị trật.[1] Cố gắng sử dụng gạc không dính như Telfa nếu có vết thương hở. Lưu ý không được tự ý chỉnh lại vị trí của khớp bằng bất kỳ cách nào. Việc này có thể gây ra tổn thương nặng hơn. Tốt nhất nên giữ cố định vùng khớp đó và chờ cho đến khi được chuyên gia y tế điều trị.
    • Giữ thật cố định cả đoạn trên và dưới khớp để đảm bảo vùng khớp bị trật ổn định nhất trong khi chờ điều trị y tế.[1]
    • Nếu bị trật khớp vai, bạn có thể sử dụng băng đeo (hoặc làm băng đeo bằng cách buộc một đoạn vải dài thành vòng tròn) để giữ cố định. Lưu ý băng đeo phải giữ cánh tay dựa vào cơ thể. Thay vì chỉ vòng băng đeo quanh cổ, bạn nên vòng băng quanh thân trên trước khi buộc lại tại cổ.
    • Nếu khớp bị trật tại vị trí khác như đầu gối, khuỷu tay, sử dụng nẹp là tốt nhất. Bạn có thể làm nẹp từ các thanh gỗ, hoặc dụng cụ chắc chắn khác, và băng hoặc dây vải để giữ thanh nẹp cố định.
  3. Theo dõi vùng bị trật khớp. Hãy chắc chắn là tay và chân của bệnh nhân không bị mất cảm giác, thay đổi nhiệt độ, hoặc mạch đập yếu đi. Những dấu hiệu đó là do mạch máu bị tắc nghẽn, hoặc dây thần kinh dẫn xuống các chi bị tổn thương. Nếu có hiện tượng này, tìm kiếm sự trợ giúp y tế để điều trị trật khớp ngay lập tức.
    • Kiểm tra mạch tại vị trí xa trung tâm cơ thể nhất của chân hoặc tay, tại cổ tay nếu trật khớp cánh tay hoặc vai, tại đỉnh của bàn chân hoặc đằng sau xương mắt cá chân nếu tổn thương tại cẳng chân.
  4. Tránh cho bệnh nhân ăn uống trong khi điều trị trật khớp. Bác sĩ thường cần dạ dày của bệnh nhân trống không để điều trị, đặc biệt trong trường hợp phẫu thuật là cần thiết.
  5. Tìm sự trợ giúp y tế đúng lúc. Nếu bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, gọi 115 ngay lập tức, để được trợ giúp y tế khẩn cấp:[1]
    • Mất nhiều máu
    • Các tổn thương trầm trọng khác
    • Khả năng chấn thương đầu, cổ, và cột sống (không di chuyển người bị thương nếu nghi ngờ có chấn thương cổ và cột sống để tránh làm tổn thương nặng hơn)
    • Mất cảm giác tại vùng khớp bị trật hoặc các đầu chi (ngón tay, ngón chân,…)
    • Luôn tìm kiếp sự trợ giúp y tế đúng lúc, ngay cả khi không có các triệu chứng trên. Dù cho chúng thì đáng lo ngại và khẩn cấp hơn nhưng tất cả các trường hợp trật khớp đều cần có sự xem xét và điều trị y tế đúng lúc. Nếu có thể, chở người bị thương đến phòng khám y tế địa phương, còn không hãy gọi 115 để được trợ giúp.

Điều trị Triệu chứng Trật khớp[sửa]

  1. Giảm đau xung quanh vùng trật khớp bằng túi chườm lạnh.[1]Cách này cũng làm giảm sưng tấy, giúp cho vùng bị thương dễ chịu hơn. Lưu ý không chườm đá hoặc túi chườm lạnh trực tiếp lên da khi điều trị trật khớp để tránh gây tổn thương da, nên bọc túi chườm trong khăn trước khi chườm.
    • Chườm đá trong khoảng 10 đến 20 phút mỗi lần.
  2. Dùng thuốc Ibuprofen (Advil) hoặc Acetaminophen (Tylenol) nếu đau đớn dữ dội. Lưu ý theo đúng liều lượng in trên vỏ chai. Cả hai loại này đều là thuốc không cần kê toa có sẵn tại các hiệu thuốc trong bệnh viện hoặc tại địa phương.
  3. Chuẩn bị cho việc điều trị. Khi người bị trật khớp nhập viện, nhân viên y tế sẽ chỉnh thẳng lại xương quanh khớp. Quá trình này còn gọi là “nắn khớp”.[2] Người bệnh thường được gây tê cục bộ trước khi tiến hành vì nắn khớp khá đau đớn (tuy nhiên sau khi khớp về lại đúng vị trí, cơn đau sẽ giảm dần).
    • Sau khi các xương đã được chỉnh vào đúng vị trí, bác sĩ sẽ cố định khớp trong vài tuần[2], cơ thể sau đó sẽ tự chữa lành tổn thương một cách tự nhiên.
    • Đôi khi phẫu thuật là cần thiết nếu bác sĩ không thể chỉnh thẳng xương quanh khớp bằng tay.[2] Trong trường hợp này, khớp nối sẽ được cố định sau khi phẫu thuật.
  4. Bắt đầu tập luyện khi các khớp có thể hoạt động lại. Thường sau nhiều tuần vật lý trị liệu bệnh nhân sẽ hồi phục lại tầm chuyển động của khớp. Phương pháp này cũng giúp các cơ quanh khớp mạnh hơn, từ đó giảm khả năng xảy ra chấn thương sau này.
    • Chỉ bắt đầu hoạt động vùng bị trật khớp khi được bác sĩ cho phép.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây