Điều trị vết bầm nhanh chóng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vết bầm xảy ra khi cơ thể bị va chạm từ nhẹ tới mạnh, gây vỡ mạch máu dưới da. Nếu phải đi đâu đó, chắc hẳn bạn không muốn phải trưng ra vết thâm tím này. Vì vậy, hãy điều trị vết bầm bằng cách chườm đá, chườm nóng luân phiên, dưỡng vết bầm và dùng thuốc không kê đơn. Ngoài ra, bạn cũng nên có biện pháp ngăn ngừa bầm tím da.

Các bước[sửa]

Điều trị Vết bầm[sửa]

  1. Chườm đá trong 48 giờ đầu tiên. Vết bầm xảy ra khi bị ngã hoặc va đập, làm mạnh máu bị vỡ gây xuất huyết dưới da. Khi thấy da bị thâm tím, bạn nên chườm đá ngay lập tức. Đá sẽ làm mạch máu dưới da co rút lại, giúp làm lành vết bầm nhanh chóng.
    • Dùng túi chườm, túi đựng rau đông lạnh, hoặc túi đựng đá như một miếng gạc lạnh. Lưu ý, không chườm đá trực tiếp lên da, luôn phải bọc túi chườm trong một mảnh vải hay khăn.[1]
    • Mỗi giờ chườm ít nhất 20 phút. Làm như vậy trong 48 giờ đầu tiên sau khi bị bầm.[1]
  2. Điều trị bằng hơi nóng. Sau 48 giờ, chuyển từ chườm lạnh sang chườm nóng để làm tăng tuần hoàn máu đến vùng da bị bầm, giúp cho da lành nhanh hơn. Bạn có thể làm gạc nóng bằng cách xả nước nóng vào khăn tắm. Sau đó chườm lên vết bầm trong 10 phút, hai đến ba lần một ngày.[1]
  3. Thử dùng thuốc không kê đơn. Có nhiều loại thuốc giúp làm tan vết bầm. Hầu hết thuốc giúp giảm sưng không kê đơn có thể làm vùng da thâm tím mờ đi.
    • Thuốc acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB) là sự lựa chọn tốt nhất để làm tan vết bầm. Lưu ý, dùng thuốc đúng theo khuyến cáo về liều lượng và thời lượng.[2]
    • Trước khi dùng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để chắc chắn rằng chúng không tương tác với các thuốc khác bạn đang dùng.[2]
  4. Nâng cao vết bầm và nghỉ ngơi. Nâng vùng da bầm lên cao nhất có thể trong 24 giờ đầu tiên, đặc biệt nếu bầm tại cẳng chân hoặc bàn chân. Bạn cũng nên nghỉ ngơi, tránh cử động khu vực bị bầm nhiều.[1]

Phòng tránh Vết bầm[sửa]

  1. Dùng đồ bảo hộ khi tập luyện hoặc chơi thể thao. Bạn nên mang đồ bảo hộ khi tập luyện hoặc chơi những môn thể thao có cường độ mạnh. Đầu tư các thiết bị như đệm vai, đệm đầu gối, nón bảo hiểm, và những thiết bị khác. Nếu bạn không biết nên mua thiết bị nào, có thể nhờ nhân viên bán hàng tại cửa hàng dụng cụ thể dục thể thao tư vấn.[3]
  2. Dọn sàn nhà và lối đi gọn gàng. Bầm tím da thường là do bị ngã, vì vậy nên dọn sạch sàn nhà và lối đi để tránh bị vấp ngã.
    • Việc này hơi khó khăn nếu bạn có con nhỏ. Nên nhắc nhở con bạn dọn sạch đồ chơi sau khi chơi và tập cho chúng những thói quen tốt ngay từ ban đầu. Ngoài ra, bạn cũng nên giải thích cho trẻ những nguy hiểm của việc bị vấp ngã.[3]
  3. Bổ sung đủ vitamin B12, vitamin C, và axit folic. Vitamin C và B12, cũng như axit folic giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại tổn thương. Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất để ngăn ngừa vết bầm và giúp da hồi phục nhanh hơn.[4] healing
    • Vitamin B12 chứa nhiều trong nội tạng, như gan, cũng như trong các loài thủy sinh có vỏ như sò. Trứng, sữa và sản phẩm làm từ sữa cũng giàu vitamin này. Nếu bạn là người ăn chay, nên nhờ bác sĩ tư vấn thực phẩm bổ sung vitamin B12.[5]
    • Có nhiều hoa quả chứa vitamin C, đặc biệt là xoài, dứa, dâu tây, đu đủ, cam, quít và dưa vàng. Rau củ nhiều vitamin C thì có thể kể đến như bông cải xanh, rau chân vịt, khoai lang, cà chua, bắp cải Brussels, và bí ngô.[6]
    • Axit folic chứa nhiều trong cam, quít, rau xanh đậm, và đậu như đậu Hà Lan, đậu sấy khô.[7]
  4. Thông báo cho bác sĩ những thuốc bạn đang dùng. Một số thuốc, như thuốc làm loãng máu, dễ làm bạn bị bầm nhiều hơn. Thuốc chống đông máu như lovenox, warfarin, aspirin, và heparin làm loãng máu và dẫn đến vết bầm thâm tím hơn. Ngoài ra, các thuốc khác như NSAIDS, corticosteroids, hay thậm chí thuốc bổ như dầu cá, vitamin E cũng gây tác động tương tự. Bác sĩ có thể đổi cho bạn dùng thuốc khác nếu bạn lo lắng về vấn đề này.
    • Bị bầm da cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, như bệnh gan hoặc thiếu vitamin K do bệnh celiac, viêm tụy mãn tính, viêm đường ruột, và lạm dụng bia rượu. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn dễ bầm, dù chỉ vì một va chạm rất nhẹ, hoặc thường có các vết thâm tím mà không rõ nguyên nhân, hoặc nếu có một khối tụ máu trên vết bầm, và thấy đau sau ba ngày, hoặc nếu gia đình bạn có tiền sử dễ bị bầm da hay chảy máu, hoặc nhận thấy gần đây bạn bị thâm tím da một cách dễ dàng.[2]
  5. Thắt đai an toàn. Lưu ý luôn luôn thắt dây an toàn khi lái xe. Việc này không chỉ giúp bạn tránh bị bầm da khi va chạm, mà còn giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ tổn thương chết người khi xảy ra tai nạn.[2]

Cảnh báo[sửa]

  • Vết bầm thường không liên quan đến vấn đề bệnh tật. Tuy nhiên, nếu có một vết thâm tím không phải do bị thương, hoặc không tự tan đi trong hai tuần thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.[2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây