Điều trị bệnh chàm vào mùa đông

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh chàm có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường trở nặng vào những tháng trời đông khô lạnh. Chàm có thể ở trên bàn tay, bàn chân, mắt cả chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, sau đầu gối, trong khuỷu tay, mặt và/hoặc da đầu. Phát ban có thể có màu đỏ, nâu hoặc xám, dày, nứt nẻ, khô hoặc bong bảy. Chàm cũng có thể gây ngứa và nhạy cảm.[1] Không những vậy, chàm còn làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và hội chứng da dễ bị dị ứng. Người bị hội chứng này có thể bị chàm (viêm da cơ địa), viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô) hoặc hen suyễn. [2] Không có phương pháp chữa khỏi bệnh chàm nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bùng phát bằng nhiều cách. [3]

Các bước[sửa]

Chăm sóc da bị bệnh chàm tại nhà[sửa]

  1. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm để xoa dịu da khô vào mùa đông. Nên thoa dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là vùng da có mảng khô. Cách này giúp giữ ẩm và ngăn tình trạng da nứt nẻ, kích ứng. Tránh sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm chứa thuốc nhuộm hoặc hương liệu có thể kích ứng da. Nên thoa sản phẩm dưỡng ẩm và dầu khi da còn hơi ẩm sau khi tắm để dưỡng ẩm tốt hơn. Bạn có thể thử dùng sản phẩm của các thương hiệu:[4][5]
    • Cetaphil
    • Nutraderm
    • Eucerin
    • Baby Oil
  2. Thử dùng thuốc chữa dị ứng không kê đơn. Thuốc chữa dị ứng chứa thành phần kháng histamine rất có ích vì chàm có liên quan đến dị ứng. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm như:[6]
    • Cetirizine (Zyrtec)
    • Fexofenadine (Allegra)
    • Diphenhydramine (Benadryl)
  3. Dùng kem thoa tại chỗ để điều trị ngứa. Một số loại kem thoa tại chỗ như kem Steroid, kem Calamine và chất ức chế calcineurin dạng thoa tại chỗ đều giúp giảm ngứa. Bạn có thể thoa sản phẩm lên vùng da bị chàm nhiều lần mỗi ngày để giảm ngứa. Một số sản phẩm gợi ý như:[6]
    • Kem Hydrocortisone. Kem Hydrocortisone 1% giúp giảm ngứa. Tuy nhiên, lưu ý rằng sử dụng kem Steroid thường xuyên có thể làm mỏng da nên tốt nhất bạn chỉ nên dùng kem trong thời gian ngắn. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thoa kem Hydrocortisone lên mặt hoặc giữa các nếp gấp trên da.
    • Kem Calamine. Kem Calamine thường được dùng điều trị nhiễm độc thường xuân nhưng cũng giúp ích trong việc giảm ngứa do chàm.
    • Thuốc ức chế calcineurin dạng thoa tại chỗ. Các loại kem thoa tại chỗ dạng kê đơn này giúp giảm ngứa và phát ban nhưng cũng làm mỏng da như kem Steroid. [7]
  4. Chườm lạnh để giảm ngứa và viêm. Chườm lạnh vừa giúp giảm ngứa, vừa giúp giảm sưng.[6] Bạn có thể chườm khăn ẩm, lạnh hoặc chườm túi đá viên.
    • Nếu dùng khăn ẩm, bạn nên để khăn dưới vòi nước lạnh đang chảy rồi vắt bớt nước. Chườm khăn lên da khoảng 5 phút. Sau đó, thấm khô nước trên da sau khi chườm và thoa sản phẩm dưỡng ẩm.
    • Nếu chườm túi đá viên, đầu tiên, bạn cần gói đá trong khăn cotton hoặc khăn giấy. Sau đó, chườm túi đá lên vùng da bị chàm tối đa 20 phút. Chờ cho da trở về nhiệt độ bình thường trước khi chườm túi đá lên một lần nữa để tránh gây tổn thương mô da.
  5. Không gãi. Gãi sẽ gây kích thích và nứt vùng da bị chàm. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào thông qua vết nứt và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu khó kiểm soát hành động gãi, bạn có thể thử:[6]
    • Dùng băng quấn quanh vùng da bị chàm.
    • Cắt ngắn móng tay.
    • Đeo găng tay cotton khi đi ngủ.
  6. Ngâm mình trong nước muối nở hoặc yến mạch. Phương pháp này đặc biệt tạo cảm giác thư giãn vào mùa đông lạnh và giúp giảm ngứa, xoa dịu da.[6]
    • Xả nước đầy bồn tắm và cho muối nở, yến mạch chưa nấu chín hoặc keo bột yến mạch vào nước.
    • Ngâm mình thư giãn 15 phút.
    • Thoa sản phẩm dưỡng ẩm khi da còn ướt. Bước này giúp giữ lại độ ẩm cho da. [5]
    • Hoặc bạn có thể chờ 20 phút sau khi thấm khô da để tránh tình trạng sản phẩm dưỡng ẩm thấm quá nhanh gây kích ứng da.
  7. Thấm nước muối lên vùng da bị chàm. Bạn có thể thấy hơi rát nhưng nước muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn đang phát triển ở vùng da bị kích ứng hoăc nứt vỡ. Vào mùa hè, bạn có thể tắm biển để giảm triệu chứng chàm nhưng vào mùa đông, bạn cần tự pha hỗn hợp muối.[6]
    • Hòa tan vài thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm.
    • Dùng khăn sạch thoa nước muối lên vùng da bị chàm và để khô.
  8. Thử dùng các phương thuốc thay thế. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng phương thuốc thay thế, đặc biệt là thực phẩm chức năng từ thảo mộc vì sản phẩm có thể tương tác với các thuốc khác. Những phương pháp dưới đây chưa được khoa học chứng minh tính hiệu quả nhưng cũng có bằng chứng cho thấy chúng có thể hữu ích trong một số trường hợp:[8]
    • Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D, E, kẽm, selen, probiotic (lợi khuẩn) và nhiều loại tinh dầu khác
    • Thực phẩm chức năng từ thảo mộc như St. John’s wort, cúc La Mã, dầu cây trà, cúc Đức, rễ cây nho Oregon, cam thảo, nước cám gạo (thoa tại chỗ)
    • Châm cứu hoặc bấm huyệt
    • Sử dụng liệu pháp mùi hương hoặc liệu pháp sắc màu để tạo cảm giác thư giãn
    • Liệu pháp mát-xa
  9. Thử dùng liệu pháp ánh sáng để giảm viêm. Vào mùa đông, ngày thường ngắn và chúng ta có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn dẫn đến tình trạng ít tiếp xúc với ánh sáng. Liệu pháp ánh sáng có thể đơn giản là phơi nắng hoặc sử dụng tia UVA nhân tạo hoặc ánh sáng UVB dải hẹp. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hại và không được áp dụng cho trẻ nhỏ. Tác dụng phụ gồm có:[9][10]
    • Da lão hóa sớm
    • Nguy cơ phát triển ung thư da

Sử dụng thuốc kê đơn[sửa]

  1. Hỏi bác sĩ về thuốc kê đơn corticosteroid mạnh. Lưu ý các thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Thuốc có thể ở dạng:[11]
    • Kem thoa tại chỗ
    • Thuốc uống
    • Thuốc tiêm
  2. Cân nhắc sử dụng kháng sinh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu bạn làm trầy xước và gây nhiễm trùng vùng da bị chàm. Kháng sinh giúp giảm vi khuẩn trong da, giảm nguy cơ tái nhiễm khuẩn. Kháng sinh có thể được kê đơn trong trường hợp:[9] Tụ cầu vàng - bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sau:[1]
    • Phát ban có vẻ đã bị nhiễm trùng, da có vệt đỏ, có mủ hoặc vảy vàng
    • Phát ban gây đau
    • Vấn đề về mắt do phát ban
    • Phát ban không khỏi khi được điều trị tại nhà
    • Phát ban ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
  3. Giảm ngứa bằng thuốc kê đơn kháng histamin mạnh. Các thuốc này giúp giảm ảnh hưởng của histamin và giảm ngứa.[10]
    • Bạn có thể uống thuốc kháng histamin an thần để giảm ngứa và giúp ngủ ngon hơn, hoặc uống thuốc kháng histamin không an thần để giảm ngứa ban ngày.
  4. Trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc ức chế miễn dịch. Các thuốc này giúp da phục hồi nhanh hơn. Hai loại thuốc phổ biến là: [11][10]
    • Tacrolimus (Protopic)
    • Pimecrolimus (Elidel)
  5. Trao đổi với bác sĩ về phương pháp quấn ướt. Phương pháp này thường được bác sĩ tiến hành nhưng bạn có thể tự làm ở nhà nếu được bác sĩ hướng dẫn cách làm cụ thể. Phương pháp quấn ướt thường được áp dụng cho trường hợp bệnh chàm nghiêm trọng:[9]
    • Đầu tiên, thoa thuốc corticosteroid lên vùng da bị chàm. Sau đú, dùng băng gạc quấn quanh. Bạn sẽ cảm thấy triệu chứng giảm bớt trong vài giờ.

Thay đổi lối sống để ngăn bệnh chàm bùng phát[sửa]

  1. Sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không kích ứng. Xà phòng tẩy mạnh sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da dễ bị khô và tình trạng bệnh chàm vào mùa đông trở nặng. Bạn nên tắm rửa bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.[4]
  2. Tắm nhanh với nước ấm (không tắm nước nóng). Cách này tuy khó thực hiện vào những ngày đông lạnh giá nhưng se giúp ngăn tình trạng da tích quá nhiều nước.[4]
    • Giới hạn thời gian tắm xuống ít hơn 15 phút.
    • Thoa dầu hạnh nhân khi người còn hơi ướt (thoa lên vùng da bị chàm).
    • Lau khô người.
    • Tắm ngay sau khi tập thể dục để ngăn mồ hôi gây kích ứng vùng da bị chàm.
  3. Mang găng tay cao su khi dọn dẹp. Người bị bệnh chàm rất nhạy cảm với xà phòng tẩy mạnh và việc tiếp xúc có thể khiến bệnh bùng phát. Vì vậy, nên thoa một lớp dưỡng ẩm dày và đeo găng tay trước khi dọn dẹp. Tránh tiếp xúc với: [1]
    • Dung môi
    • Dung dịch tẩy rửa
    • Xà phòng rửa chén
    • Nước tẩy
  4. Cẩn thận với các yếu tố kích ứng từ môi trường. Theo dõi xem tình trạng bệnh chàm có trở nặng khi tiếp xúc với yếu tố kích ứng từ môi trường như bụi và khói thuốc lá không. Vào mùa đông, thời gian ở trong nhà nhiều hơn nên nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố này càng cao.[1] Nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích ứng càng nhiều càng tốt.
  5. Xác định loại thực phẩm khiến bệnh chàm trở nặng. Bệnh chàm liên quan đến dị ứng nên bạn cần loại bỏ những thực phẩm mà mình bị dị ứng. Nếu không chắc chắn, bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiến hành xét nghiệm dị ứng. Thực phẩm có thể gây kích ứng da bị chàm gồm có:[1]
    • Trứng
    • Sữa
    • Lạc
    • Đậu nành
    • Lúa mì
  6. Duy trì môi trường trong nhà ổn định. Tránh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm một cách đột ngột. Nếu thời tiết thay đổi nhiều, bạn nên ở trong nhà để da có thời gian thích ứng.
    • Nếu thời tiết khô đột ngột, bạn nên dùng máy tạo ẩm trong nhà để làm ẩm không khí.
  7. Mặc quần áo không làm xước hoặc kích ứng da. Nên mặc quần áo rộng để da được thở. Mặc ấm vào mùa đông và bảo vệ da khỏi gió đông khô lạnh.[6]
    • Tránh mặc quần áo len.
    • Mặc quần áo mát mẻ khi tập thể dục.
  8. Giảm căng thẳng. Căng thẳng có thể khiến bạn dễ bị bệnh chàm. Giảm căng thẳng giúp tăng tốc độ phục hồi của vùng da bị chàm và giảm nguy cơ chàm bùng phát. Cách tốt nhất để giảm căng thẳng là:
    • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Ngủ đủ giấc giúp tăng năng lượng tinh thần để bạn đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
    • Tập thể dục khoảng 2 tiếng rưỡi mỗi tuần. Mặc dù hơi khó thực hiện vào mùa đông lạnh nhưng bạn sẽ thấy việc tập thể dục thực sự rất có ích. Cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin tạo cảm giác thư giãn và cải thiện tâm trạng. Bạn có thể tập các môn thể thao, chạy bộ chậm, bơi lội và đạp xe.
    • Áp dụng các bài tập thư giãn như thiền, Yoga, hít thở sâu, tưởng tượng ra hình ảnh giúp thư giãn và mát-xa.

Lời khuyên[sửa]

  • Dầu Baby Oil là dẫn xuất từ dầu mỏ có thể dưỡng ẩm da khô (dễ nứt nẻ) và da bị chàm. Dầu Baby Oil cũng rất hữu hiệu vì giúp tạo lớp bảo vệ từ nước khó xuyên thủng để da người bị bệnh chàm có thời gian tái tạo khả năng sản sinh dầu tự nhiên thay vì để cho lớp dầu bảo vệ bị rửa trôi đi.

Cảnh báo[sửa]

  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ luôn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm nguyên liệu thảo mộc, thực phẩm chức năng từ thảo mộc vì chúng có thể tương tác với các thuốc khác. Nên trao đổi với bác sĩ để biết các sản phẩm này có phù hợp với bạn hay không.
  • khi uống thuốc mới, bao gồm thuốc không kê đơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]