Điều trị bệnh chàm ở da đầu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chàm là bệnh về da do tình trạng giảm tiết nhờn và thiếu độ ẩm gây ra. Da khỏe mạnh khi nó duy trì được sự cân bằng của các thành phần này, tạo ra rào cản chống lại tác động của môi trường, kích ứng và nhiễm trùng. Nguyên nhân của bệnh chàm ở da đầu có thể do viêm da da dầu hoặc viêm da cơ địa. Người ta còn gọi là bệnh gàu, vảy nến da dầu, nếu bệnh xảy ra ở trẻ sơ sinh thì dân gian hay gọi là “cứt trâu”.[1] Các loại bệnh viêm da này cũng có thể gây ra chàm trên mặt, ngực, lưng, dưới cánh tay và ở vùng bẹn.[2] Mặc dù bệnh gây khó chịu và khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, nhưng chúng không lây nhiễm và cũng không phải vì vệ sinh kém mà mắc bệnh.[1] Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm sẽ giúp bạn điều trị được nó.

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng và nguyên nhân[sửa]

  1. Tìm các triệu chứng phổ biến. Bệnh chàm gây ra vấn đề cho da đầu và bất kì vùng da nào bị nhiễm bệnh, các triệu chứng thường gặp là da bong (gàu), ngứa, đỏ, tạo vảy, hình thành mảng da nhờn và rụng tóc.[3]
    • Tình trạng viêm nhiễm dẫn tới các mảng da đỏ, hàm lượng axít béo cao, từ đó khiến da tiết nhờn và có màu vàng ở một số người.[4]
    • Ở trẻ sơ sinh, bệnh xảy ra phổ biến ở da đầu dưới dạng các mảng da đỏ, khô và có vảy, trường hợp nặng có thể tạo thành vảy trắng dày hoặc vàng nhờn.
    • Những bệnh khác về da như nhiễm trùng nấm, vảy nến, viêm da và lao da có biểu hiện khá giống chàm da đầu, nhưng chúng khác nhau ở vị trí và lớp da nhiễm bệnh.[4]
    • Nếu không biết chắc các triệu chứng của mình có đúng của bệnh chàm da đầu hay không thì bạn nên đi khám bệnh. Họ giúp bạn xác định nguyên nhân và đánh giá độ nặng để quyết định có cần can thiệp hay không.
  2. Biết về nguyên nhân của chàm. Bên cạnh việc giảm tiết nhờn và thiếu độ ẩm, nhiều bác sĩ tin rằng có một loại nấm tên là Malassezia furfur cũng có liên quan tới bệnh chàm da dầu.[2] Nấm Malassezia thường tồn tại trên mặt ngoài của da. Ở những người mắc bệnh chàm da đầu, nấm này tấn công vào các lớp da ngoài cùng và tiết ra chất làm tăng sản sinh axít béo. Việc này gây ra viêm và làm da khô hơn, dẫn tới bong tróc lớp ngoài của da.
    • Nếu bệnh chàm là do cơ địa, nghĩa là gia đình bạn có khuynh hướng phát triển bệnh chàm, thì thủ phạm gây bệnh có thể không phải do nấm. Các bác sĩ cho biết nhiều người mắc bệnh chàm cơ địa vì có khiếm khuyết ở lớp da bảo vệ, nguyên nhân do có một gen biến đổi trong protein tạo nên cấu trúc da.[5]
  3. Xác định yếu tố rủi ro. Người ta không biết rõ vì sao một số người phát triển bệnh chàm da dầu, trong khi những người khác thì không, nhưng thật sự có một số yếu tố làm tăng rủi ro mắc bệnh, bao gồm:[6]
    • Quá cân hay béo phì
    • Mệt mỏi
    • Yếu tố về môi trường (như thời tiết khô)
    • Căng thẳng
    • Vấn đề khác về da (như nổi mụn)
    • Một số tình trạng sức khỏe như đột quỵ, HIV, bệnh Parkinson hoặc chấn thương đầu
  4. Tránh dùng sản phẩm chăm sóc da và tóc chứa cồn. Cồn làm mất lớp chất nhờn bảo vệ trên da và khiến da trở nên khô. Điều này càng làm tình trạng bong tróc da và ngứa thêm nặng, có thể là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh chàm da dầu.[6]
    • Nhẹ nhàng khi vệ sinh da và da đầu. Không chà mạnh! Trong khi đang gội đầu bạn dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp da. Mục đích để làm sạch tóc nhưng đồng thời không lấy đi lớp dầu khỏi da đầu.
  5. Không gãi chỗ da ngứa. Chúng ta thường muốn gãi khi một phần nào đó của cơ thể có cảm giác ngứa, nhưng bạn không nên gãi những chỗ da bị chàm vì sẽ càng khiến chúng kích ứng nhiều hơn và chảy máu.
    • Thậm chí có thể dẫn tới nhiễm trùng thứ phát nếu bạn gãi quá nhiều.
  6. Bệnh có khả năng tái phát. Hiếm khi bạn có thể “chữa trị” triệt để căn bệnh này bằng một lần điều trị duy nhất. Bệnh chàm ở da đầu xuất hiện rồi biến mất khi được điều trị, tuy nhiên nó sẽ tái phát và bạn phải tiếp tục quá trình chữa trị. May mắn là chúng ta có nhiều phương pháp điều trị có thể tiến hành trong thời gian dài.[7][8]

Điều trị bệnh chàm ở da đầu bằng dược phẩm không kê toa (người lớn)[sửa]

  1. Nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước tiên. Ngay cả dược phẩm không kê toa (OTC) cũng có thể ảnh hưởng tới một số tình trạng sức khoẻ nào đó, vì vậy tốt nhất bạn nên nhờ bác sĩ hay dược sĩ tư vấn trước khi sử dụng.[9]
    • Nếu bạn hay dị ứng, đang có vấn đề về sức khỏe, đang uống thuốc khác, có thai hay nuôi con bằng sữa mẹ thì phải luôn cho bác sĩ biết trước khi bắt đầu bất kì quá trình điều trị nào.
    • Không được sử dụng dược phẩm cho trẻ em mà không tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi trước. Điều trị chàm da đầu ở trẻ em là một quá trình khác và sẽ được đề cập trong bài viết này.
  2. Sử dụng dược phẩm OTC. Có nhiều loại dầu gội đầu và dầu thoa trị bệnh chàm da đầu có thể mua tự do. Đó là các cách điều trị tự nhiên bạn nên chọn đầu tiên trước khi sử dụng loại dầu gội đầu phải mua theo toa. Bạn có thể sử dụng chúng hằng ngày trong thời gian dài.
    • Các loại dầu gội đầu này không được phép dùng cho trẻ em! Bạn chỉ được sử dụng chúng cho da đầu người lớn.
  3. Gội đầu đúng cách. Bất kể bạn đang sử dụng loại dầu gội đầu hay dầu thoa nào, luôn luôn có một số hướng dẫn chung mà bạn nên làm theo. Việc chà da đầu quá mạnh hay sử dụng các loại dầu gội chứa cồn có thể làm tình trạng da xấu hơn.[9]
    • Đầu tiên làm ướt tóc bằng nước ấm (không nóng).
    • Thoa dầu gội đều lên da đầu và tóc, xoa bóp nhẹ nhàng để dầu gội thấm vào da đầu. Không chà hay gãi da đầu, vì như vậy sẽ làm các vảy da chảy máu hoặc thậm chí là nhiễm trùng.
    • Để yên dầu gội trên đầu theo thời gian khuyến nghị ghi trên bao bì, thông thường ít nhất là 5 phút.
    • Rửa sạch đầu hoàn toàn bằng nước ấm (không nóng) và lau khô bằng khăn tắm sạch.
    • Dầu gội chứa nhựa than có thể gây độc nếu nuốt phải, tránh để nó tiếp xúc với mắt hay miệng.
    • Một số dược phẩm như dầu gội đầu chứa ketoconazole có thể hiệu quả hơn khi bạn luân phiên sử dụng chúng với một sản phẩm khác hai lần mỗi tuần.[10]
  4. Sử dụng dầu gội đầu chứa selen sunfit. Loại sản phẩm này tiêu diệt chủng nấm có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm da đầu. Nếu không còn nấm, tình trạng khô, viêm hay ngứa da cũng không tiến triển thêm và bệnh có khả năng sẽ khỏi.
    • Tác dụng phụ phổ biến bao gồm khô hay nhờn tóc hoặc da đầu. Tác dụng phụ ít gặp hơn là làm tóc đổi màu, rụng tóc hay kích ứng da đầu.[11]
    • Bạn phải sử dụng loại dầu này tối thiểu hai tuần để thấy được hiệu quả.
  5. Sử dụng sản phẩm tinh dầu cây trà. Tinh dầu cây trà (tên khoa học là Melaleuca alternifolia) có tính kháng nấm tự nhiên giúp trị bệnh chàm da đầu. Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể khi dùng loại dầu gội đầu chứa 5% tinh dầu cây trà.[12] Tác dụng phụ thường gặp duy nhất là kích ứng da đầu.[13]
    • Sản phẩm này có thể sử dụng hằng ngày.
    • Không uống tinh dầu cây trà vì nó có độc tố. Tránh để tinh dầu tiếp xúc với mắt hay miệng.
    • Tinh dầu cây trà có tính kích thích nội tiết tố nữ và kháng nội tiết tố nam, có liên quan đến tình trạng phát triển ngực ở nam giới trước tuổi dậy thì.[14]
  6. Sử dụng dầu gội đầu chứa kẽm pyridine. Hầu hết các dầu gội trị gàu đều sử dụng kẽm pyrithione làm hoạt chất. Giới khoa học không biết chính xác vì sao nó có tác dụng điều trị chàm da đầu, mặc dù chất này có tính kháng nấm và kháng khuẩn.[15] Ngoài ra kẽm pyrithione còn giảm tốc độ sản xuất tế bào da, do đó giảm hình thành da bong tróc. Tác dụng phụ duy nhất là kích ứng da đầu.
    • Bạn có thể dùng sản phẩm này ba lần mỗi tuần.
    • Tìm mua dầu gội chứa hàm lượng kẽm pyridine từ 1-2%.[16] Kẽm pyrithione còn có trong một số sản phẩm kem bôi.[17]
  7. Thử dùng dầu gội chứa axít salicylic. Sản phẩm này có thể làm bung các lớp da bên ngoài chuẩn bị tróc khỏi da đầu, hàm lượng axít salicylic hoạt động hiệu quả ở mức 1,8 tới 3%. Tác dụng phụ duy nhất là gây kích ứng da.
  8. Sử dụng dược phẩm chứa ketoconazole. Ketoconazole rất hiệu quả trong điều trị bệnh chàm da đầu. Nó có trong nhiều loại dược phẩm OTC, dưới dạng dầu gội, bọt, kem và gel. Ngoài ra ketoconazole cũng được đưa vào các dược phẩm bán theo chỉ định của bác sĩ.[15]
    • Dược phẩm OTC có độ mạnh nhẹ hơn dầu gội và kem bán theo chỉ định.[18]
    • Có một số tác dụng phụ như làm thay đổi độ mượt của tóc, đổi màu tóc, kích ứng da đầu, làm nhờn hoặc khô da đầu hay tóc.[19]
    • Gầu gội hiệu quả và an toàn khi chứa 1-2% ketoconazole, thậm chí an toàn cho cả trẻ sơ sinh. Bạn có thể sử dụng hai lần mỗi ngày trong hai tuần.[20]
  9. Thoa mật ong thô lên tóc. Mặc dù không phải là dầu gội đầu nhưng mật ong thô có tính kháng khuẩn và kháng nấm.[21] Nó có thể trị ngứa và tình trạng bong tróc da. Mật ong thô không thể chữa khỏi bệnh chàm, tuy nhiên có thể giúp các tổn thương trên da đầu mau lành hơn.[22][23]
    • Pha loãng mật ong thô trong nước ấm với tỷ lệ 9 phần mật ong và 1 phần nước.[21]
    • Lau dung dịch này lên chỗ da bị chàm trong 2 tới 3 phút, không được chà hay lau mạnh tay. Rửa lại bằng nước ấm.
    • Cứ cách một ngày bạn có thể lau mật ong lên chỗ da ngứa và để như vậy trong 3 giờ. Rửa lại bằng nước sau khi hết thời gian 3 giờ.[22] Tiếp tục chế độ điều trị này trong 4 tuần.[21]
  10. Thử dùng dầu gội đầu chứa nhựa than. Loại dầu gội này giúp giảm tốc độ sản sinh tế bào da trên đầu, nó cũng kiềm hãm sự phát triển của nấm và làm mềm các lớp vảy trên da đầu. Tuy nhiên sản phẩm này không an toàn như những dược phẩm OTC khác, vì vậy bạn nên thử các cách khác trước.[15]
    • Dùng dầu gội đầu chứa nhựa than trong thời gian bốn tuần.
    • Tác dụng phụ có thể xảy ra là ngứa da đầu, rụng tóc cục bộ, viêm da tiếp xúc ở ngón tay và đổi màu da.[16]
    • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu gội đầu chứa nhựa than. Bạn không được dùng nó cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. Sản phẩm cũng tương tác xấu với một số thuốc hoặc gây dị ứng.[24]

Điều trị chàm da đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ em[sửa]

  1. Chờ cho bệnh tự khỏi. Đối với nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chàm da đầu sẽ tự hết trong vòng vài tuần, một số trường hợp phải mất vài tháng mới hết.[25] Mặc dù tình trạng này nhìn bên ngoài thấy rất khó chịu nhưng đa số trẻ nhỏ cảm thấy bình thường.[26]
    • Nếu chàm không tự hết bạn nên xin ý kiến bác sĩ khoa nhi để tìm cách điều trị.
    • Cũng giống bệnh chàm ở người lớn, chàm ở trẻ em có thể sẽ hết sau khi điều trị nhưng rồi lại tái phát.[27]
  2. Sử dụng phương pháp điều trị khác cho trẻ em. Cách điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới hai tuổi khác với cách điều trị cho người lớn. Không sử dụng dược phẩm OTC dùng cho người lớn cho trẻ em dưới 2 tuổi.[4]
  3. Loại bỏ vảy bằng cách xoa bóp da đầu trẻ nhỏ. Vảy trên da đầu trẻ nhỏ có thể dễ dàng bung ra khi bạn xoa bóp nhẹ nhàng bằng ngón tay hay chiếc khăn mặt. Trước tiên bạn phải làm ướt tóc bé rồi dùng khăn lau nhẹ lên da đầu. Không được chà mạnh vào da![28]
    • Tránh dùng các công cụ vệ sinh da sắc như bàn chải, xơ mướp hoặc miếng xốp.[29]
  4. Sử dụng dầu gội đầu cho trẻ nhỏ. Dầu gội để trị bệnh chàm ở người lớn có thể quá mạnh với da nhạy cảm của bé. Bạn nên dùng các loại dầu gội cho trẻ em như Johnson & Johnson’s hoặc Pigeon.[28]
    • Chải tóc cho bé hằng ngày.
    • Dầu gội chứa từ 1-2% ketoconazole là hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh, mặc dù bạn nên nói chuyện với bác sĩ khoa nhi trước khi sử dụng. Bạn có thể sử dụng hai lần mỗi ngày trong hai tuần.[20]
  5. Thoa dầu lên da đầu. Nếu xoa bóp không thể loại bỏ vảy da thì bạn nên thoa sáp nguyên chất chưng cất từ dầu hỏa hoặc dầu khoáng lên vùng da có vảy.[30] Tránh sử dụng dầu ôliu.[28]
    • Để dầu thấm vào da trong vài phút, sau đó gội đầu bằng dầu gội cho trẻ em và rửa sạch lại bằng nước ấm. Cuối cùng bạn chải tóc cho bé như bình thường.
    • Phải rửa sạch hoàn toàn da đầu bằng nước sau mỗi lần thoa dầu, nếu không dầu sẽ tích tụ và khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
  6. Tắm cho bé mỗi ngày. Bạn nên tắm cho trẻ băng nước ấm (không nóng) sau mỗi 2-3 ngày, và thời gian mỗi lần tắm không quá 10 phút.
    • Tránh dùng các chất gây kích ứng như xà phòng có độ sút mạnh, chất làm sủi bọt, muối Epsom hoặc những phụ gia khác cho vào nước tắm. Chúng có thể gây kích ứng da trẻ và khiến bệnh chàm nặng thêm.[29]

Điều trị bệnh chàm ở da đầu bằng dược phẩm bán theo toa[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ về dược phẩm bán theo toa. Những bệnh nhân không phản ứng với dược phẩm OTC hoặc khi không hài lòng với kết quả đạt được thì có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Họ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị mạnh hơn bao gồm việc sử dụng kem, kem dưỡng da, dầu gội đầu nếu dầu gội OTC không hiệu quả.[31] Điều trị bằng ánh sáng cực tím cũng là một lựa chọn.[15]
    • Dầu gội kháng nấm (bán theo toa) và thuốc bôi corticosteroid rất hữu hiệu, nhưng chúng đắt tiền và có thể gây ra tác dụng phụ tiêu cực nếu sử dụng lâu dài. Hai sản phẩm này cùng với các loại dầu gội bán theo toa khác chỉ nên sử dụng khi dược phẩm OTC không hiệu quả.
  2. Sử dụng dầu gội kháng nấm. Loại dầu gội đầu (bán theo toa) phổ biến nhất để trị chàm da đầu là dầu gội kháng nấm, đa số đều có hàm lượng ciclopirox 1% và ketoconazole 2%.[15]
    • Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm kích ứng da, cảm giác nóng, khô da và ngứa.
    • Những loại dầu gội này có thể sử dụng hằng ngày hoặc tối thiểu hai lần mỗi tuần trong thời gian chữa trị. Luôn luôn tuân theo hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ định của bác sĩ.
  3. Sử dụng dầu gội đầu chứa corticosteroid. Sản phẩm này giúp giảm viêm, ngứa và tình trạng bong tróc da đầu. Thông thường dầu gội chứa corticosteroid có thành phần như sau: 1,0% hydrocortisone, 0,1% betamethasone, 0,1% clobetasol, và 0,01% fluocinolone.[15]
    • Tác dụng phụ thường xảy ra sau thời gian dài sử dụng bao gồm mỏng da, ngứa, cảm giác nhói đau, mất tế bào sắc tố da (da mất màu nên nước da trông sáng hơn). Nếu chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thì hầu như không ai gặp phải tác dụng phụ.[10]
    • Các loại dầu gội này chứa steroid và một ít trong số đó có thể ngấm vào máu. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc nhạy cảm với steroid thì phải cùng với bác sĩ cân nhắc về biến chứng này.
    • Bạn nên biết dầu gội chứa corticosteroid thường đắt tiền hơn các sản phẩm khác.
    • Có thể gội đầu hằng ngày hoặc hai lần mỗi ngày trong thời gian chỉ định.
    • Thử dùng dầu gội kháng nấm đồng thời với dầu gội chứa corticosteroid để có kết quả tốt hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp hai loại này.[32]
  4. Sử dụng các dược phẩm bán theo toa khác. Đối với bệnh chàm da đầu, dầu gội là hình thức điều trị thường dùng nhất. Bạn cũng có thể thử dùng kem, kem dưỡng da, dầu hay bọt chứa một hoặc nhiều thành phần thuốc vừa nói.
    • Các thuốc chống nấm có tên gọi phần đuôi azole rất hiệu quả với bệnh chàm da đầu. Trong đó ketoconazole là loại thường dùng nhất và đã được chứng minh hiệu quả trong nhiều thử nghiệm lâm sàng.[16]
    • Một loại phổ biến khác là thuốc ciclopirox, là thuốc kháng nấm gốc hydroxy pyridine. Nó được sản xuất dưới dạng kem, gel hay dung dịch.[16]
    • Thuốc corticosteroid cũng được bán dưới dạng kem hay thuốc mỡ.[10]
  5. Liệu pháp trị liệu bằng ánh sáng. Trị liệu bằng ánh sáng, hay còn gọi là liệu pháp chiếu đèn, đôi khi có thể hữu hiệu với bệnh chàm da đầu.[33] Thông thường người ta sẽ kết hợp sử dụng thuốc trong quá trình điều trị, chẳng hạn như thuốc psoralen.[10]
    • Vì liệu pháp chiếu đèn đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với tia cực tím nên cũng mang rủi ro ung thư da.[34]
    • Cách điều trị này thường chỉ áp dụng khi nguyên nhân của bệnh chàm là viêm da cơ địa, hoặc khi viêm da da dầu phát triển lan rộng.[35] Không thể chiếu tia cực tím lên trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ.[36]
  6. Hỏi ý kiến bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác. Có một số cách khác để điều trị bệnh chàm da đầu, nhưng chúng chỉ là những lựa chọn cuối cùng vì có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tất cả những phương pháp đã thử đều không cho kết quả thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về các lựa chọn này.[10]
    • Kem hay kem dưỡng da chứa tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel) cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh chàm. Tuy nhiên chúng làm tăng nguy cơ ung thư và đắt tiền hơn corticosteroid.[16]
    • Terbinafine (Lamisil) và butenafine (Mentax) là các thuốc uống kháng nấm để trị chàm da đầu,[16] nhưng chúng can thiệp vào hoạt động của một số enzim, gây dị ứng hoặc vấn đề về gan.[37] Vì vậy hai thuốc này chỉ được sử dụng hạn chế trong điều trị bệnh chàm.[38]

Cảnh báo[sửa]

  • Bài viết không nhằm thay thế cho thông tin tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị bởi chuyên gia y tế. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kì phương pháp điều trị nào, kể cả việc dùng dược phẩm không kê toa.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-dermatitis/basics/definition/con-20031872
  2. 2,0 2,1 http://www.eczema.org/adultseborrhoeic
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-dermatitis/basics/symptoms/con-20031872
  4. 4,0 4,1 4,2 Clark GW, Pope SM, Jabari KA. Diagnosis and Treatment of Seborrheic Keratosis. Am Fam Physician. 91(3), 2015:185-190.
  5. http://www.eczema.org/atopic
  6. 6,0 6,1 http://www.healthline.com/health/skin/seborrheic-dermatitis# RiskFactors3
  7. Alavian CN, McEnery-Stonelake M. Keratosis, Seborrheic. The 5-Minute Clinical Consult Standard 2015. Philadelphia: Wolters Kluwer Health, 2015, 3572–3580.
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-dermatitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20031872
  9. 9,0 9,1 http://nes.yoomee.com/adult-seborrhoeic-eczema
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 10,4 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-dermatitis/basics/treatment/con-20031872
  11. http://www.drugs.com/sfx/selenium-sulfide-topical-side-effects.html
  12. Satchell AC, Saurajen A, Bell C, Barnetson RS. Treatment of dandruff with 5% tea tree oil shampoo. J Am Acad Dermatol. 2002;47(6):852–855.
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2888552/# b33-ptj35_6p348
  14. Henley DV, Lipson N, Korach KS, Bloch CA. Prepubertal gynecomastia linked to lavender and tea tree oils. N Engl J Med.2007;356(5):479–485
  15. 15,0 15,1 15,2 15,3 15,4 15,5 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2888552/# b29-ptj35_6p348
  16. 16,0 16,1 16,2 16,3 16,4 16,5 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2888552/#b29-ptj35_6p348
  17. http://www.drugs.com/cdi/pyrithione-zinc-shampoo.html
  18. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a605014.html
  19. http://www.webmd.com/drugs/2/drug-75147-179/ketoconazole-topical/ketoconazoleshampoo-topical/details
  20. 20,0 20,1 Peter RU, Richard-Barthauer U. Successful treatment and prophylaxis of scalp seborrhoeic dermatitis and dandruff with 2% ketoconazole shampoo: results of a multicentre, double-blind, placebo-controlled trial. Br J Dermatol. 1995;132(3):441-445.
  21. 21,0 21,1 21,2 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11485891
  22. 22,0 22,1 http://www.nursingcenter.com/JournalArticle?Article_ID=1198036
  23. Al-Waili NS. Therapeutic and prophylactic effects of crude honey on chronic seborrheic dermatitis and dandruff. Eur J Med Res. 2001;6(7):306-308.
  24. http://www.drugs.com/cdi/coal-tar-shampoo.html
  25. http://nes.yoomee.com/infantile-seborrhoeic
  26. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/cradle_cap.html
  27. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/cradle_cap.html#
  28. 28,0 28,1 28,2 http://kidshealth.org/parent/infections/skin/cradle_cap.html#
  29. 29,0 29,1 http://nationaleczema.org/eczema/child-eczema/infants-toddlers/
  30. Poindexter GB, Burkhart CN, Morrell DS. Therapies for Pediatric seborrheic dermatitis. Pediatr Ann. 2009;38(6):333-338.
  31. Schwartz JR, Rocchetta H, Asawanonda P, Luo F, Thomas JH. Does tachyphylaxis occur in the long-term management of scalp seborrheic dermatitis with pyridine zinc-based treatments? Int J Dermatol 48(1), 2009:79-85.
  32. Ortonne JP, Nikkels AF, Reich K, et al. Efficacious and safe management of moderate to severe scalp seborrhoeic dermatitis using clobetasol propionate shampoo 0.05% combined with ketoconazole shampoo 2%: a randomized, controlled study. Br J Dermatol. 2011;165(1):171-176.
  33. http://health.usnews.com/health-conditions/allergy-asthma-respiratory/atopic-dermatitis-or-eczema/treatment# 8
  34. Lee E, Koo J, Berger T. UVB phototherapy and skin cancer risk: A review of the literature. Int J Dermatol. 2005;44(5):355–360.
  35. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2888552/#b44-ptj35_6p348
  36. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eczema/basics/treatment/con-20032073
  37. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-dermatitis/basics/treatment/con-20031872
  38. Berk T, Scheinfeld, N. Seborrheic Dermatitis. P T. 2010;35(6):348-352.