Kiểm soát khi chàm bùng phát

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chàm là từ chung dùng để chỉ một số bệnh về da. Có 3 loại dạng bệnh chàm phổ biến nhất là chàm dị ứng (viêm da dị ứng), chàm tiếp xúc (viêm da tiếp xúc) và chàm tổ đỉa.[1] Cách kiểm soát bệnh chàm bùng phát sẽ tùy thuộc vào dạng bệnh. Người bệnh có xu hướng sẽ trải qua các thời kỳ theo chu kỳ khi bị chàm: thời điểm da bình thường, có dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên, và chàm bùng phát mạnh.

Các bước[sửa]

Hiểu về các loại bệnh chàm[sửa]

  1. Xác định yếu tố kích thích chàm cơ địa. Chàm cơ địa cơ bản là một phản ứng dị ứng mãn tính. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị chàm cơ địa.[2] Bệnh có thể bùng phát do tác nhân kích ứng, dị nguyên, căng thẳng, chất liệu vải và da khô.[3] Nếu bị dị ứng thực phẩm, bạn có nguy cơ cao bị chàm cơ địa.[4]
    • Chàm cơ địa thường di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và người dễ bị chàm cơ địa cũng dễ bị sốt hoặc hen suyễn.[3]
    • Chàm cơ địa ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu ở vùng đầu, hai bên má hoặc da đầu của trẻ và có thể lan đến các vùng khác. Chàm có biểu hiện là những mụn nhỏ, đỏ gây ngứa hoặc phát ban có vảy. Khi lan rộng, chàm thường xuất hiện ở khuỷu tay hoặc đầu gối và có thể lan rộng khắp cơ thể, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chàm cơ địa không lây nhiễm.[5]
  2. Xác định yếu tố kích thích chàm tiếp xúc. Chàm tiếp xúc (viêm da tiếp xúc) cũng là một phản ứng dị ứng nhưng không mãn tính như chàm cơ địa. Viêm da tiếp xúc chỉ xuất hiện khi da tiếp xúc với một tác nhân kích ứng cụ thể. [6] Các tác nhân kích ứng phổ biến nhất là một số kim loại, cây thường xuân độc, xà phòng và thậm chí là nước hoa hoặc mỹ phẩm trang điểm. Chàm tiếp xúc cũng không lây nhiễm.[6]
    • Chàm tiếp xúc cũng biểu hiện là những mụn nước nhỏ, đỏ gây ngứa. Mụn nước có thể chảy dịch và biến thành vùng da đóng vảy.[7]
  3. Xác định nguy cơ mắc chàm tổ đỉa. Chàm tổ đỉa ít phổ biến hơn chàm cơ địa. Bệnh thường chỉ xuất hiện trên bàn tay và bàn chân. [8] Chàm tổ đỉa bùng phát có thể là do căng thẳng, dị ứng, tiếp xúc quá nhiều với nước, da khô và tiếp xúc với một số kim loại như niken. [9]
    • Chàm tổ đỉa ban đầu là một mảng mụn nước nhỏ gây ngứa. Khi vỡ ra, da sẽ giống như có vảy.[8]
    • Phụ nữ có nguy cơ mắc chàm tổ đỉa cao gấp đôi nam giới.[9]
    • Chàm tổ đỉa mãn tính thường ít bùng phát sau tuổi trung niên.[10]

Kiểm soát chàm cơ địa[sửa]

  1. Thoa kem corticosteroid. Mặc dù mất đến 3 tuần nhưng loại kem này giúp giảm đáng kể tình trạng chàm bùng phát. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc mạnh hơn thuốc không kê đơn.[11]
    • Thời điểm tốt nhất để thoa kem là ngay sau khi tắm. Thoa kem lên vùng da bị chàm.[11]
    • Chỉ được dùng kem corticosteroid khi được bác sĩ hướng dẫn vì kem có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng quá lâu trên một vùng da cụ thể.
  2. Tắm bồn nước ấm. Nước ấm có thể giúp giảm triệu chứng bệnh chàm và đẩy chất độc ra khỏi da. Trẻ bị chàm cơ địa chỉ nên tắm nước ấm một lần mỗi ngày và không quá 10 phút.[12] Có thể cho thêm một ít dầu tắm vào nước và thoa dưỡng ẩm hoặc kem corticosteroid cho trẻ sau khi tắm.
    • Keo bột yến mạch cũng hiệu quả trong một số trường hợp. Bạn có thể mua keo bột yến mạch ở hiệu thuốc. Cho keo vào bồn nước ấm và ngâm mình 10-15 phút. [13]
    • Khi da bị nhiễm trùng, bạn nên tắm bồn để làm mềm vảy. Nhẹ nhàng chà lớp vảy đi sau khi ngâm mình để có thể thoa kem trực tiếp lên da. [14]
    • Không cho xà phòng tắm hoặc các chất phụ gia khác vào bồn tắm để tránh kích ứng da.
  3. Hỏi bác sĩ da liễu về việc tắm bồn nước tẩy. Tắm bồn nước tẩy nghe có vẻ hại da nhưng thực chất rất hữu ích trong việc tiêu diệt vi khuẩn trên da do chàm gây ra. Nếu bác sĩ đồng ý, bạn có thể cho 1/2 cốc nước tẩy gia dụng vào bồn nước ấm. Bạn hoặc trẻ có thể ngâm mình trong bồn nước tẩy một lần mỗi ngày và không ngâm quá 5-10 phút.[15]
    • Để pha bồn nước tẩy cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, nên cho 1 thìa cà phê nước tẩy vào 4 lít nước.
    • Không thoa nước tẩy trực tiếp lên da. Hành động này có thể gây kích ứng.
  4. Loại bỏ tác nhân kích ứng. Mặc dù không dễ nhưng việc loại bỏ tác nhân kích ứng hoặc dị nguyên có thể giúp kiểm soát chàm cơ địa. Tác nhân kích ứng như xà bông cục, bột giặt, nước hoa và khói thuốc lá đều có thể là nguyên nhân khiến chàm cơ địa bùng phát. [3]
    • Khi loại bỏ tác nhân kích ứng ảnh hưởng đến người bị chàm cơ địa, bạn nên thử loại bỏ từng tác nhân một. Ví dụ, có thể bắt đầu sử dụng nước giặt quần áo tự nhiên hơn. Nếu nước giặt không phải tác nhân kích ứng, bạn có thể thử đổi xà phòng tắm sang loại khác.[11]
  5. Loại bỏ dị nguyên. Khi bị chàm cơ địa, bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với một số dị nguyên, bao gồm thực phẩm và dị nguyên trong không khí. Chúng có thể gây phản ứng bình thường hoặc khiến chàm cơ địa bùng phát. Bạn nên tìm cách xác định dị nguyên bằng cách ghi chép nhật ký thực phẩm để có thể theo dõi phản ứng dị ứng đối với thực phẩm tiêu thụ.[3]
    • Đối với trường hợp dị ứng thực phẩm, những thực phẩm như lạc, lúa mì, đậu nành, sữa và trứng có thể gây phản ứng dị ứng, bao gồm chàm, ở trẻ nhỏ và người lớn bị chàm cơ địa. [3]
    • Bạn cũng có thể bị nhạy cảm với một số dị nguyên trong không khí như lông vật nuôi, phấn hoa và bụi.[3]
    • Hỏi bác sĩ về xét nghiệm dị ứng nếu bạn không thể tự xác định tác nhân kích ứng hoặc dị nguyên.
    • Một số tình trạng dị ứng thực phẩm, đặc biệt là lạc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc trẻ dị ứng với thực phẩm, bạn nên tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức.
  6. Tránh sử dụng một số loại vải. Vải chà xát vào da như len và một số loại vải sợi nhân tạo có thể khiến chàm cơ địa bùng phát. Vì vậy, bạn nên chọn chất liệu vải không chà xát da và mặc quần áo vừa người. Chất liệu vải tự nhiên như cotton, lụa và tre là những lựa chọn thích hợp. Tránh sử dụng vải len. [3]
    • Ngoài ra, bạn có thể mua quần áo không mác hoặc nên nhớ bỏ mác quần áo khi mặc để tránh cọ xát vào da.[16]
    • Luôn giặt quần áo mới trước khi mặc vì chúng có thể vẫn dính thuốc nhuộm và hóa chất kích ứng.[16]
  7. Thoa kem dưỡng ẩm hoặc lotion hai lần mỗi ngày. Luôn giữ ẩm cho da để hạn chế tình trạng chàm bùng phát. Bên cạnh đó, dưỡng ẩm còn giúp làm mềm da, xoa dịu cơn đau do chàm.[16]
    • Nên chọn loại kem đặc và không hương liệu. Hương liệu có thể kích thích da nếu da bị chàm. Trên thực tế, một số sản phẩm như sáp dưỡng ẩm cũng rất hiệu quả. [16]
  8. Thử áp dụng liệu pháp quấn ẩm. Liệu pháp quấn ẩm là quy trình đắp băng gạc ẩm lên da vào buổi tối để xoa dịu vùng da bị chàm. Liệu pháp này giúp hạ nhiệt trên da, ngăn bạn không gãi ngứa và giúp dưỡng ẩm cho da. [17]
    • Đầu tiên, thoa kem corticosteroid lên vùng da bị chàm. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm lên khắp người. Nên nhớ rằng kem corticosteroid chỉ nên thoa lên vùng da bị chàm.[18]
    • Ngâm khăn tắm, bằng gạc sạch hoặc khăn giấy vào nước có nhỏ một ít dầu tắm không mùi. Quấn khăn ướt quanh vùng da bị chàm, đặc biệt là vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Bạn có thể sẽ phải quấn toàn bộ cánh tay và chân nếu bị chàm nghiêm trọng. Có thể thử mặc áo ẩm nếu ngực bị kích ứng. [18]
    • Tháo băng quấn vào sáng hôm sau. Hoặc bạn cũng có thể quấn băng cả ngày nhưng nhớ tháo khi băng khô.[18]
    • Đặt khăn mát, hơi ẩm lên mặt nhưng không quấn quanh mặt. Đắp mặt khoảng 5 phút.[18]
  9. Không gãi. Hành động gãi khiến phát ban trở nặng hơn. Trên thực tế, gãi vùng da phát ban có thể khiến da dày lên và gây nhiễm trùng.[19]
    • Nếu khó kiềm chế cơn gãi ngứa, bạn nên cắt ngắn móng tay hoặc dùng băng cá nhân quấn quanh đầu ngón tay.
  10. Uống thuốc kháng histamin. Thuốc kháng histamine đường uống như Diphenhydramine (Benadryl) có thể giúp giảm ngứa do chàm. Vì thuốc có thể gây buồn ngủ nên tốt nhất hãy uống trước khi đi ngủ.[20]
  11. Hỏi bác sĩ về những lựa chọn khác. Nếu chàm cơ địa không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng các thuốc thoa hoặc thuốc uống khác. Ngoài ra, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ da liễu để được kê đơn các thuốc khác.[20]
    • Nếu da bị nhiễm trùng hoặc có vết thương hở do gãi, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid dạng thuốc uống hoặc tiêm. Các thuốc này ức chế viêm bằng cách “bắt chước” tác dụng tự nhiên của hormone trong cơ thể với liều lớn hơn. Thuốc cũng có khả năng gây tác dụng phụ và không được khuyến nghị trong trường hợp chàm nhẹ hoặc sử dụng lâu dài.[20][21]
    • Một lựa chọn khác đó là kem tái tạo da. Nhóm thuốc ức chế calcineurin (ví dụ như Tacrolimus, Pimecrolimus) có khả năng làm thay đổi hệ miễn dịch khi thoa lên da, giúp giảm tình trạng bùng phát chàm cơ địa. Các thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được dùng trong trường hợp nặng. [20]

Kiểm soát chàm tiếp xúc[sửa]

  1. Loại bỏ yếu tố kích ứng. Nếu thấy da nổi phát ban khi chạm vào một vật gì đó, bạn nên rửa da thật sạch bằng nước ấm và xà phòng.[22]
    • Da có thể bị nổi đỏ, nổi nốt phồng nhỏ, ngứa, mụn nước nhỏ và/hoặc da ấm. [22]
    • Ngoài ra, nên giặt/rửa sạch những vật tiếp xúc với yếu tố kích ứng mà bạn sử dụng thường xuyên như quần áo.[22]
  2. Không gãi. Mặc dù khó kiềm chế nhưng bạn nên tránh gãi hết sức có thể. Gãi sẽ khiến phát bạn trở nặng và có thể gây nhiễm trùng.[22]
  3. Dùng thuốc kháng histamin. Vì chàm tiếp xúc là một dạng phản ứng dị ứng nên bạn có thể uống thuốc kháng histamin không kê đơn như Loratadine hoặc Cetirizine. Uống thuốc một lần mỗi ngày để kiểm soát triệu chứng.[23]
  4. Loại bỏ yếu tố kích ứng và dị nguyên. Tương tự như chàm cơ địa, chàm tiếp xúc có thể dùng phát do dị nguyên hoặc yếu tố kích ứng, ngay cả khi bạn chỉ hít phải hoặc ăn chúng.[23] Vì vậy, bạn nên đổi xà phòng tắm và nước giặt để xác định tác nhân kích thích là gì, đồng thời ghi chép nhật ký thực phẩm để xác định thực phẩm khiến chàm tiếp xúc bùng phát.
    • Lưu ý có thể có nhiều hơn hai yếu tố gây ra bệnh chàm. Chàm có thể bùng phát do cả mỹ phẩm trang điểm và kem chống nắng. Bên cạnh đó, đôi khi ánh nắng cũng có thể là yếu tố gây ra chàm khi kết hợp với một yếu tố kích ứng khác.[22]
  5. Hỏi bác sĩ về xét nghiệm dị ứng áp da. Xét nghiệm áp da là một cách giúp xác định nguyên nhân gây chàm tiếp xúc. Bác sĩ sẽ áp một dị nguyên và yếu tố kích ứng nhất định lên da và bạn sẽ mang theo chúng 48 tiếng. Khi quay lại phòng khám, bác sĩ sẽ xác định bạn phản ứng với tác nhân nào để giúp tránh tiếp xúc về sau.[23]
  6. Tránh dị nguyên và yếu tố kích ứng. Khi đã xác định được nguyên nhân gây chàm tiếp xúc, bạn cần tránh tiếp xúc với chúng. Ví dụ, nếu một loại nước giặt hoặc xà phòng gây chàm tiếp xúc, bạn sẽ cần đổi sang dùng sản phẩm của thương hiệu khác, tốt nhất là sản phẩm tự nhiên và không hương liệu.[23]
  7. Dùng sản phẩm dưỡng ẩm thường xuyên. Da được dưỡng ẩm sẽ ít bị chàm. Bên cạnh đó, dưỡng ẩm có thể giúp giảm đau do chàm bằng cách làm mềm vùng da nứt nẻ.[23]
    • Thoa sản phẩm dưỡng ẩm đặc lên da nhiều lần mỗi ngày.
  8. Thử quấn ướt. Giống như trường hợp chàm cơ địa, chàm tiếp xúc nặng có thể điều trị bằng cách quấn ướt. Đắp băng gạc hoặc khăn tắm ướt lên vùng da đã thoa dưỡng ẩm qua đêm để xoa dịu da.[23]
  9. Sử dụng kem steroid. Giống như chàm cơ địa, triệu chứng chàm tiếp xúc có thể giảm bớt nhờ kem steroid. Thoa kem lên vùng da bị chàm sau khi tắm hoặc vào buổi tối.[24]
  10. Hỏi bác sĩ về thuốc uống corticosteroid. Nếu phản ứng quá nghiêm trọng, bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc uống corticosteroid. Thuốc có thể giúp giảm viêm trên cơ thể.[24]
    • Bạn cũng có thể cần dùng kháng sinh nếu phát ban bị nhiễm trùng.[24]

Kiểm soát chàm tổ đỉa[sửa]

  1. Dùng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ. Kem và thuốc mỡ đặc biệt hữu ích trong trường hợp chàm tổ đỉa - thường xuất hiện trên bàn tay và bàn chân. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm công thức chuyên biệt cho da tay và chân.
    • Sáp dưỡng ẩm cũng có thể giúp giữ ẩm cho da.
    • Bạn có thể mua kem bảo vệ da như Tetrix để giúp giảm tiếp xúc với yếu tố kích ứng da. Kem Tetrix rất hữu ích trong trường hợp bạn phải kiểm soát các chất kích ứng như nước, xi-măng hoặc niken khi làm việc.
  2. Sử dụng kem corticosteroid. Kem corticosteroid rất hiệu quả đối với bất kỳ dạng chàm nào. Bác sĩ có thể kê đơn một loại kem corticosteroid giúp điều trị tình trạng chàm bùng phát.[25]
    • Thoa kem sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Trên thực tế, bạn có thể thoa kem buổi tối rồi đeo găng tay cotton để giữ kem trên bàn tay.[26]
  3. Không gãi. Gãi sẽ khiến phát ban trở nặng hơn. Bên cạnh đó, mụn nước vỡ ra cũng sẽ khiến phát ban nặng hơn. Để mụn nước tự lành thay vì làm vỡ sẽ giúp da lành lại nhanh hơn.[26]
  4. Tránh nước. Khác với các dạng chàm khác, nước có thể gây kích ứng chàm tổ đỉa. Vì vậy, bạn nên tránh cho tay và chân tiếp xúc với nước hết sức có thể.[26]
    • Toát mồ hôi có thể khiến chàm bùng phát. Nếu bạn đổ nhiều mồ hôi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
    • Ngoài ra, nên lau tay thật khô nếu tay bị ướt.
  5. Tránh một số kim loại và yếu tố kích ứng khác. Kim loại như niken, crom và coban có thể khiến chàm bùng phát. Làm việc với bê tông có thể khiến bạn tiếp xúc với các kim loại này.[9] Các hóa chất khác ở nơi làm việc và môi trường cũng có thể khiến chàm bùng phát.
    • Mang găng tay để tránh tiếp xúc tay với yếu tố kích ứng.
  6. Sử dụng Calamine. Loại lotion này giúp xoa dịu vùng da phát ban và giảm ngứa.[26]
    • Bạn có thể thoa lotion sau khi rửa tay hoặc sau khi tắm.
  7. Thử ngâm tay trong nước cây phỉ. Bạn có thể mua sản phẩm chăm sóc da từ cây phỉ ở hiệu thuốc. Cây phỉ là chất làm se. Ngâm tay trong nước cây phỉ giúp xoa dịu phát ban và đẩy nhanh quá trình phục hồi.[27]
  8. Thử áp dụng các phương pháp giúp thư giãn. Chàm tổ đỉa có thể bùng phát khi bạn căng thẳng. Do đó, nên tìm cách giảm mức độ căng thẳng bằng cách kết hợp các thói quen giúp tĩnh tâm trong cuộc sống như tập thiền.[9]
    • Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng, có thể là do công việc hoặc trong cuộc sống, là bước đầu tiên để đối đầu với căng thẳng. Tránh hoặc thay đổi những thứ bạn có thể như phớt lờ tin xấu, và nên cố gắng thay đổi thay độ tiếp nhận những yếu tố gây căng thẳng khác.[28]
    • Xác định nguyên nhân gây căng thẳng. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng, có thể là do công việc hoặc trong cuộc sống, là bước đầu tiên để đối đầu với căng thẳng. Tránh hoặc thay đổi những thứ bạn có thể như phớt lờ tin xấu, và nên cố gắng thay đổi thay độ tiếp nhận những yếu tố gây căng thẳng khác.[29]
  9. Trao đổi với bác sĩ về việc dùng kem hoặc thuốc ức chế miễn dịch. Chàm tổ đỉa là một phản ứng miễn dịch nên kem hoặc thuốc ức chế miễn dịch có thể giúp ích. Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm có Tacrolimus và Pimecrolimus.[25]
    • Bác sĩ có thể quyết định loại kem hoặc thuốc uống nào hiệu quả hơn trong trường hợp của bạn.
  10. Hỏi bác sĩ về liệu pháp ánh sáng. Phép điều trị bằng ánh sáng này có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm, đặc biệt là khi dùng kết hợp với thuốc để giúp bạn hấp thụ ánh sáng cực tím được sử dụng.[25]
    • Thông thường, phép điều trị này chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.[25]

Lời khuyên[sửa]

  • Đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh chàm. Bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất.

Cảnh báo[sửa]

  • Đi khám bác sĩ ngay nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng như da đỏ nhiều, da ấm, sưng hoặc có mủ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/e---h/eczema
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eczema/basics/definition/con-20032073
  3. 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 http://www.niams.nih.gov/Health_Info/Atopic_Dermatitis/default.asp
  4. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/a---d/atopic-dermatitis/who-gets-causes
  5. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/eczema_atopic_dermatitis.html
  6. 6,0 6,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/basics/definition/con-20032048
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/basics/symptoms/con-20032048
  8. 8,0 8,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dyshidrosis/basics/definition/con-20026887
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000832.htm
  10. http://emedicine.medscape.com/article/1122527-overview
  11. 11,0 11,1 11,2 http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/eczema-and-atopic-dermatitis.printerview.all.html
  12. http://nationaleczema.org/eczema/child-eczema/infants-toddlers/
  13. http://dermnetnz.org/treatments/oatmeal.html
  14. http://skincentre.com.au/wet-wraps-eczema-2/
  15. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/a---d/atopic-dermatitis/eczema-bleach-bath-therapy
  16. 16,0 16,1 16,2 16,3 https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/a---d/atopic-dermatitis/tips
  17. http://www.medscape.com/viewarticle/515440
  18. 18,0 18,1 18,2 18,3 http://www.dermnetnz.org/procedures/wet-wraps.html
  19. http://kidshealth.org/parent/infections/skin/eczema_atopic_dermatitis.html#
  20. 20,0 20,1 20,2 20,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eczema/basics/treatment/con-20032073
  21. http://www.mayoclinic.org/steroids/art-20045692
  22. 22,0 22,1 22,2 22,3 22,4 http://acaai.org/allergies/types/skin-allergies/contact-dermatitis
  23. 23,0 23,1 23,2 23,3 23,4 23,5 https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/diseases-and-treatments/a---d/contact-dermatitis/diagnosis-treatment-and-outcome
  24. 24,0 24,1 24,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/contact-dermatitis/basics/treatment/con-20032048
  25. 25,0 25,1 25,2 25,3 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dyshidrosis/basics/treatment/con-20026887
  26. 26,0 26,1 26,2 26,3 http://www.nhs.uk/Conditions/pompholyx/Pages/Introduction.aspx
  27. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dyshidrosis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20026887
  28. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/basics/stress-relief/hlv-20049495
  29. http://www.mindbodygreen.com/0-16452/6-simple-meditation-techniques-for-real-people.html