Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Điều trị bệnh chín mé
Từ VLOS
Chín mé là bệnh nhiễm trùng ở đầu ngón tay do vi-rút Herpes Simplex (HSV) gây ra, ảnh hưởng đến khoảng 90% dân số thế giới.[1] Bạn nên điều trị ngay khi phát hiện nhiễm trùng hoặc nếu bác sĩ nhận thấy vùng nhiễm trùng trở nặng. Chín mé lần đầu tiên bị sưng mủ có thể gây khó chịu nhất, sau đó bệnh tái phát thường ít đau hơn và kéo dài không lâu bằng lần đầu. Vì khoảng 20-50% trường hợp sẽ tái phát nên phòng ngừa là bước rất quan trọng. [2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Chẩn đoán bệnh chín mé[sửa]
-
Nhớ
lại
xem
có
tiếp
xúc
với
người
mang
vi-rút
không.[3]
Vi-rút
Herpes
simplex
(HSV)
rất
phổ
biển
và
dễ
lây.
HSV-1
thường
ảnh
hưởng
đến
vùng
mặt
và
gây
lở
miệng
(mụn
rộp
gây
đau
trên
môi).
HSV-2
thường
gây
mụn
sinh
dục
và
rất
đau
đớn.
- HSV-1 có thể lây lan thông qua hôn môi hoặc khẩu giao, còn HSV-2 có thể lây lan thông qua tiếp xúc da với vùng sinh dục bị nhiễm trùng.
- Cần biết rằng HSV có thể tồn tại trong thời gian dài. Có thể bạn đã nhiễm vi-rút từ rất lâu, nhưng vi-rút vẫn sẽ tồn tại và phát triển mạnh trong tế bào thần kinh (nơi chúng trú ngụ). Căng thẳng và miễn dịch kém (bị bệnh) thường là nguyên nhân kích thích vi-rút hoạt động từ giai đoạn phát triển mạnh.
- Ngay cả khi không thể nhớ có từng tiếp xúc với người mang vi-rút HSV-1 không, bạn vẫn nên cẩn thận nhớ xem mình có bao giờ bị lở miệng hay không.
-
Nhận
biết
triệu
chứng
ban
đầu.
Trong
"tiền
triệu"
hay
giai
đoạn
ban
đầu
của
bất
cứ
bệnh
nào,
các
triệu
chứng
sẽ
giúp
xác
định
khởi
phát
của
bệnh.
Đối
với
bệnh
chín
mé,
triệu
chứng
thường
xuất
hiện
2-20
ngày
sau
tiếp
xúc
ban
đầu,
gồm
có:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Cơn đau bất thường
- Tê
- Ngứa ran cục bộ [4]
-
Quan
sát
những
triệu
chứng
điển
hình
hơn
trong
giai
đoạn
bệnh.
[5]
Khi
giai
đoạn
ban
đầu
đã
qua,
bạn
sẽ
nhận
thấy
những
triệu
chứng
cụ
thể
hơn
giúp
xác
định
bệnh
chín
mé:
- Sưng, đỏ và phát ban, mụn nước đầy mủ quanh vùng ngứa ran.[6]
- Mụn nước có thể vỡ ra và chảy dịch màu trắng, trong.
- Mụn nước có thể hợp nhất và chuyển màu đen/nâu.
- Loét hay tình trạng vỡ da, có thể xuất hiện sau đó.
- Triệu chứng có thể hết sau 10 ngày đến 3 tuần.
-
Tiếp
nhận
chẩn
đoán
y
tế
chính
thức.
Vì
chín
mé
thiên
về
chẩn
đoán
lâm
sàng
nên
thường
không
cần
xét
nghiệm
bổ
sung.
Thay
vào
đó,
bác
sĩ
sẽ
xem
xét
triệu
chứng
và
tiền
sử
bệnh
-
bao
gồm
chẩn
đoán
HSV
-
để
chẩn
đoán
bệnh
chín
mé.
Bác
sĩ
cũng
có
thể
lấy
máu
để
tiến
hành
xét
nghiệm
máu
toàn
bộ
(CBC)
với
một
chút
khác
biệt
(xác
định
lượng
tế
bào
bạch
cầu).
Xét
nghiệm
này
giúp
bác
sĩ
xem
bạn
có
đủ
tế
bào
miễn
dịch
để
chống
nhiễm
trùng
không,
hay
bạn
có
bị
rối
loạn
chức
năng
miễn
dịch
gây
nhiễm
trùng
tái
phát
không.
- Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm vi-rút HSV nếu bạn chưa được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ phân tích mẫu máu để tìm kháng thể vi-rút, yêu cầu tiến hành xét nghiệm PCR (để phát hiện ADN của vi-rút) và/hoặc yêu cầu cấy vi-rút (để xem vi-rút HSV thực sự có sinh sôi trong máu của bạn không). [7]
Tiếp nhận điều trị ban đầu[sửa]
-
Uống
thuốc
kháng
vi-rút.
Nếu
bệnh
chín
mé
được
chẩn
đoán
trong
vòng
48
tiếng
sau
khi
triệu
chứng
xuất
hiện,
bác
sĩ
có
thể
kê
đơn
thuốc
kháng
vi-rút.
Thuốc
có
thể
là
dạng
thoa
tại
chỗ
(kem)
hoặc
thuốc
uống
(viên)
và
sẽ
giúp
làm
giảm
mức
độ
nghiêm
trọng
của
nhiễm
trùng,
đồng
thời
đẩy
nhanh
tốc
độ
lành
lại.[8]
Vì
vậy,
việc
tìm
kiếm
chăm
sóc
y
tế
là
rất
quan
trọng.
- Thuốc thường được kê đơn gồm có Acyclovir 5% dạng thoa, thuốc uống Acyclovir, thuốc uống Famciclovir hoặc Valacyclovir.
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Liều uống có thể được điều chỉnh cho phù hợp với trẻ nhỏ nhưng quy trình điều trị không khác nhau.
-
Cẩn
trọng
để
ngăn
nhiễm
trùng
lây
lan.[6]
Vì
vi-rút
có
thể
lây
lan
qua
tiếp
xúc
nên
bác
sĩ
có
thể
khuyên
bạn
không
chạm
vào
người
khác,
hoặc
thậm
chí
là
không
tự
chạm
vào
ngón
tay
bị
chín
mé.
Nói
chung,
bạn
nên
tránh
chạm
vào
vùng
cơ
thể
chứa
mủ
hoặc
dịch
tiết
từ
cơ
thể.
Bao
gồm
mắt,
miệng,
lưỡi,
bộ
phận
sinh
dục,
tai
và
ngực.
- Không đeo kính áp tròng cho đến khi chữa khỏi bệnh. Chạm vào kính rồi đưa kính vào mắt có thể gây nhiễm trùng mắt.
- Quấn vùng bị nhiễm trùng.[6] Bác sĩ có thể dùng băng, vải hoặc vật liệu quấn khô cùng băng y tế để quấn quanh vùng nhiễm trùng. Bạn cũng có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách tự mua băng quấn ở hiệu thuốc. Nên thay băng quấn hàng ngày để giữ vệ sinh. Cẩn thận hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn quấn vùng bị nhiễm trùng và đeo găng tay bên ngoài.
- Theo dõi trẻ bị chín mé. Hơn cả người lớn, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ý thức về đôi tay của chúng. Vì vậy, bạn cần theo dõi và không cho trẻ ngậm ngón tay bị nhiễm trùng, không chạm tay vào mắt hoặc chạm bất kỳ vùng cơ thể nào chứa hoặc mang dịch. Nên theo dõi ngay cả khi đã quấn kỹ ngón tay bị nhiễm trùng của trẻ.
-
Uống
thuốc
giảm
đau
nếu
cần
thiết.[9]
Bác
sĩ
có
thể
kê
đơn
hoặc
khuyên
dùng
thuốc
giảm
đau
không
kê
đơn
như
Advil,
Tylenol,
Ibuprofen
hoặc
Aspirin.
Các
thuốc
này
sẽ
giúp
giảm
cơn
đau
và
giảm
viêm
để
vết
nhiễm
trùng
lành
lại.
Nếu
đi
khám
bác
sĩ
trong
vòng
48
tiếng
sau
khi
triệu
chứng
xuất
hiện,
bạn
có
thể
chỉ
cần
được
kê
thuốc
giảm
đau.
- Trẻ nhỏ và thiếu niên bị nhiễm vi rút không nên uống Aspirin. Những đối tượng này có nguy cơ mắc chứng bệnh ở đa cơ quan có thể gây tử vong gọi là hội chứng Reye.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thuốc giảm đau không kê đơn khi bị nhiễm vi-rút.
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc. Không vượt quá liều dùng tối đa mỗi ngày.
-
Yêu
cầu
bác
sĩ
xét
nghiệm
nhiễm
khuẩn.[10]
Nếu
có
phá
vỡ
bọng
nước
trên
ngón
tay,
bạn
có
thể
khiến
các
mảnh
vỡ
và
vi
khuẩn
xâm
nhập
vào.
Bệnh
chín
mé
là
bệnh
nhiễm
vi-rút
nhưng
bạn
có
thể
gặp
vấn
đề
do
nhiễm
khuẩn
(biểu
hiện
là
mụn
nước
đen,
có
mùi
và
chảy
mủ
màu
trắng).
- Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu toàn bộ để phát hiện tế bào miễn dịch hay tế bào bạch cầu.
- Lượng tế bào bạch cầu sẽ cao khi bạn bị nhiễm khuẩn.
- Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm này sau khi bạn đã uống xong kháng sinh để kiểm tra nồng độ tế bào bạch cầu bình thường. Xét nghiệm này không cần thiết nếu triệu chứng giảm bớt và không gây nghi ngờ thêm.
-
Uống
kháng
sinh
theo
đơn
thuốc.
Bác
sĩ
có
thể
sẽ
xác
nhận
chẩn
đoán
nhiễm
vi
khuẩn
trước
khi
kê
đơn
kháng
sinh.
Nguyên
nhân
là
vì
lạm
dụng
kháng
sinh
có
thể
khiến
vi
khuẩn
thích
ứng
và
kháng
thuốc.
Tuy
nhiên,
khi
tình
trạng
nhiễm
khuẩn
được
xác
định,
việc
điều
trị
bằng
kháng
sinh
sẽ
rất
đơn
giản.[11]
- Luôn tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn thuốc.
- Phải uống hết liều kháng sinh như được kê đơn, ngay cả khi triệu chứng đã hết.
Điều trị chín mé bằng liệu pháp tại nhà[sửa]
- Không đâm vào mụn nước. Giống như cảm giác muốn nặn mụn, bạn có thể sẽ muốn bóp hoặc đâm vào mụn nước. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến vết thương hở ra và nhiễm trùng.[12] Hơn nữa, dịch tiết ra có mang vi-rút có thể lây lan.
-
Ngâm
nước
ấm.[13]
Nước
ấm
có
thể
giúp
giảm
đau
do
bệnh
chín
mé.
Phương
pháp
này
tốt
nhất
đối
với
vết
thương
gây
đau
xuất
hiện
ở
vùng
da
nhiễm
trùng.
Bạn
có
thể
cho
muối
hoặc
muối
Epsom
vào
nước
để
giảm
đau
tốt
hơn.
Muối
nồng
độ
cao
sẽ
giúp
giảm
sưng
do
chín
mé.
- Đổ nước ấm vào vật đựng đủ sâu để ngâm vùng da bị chín mé. Ngâm nước ấm khoảng 15 phút.
- Ngâm nước ấm mỗi khi cơn đau tái phát.
- Sau khi ngâm nước ấm, dùng băng khô quấn quanh ngón tay để ngăn nhiễm trùng lây lan.
- Thêm xà phòng vào nước khi muốn ngâm mụn nước hở. Nếu muốn bóp vỡ mụn nước, bạn có thể cho xà phòng thường hoặc xà phòng kháng khuẩn vào nước ấm để ngâm ngón tay. [14] Nghiên cứu cho rằng xà phòng thường cũng hiệu quả tương tự xà phòng kháng khuẩn trong việc bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và nhiễm trùng. Cho xà phòng vào nước sẽ giúp ngăn bệnh chín mé lây lan vì nước dịch tiết ra sẽ hòa tan vào nước.
-
Thoa
hỗn
hợp
magie
sulphate.
Hỗn
hợp
magie
sulphate
có
thể
giúp
giảm
đau
và
sưng
do
chín
mé.
Mặc
dù
phổ
biến
nhưng
lý
do
vì
sao
magie
sulphate
có
hiệu
quả
như
vậy
lại
chưa
được
xác
định.
Trong
nghiên
cứu
năm
2008,
một
nhóm
bệnh
nhân
mang
vi-rút
HSV-1
và
HSV-2
được
điều
trị
bằng
hỗn
hợp
chứa
magie.
Kết
quả
cho
thấy
triệu
chứng
của
hơn
95%
người
bệnh
đã
giảm
hẳn
trong
vòng
7
ngày.[15]
- Để dùng hỗn hợp magie đúng cách, đầu tiên, bạn cần vệ sinh vùng da bị chín mé bằng chất khử trùng thích hợp. Ví dụ như Isopropyl alcohol, bông hoặc xà phòng chứa cồn.
- Thoa hỗn hợp magie sulphate lên vùng da bị chín mé. Bạn có thể mua magie sulphate tại các hiệu thuốc.
- Dùng băng vải thô hoặc len cotton che vùng da vừa thoa hỗn hợp rồi dùng băng quấn lại.
- Thay băng quấn mỗi ngày và thoa hỗn hợp một đợt mới.
- Dùng túi đá viên.[2] Cảm giác cực lạnh sẽ làm tê liệt dây thần kinh quanh vùng da bị chín mé để giảm đau. Ngoài ra, đá viên còn làm chậm tuần hoàn máu đến vùng nhiễm trùng, giảm tình trạng viêm và sưng gây đau (nếu có). Bạn có thể mua túi đá viên tại hiệu thuốc hoặc tự gói đá viên trong khăn. Nhẹ nhàng chườm túi đá lên vùng da bị chín mé.
- Giảm mức độ căng thẳng. Mặc dù không đơn giản nhưng tránh căng thẳng có thể giúp ngăn bệnh chín mé tái phát. Vi-rút HSV có thể phát triển mạnh trong tế bào thần kinh rất lâu và căng thẳng sẽ kích hoạt chúng.[16] Do đó, tránh căng thẳng là bước quan trọng để phòng bệnh chín mé. Để đối phó với căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngủ đủ và ngon giấc, đồng thời tập thể dục thường xuyên.
Lời khuyên[sửa]
- Chín mé hay còn gọi là giáp sang. Bệnh có thể ảnh hưởng ở cả ngón chân.
- Giảm mức độ căng thẳng để ngăn kích hoạt vi-rút HSV đang phát triển mạnh và ngăn bệnh chín mé tái phát. Để giảm căng thẳng và tăng cường miễn dịch, bạn nên ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngủ đủ giấc và tập thể dục.[16]
- Nên tránh xa, hoặc ít nhất là không chạm vào, người bị tổn thương do vi-rút HSV hoạt động. Dấu hiệu nhận biết thường là mụn nước trên miệng và bộ phận sinh dục.
- Luôn dùng khăn sạch và thay khăn thường xuyên, đặc biệt là nếu bị mụn rộp quanh miệng/ở bộ phận sinh dục. Ước tính cho thấy vi-rút HSV-2 có thể tồn tại kéo dài đến 7 ngày bên ngoài cơ thể.
- Bỏ thói quen đưa tay gần miệng - ví dụ như cắn móng tay hoặc ngậm ngón tay.
- Khi bị mụn rộp ở miệng hoặc ở bộ phận sinh dục, bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào da/bộ phận sinh dục.
- Cẩn thận khi cắt móng tay để tránh cắt trúng da.
- Khi mắc vi-rút HSV, bạn nên dùng băng che vùng da bị chín mé (ngay cả vùng da nhỏ nhất) để ngăn vi-rút lây lan.
Cảnh báo[sửa]
- Điều trị không đúng cách có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn hoặc mất cả ngón tay.[17]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ Wald A, Corey L. 2007.Persistence in the population: epidemiology, transmission. Human Herpesviruses: Biology, Therapy, and Immunoprophylaxis. Chapter 36.
- ↑ 2,0 2,1 http://www.sw.org/HealthLibrary?page=Herpetic%20Whitlow
- ↑ http://www.webmd.com/genital-herpes/pain-management-herpes
- ↑ http://www.skinsight.com/adult/herpeticWhitlow.htm
- ↑ http://www.skinsight.com/adult/herpeticWhitlow.htm
- ↑ 6,0 6,1 6,2 http://www.nhs.uk/conditions/herpetic-whitlow/Pages/Introduction.aspx
- ↑ http://www.nytimes.com/health/guides/disease/herpes-simplex/diagnosis.html
- ↑ Clark D. Dec 1, 2003. Common Acute Hand Infections. American Family Physician Journal. 68(11):2167-2176.
- ↑ http://www.webmd.com/drug-medication/otc-pain-relief-10/pain-relievers-nsaids
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/bacterial-and-viral-infections
- ↑ http://www.webmd.com/a-to-z-guides/using-antibiotics-wisely-topic-overview?page=2
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infectious-diseases/expert-answers/infectious-disease/faq-20058098
- ↑ http://www.foundrysportsmedicine.com/our-blog/bid/104628/Finger-Infections
- ↑ http://www.webmd.com/women/news/20021024/antibacterial-soap-wash
- ↑ Nunes Oda S, Pereira Rde S. 2008. Regression of herpes viral infection symptoms using melatonin and SB-73: comparison with Acyclovir.Journal Pineal Research. May;44(4):373-8.
- ↑ 16,0 16,1 http://www.herpes.org/10-things-you-need-to-know-about-preventing-outbreaks-without-drugs/
- ↑ emedicinehealth, Finger Infection, http://www.emedicinehealth.com/finger_infection/article_em.htm