Điều trị chứng khô miệng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong miệng không có đủ nước bọt, bị đau họng kinh niên hoặc đau khi nhai và nuốt thức ăn có thể là dấu hiệu của chứng khô miệng. Lượng nước bọt thấp làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn và giảm khả năng đưa thức ăn từ môi xuống cổ họng của miệng. Khô miệng có thể là do một số thói quen, bệnh, thuốc chữa bệnh và mất nước nói chung gây ra. Có nhiều cách điều trị khô miệng nhưng xác định nguyên nhân sẽ giúp bạn ngăn khô miệng tái phát.

Các bước[sửa]

Thay đổi chế độ ăn[sửa]

  1. Uống nhiều nước.[1][2][3] Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khô miệng. Nhấp một ngụm nước cũng giúp giảm chứng khô miệng gây ra do bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc. [4]
    • Các bác sĩ khuyến nghị nên uống 8-12 cốc nước, mỗi cốc 240 ml mỗi ngày để bổ sung đủ nước cho cơ thể.[5]
    • Tuy nhiên, uống quá nhiều nước sẽ hòa tan lớp màng nhầy trong miệng và khiến triệu chứng khô miệng nặng thêm. Nếu cảm thấy phải uống quá nhiều nước mới có thể làm dịu cơn khô miệng, bạn nên hỏi bác sĩ về những cách khác.
    • Ngoài cách nhấp một ngụm nước, bạn có thể ngậm đá viên trong miệng (không nhai) để giảm khô miệng.[3]
  2. Tránh hoặc hạn chế đồ uống chứa caffeine.[2][4][6] Caffeine là chất lợi tiểu, tức kích thích tình trạng mất nước. Do đó, caffeine sẽ khiến triệu chứng khô miệng trở nặng. Bạn nên uống nhiều nước nhưng cần tránh uống cà phê, trà, một số loại soda nếu bị khô miệng.
  3. Ăn thức ăn chua.[3] Thức ăn chua kích thích tuyến nước bọt nên rất có ích khi bạn bị khô miệng. Một số thực phẩm chua (ví dụ như hoa quả họ Cam) còn chứa nhiều vitamin C.
    • Lưu ý, quá nhiều axit từ thực phẩm chua có thể gây hại men răng, tăng nguy cơ sâu răng. Để giảm nguy cơ này, bạn nên nhấp một ngụm nước sau khi ăn đồ chua.
  4. Thêm sốt và nước thịt vào món ăn. Khả năng nuốt thức ăn cứng cũng bị ảnh hưởng nếu bạn bị khô miệng. Thêm nguyên liệu dạng lỏng như sốt hoặc nước dùng thịt vào món ăn có thể giúp thức ăn cứng trở nên dễ nuốt hơn. [5]
  5. Ăn thức ăn mềm, ẩm.[5] Những thực phẩm này không cần nhai nhiều và dễ nuốt hơn thực phẩm khô, giòn và dai như thịt dai và bánh mì giòn. Bạn nên ăn thực phẩm mềm như:
    • Sữa chua
    • Bánh Pudding
    • Hoa quả đóng hộp
    • Rau củ nghiền
    • Món đút lò có nguyên liệu nước dùng hoặc sốt
    • Ngũ cốc cắt nhỏ như bột yến mạch
    • Súp và món hầm
    • Sinh tố hoa quả
    • Thịt được chế biến mềm như thịt gà luộc
  6. Nhấp một ngụm nước khi ăn.[2] Miệng khô thiếu nước bọt có thể gây đau hoặc khó nuốt thức ăn. Uống một ít nước khi ăn có thể giúp bạn dễ nuốt thức ăn hơn và bổ sung thêm nước. Bạn có thể uống một ngụm nước, ăn một miếng rồi lại uống một ngụm nước.

Kiểm soát triệu chứng[sửa]

  1. Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách.[2][4][3] Vệ sinh răng miệng kém có thể khiến miệng khô do tích tụ vi khuẩn và mảng bám. Ngoài ra, bản thân chứng khô miệng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề về răng miệng khác. Vì vậy, bạn cần:
    • Đi khám nha sĩ thường xuyên để kiểm tra và vệ sinh răng miệng.
    • Đánh răng sau khi ăn và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
    • Tránh tiêu thụ đồ ăn ngọt và nước ngọt.
  2. Sử dụng nước súc miệng. Nước súc miệng dạng không kê đơn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và mảng bám. Nên súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày nhưng nên dùng nước súc miệng không chứa cồn vì cồn có thể khiến chứng khô miệng nặng thêm.[4][6] Nha sĩ cũng có thể khuyến nghị sử dụng nước súc miệng florua dạng kê đơn để bảo vệ răng và/hoặc nước súc miệng đặc biệt dùng để điều trị chứng khô miệng.
  3. Nhai kẹo cao su hoặc kẹo không đường. Nhai một số loại kẹo có thể giúp kích thích sản sinh nước bọt và làm dịu cơn khô miệng. Kẹo cao su không đường, kẹo không đường, kẹo bạc hà…là lựa chọn phù hợp và cũng không làm tăng nguy cơ sâu răng hay các vấn đề về răng miệng khác. [2][4][7]
    • Xylitol trong kẹo cao su và kẹo không đường có thể gây tiêu chảy hoặc chuột rút nếu tiêu thụ với lượng lớn.
  4. Sử dụng sản phẩm thay thế nước bọt dạng không kê đơn.[1][7][3][6] Có nhiều loại sản phẩm dạng xịt và các sản phẩm có thể tạo chất thay thế nước bọt khi bạn bị khô miệng. Những sản phẩm này có bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Bạn nên chọn sản phẩm chứa xylitol, carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethyl cellulose.
  5. Sử dụng máy tạo ẩm. Đôi khi, chứng khô miệng có thể là do môi trường xung quanh quá khô. Sử dụng máy phun sương tạo ẩm có thể giúp cung cấp độ ẩm cho không khí trong nhà và cải thiện triệu chứng khô miệng.[4]
    • Bạn có thể tìm mua máy phun sương tạo độ ẩm tại hầu hết các hiệu thuốc hoặc cửa hàng đồ gia dụng.
    • Có thể dùng máy tạo ẩm bất cứ lúc nào, nhưng tốt nhất là dùng trong phòng ngủ vào buổi tối.
  6. Thở bằng mũi.[4] Một trong những nguyên nhân phổ biến gây khô miệng là do thở bằng miệng, khiến hơi ẩm thoát ra nhiều hơn. Đôi khi thở bằng miệng trở thành thói quen. Vì vậy, bạn nên sửa thói quen này và thở bằng mũi.
    • Nếu không thể thở bằng mũi, bạn hãy hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc thông mũi hoặc những phương pháp có ích khác.
  7. Bảo vệ môi khô.[2] Khô miệng có thể liên quan đến tình trạng môi khô, nứt nẻ và khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Thoa son dưỡng thường xuyên có thể giúp bảo vệ môi.
  8. Tránh hút thuốc.[4] Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt được sản xuất trong miệng. Mỗi lần hút một hơi thuốc là bạn đang đưa khói thuốc nóng vào miệng. Hắc ín trong thuốc lá cũng gây kích ứng hoặc tắc nghẽn tuyến nước bọt.

Tiếp nhận chăm sóc y tế[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ. Bạn nên đến gặp chuyên gia nếu chứng khô miệng dai dẳng và các phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả. Hãy trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh tật của bản thân. Nhiều bệnh, tình trạng bệnh, hội chứng có thể gây khô miệng, bao gồm:[8]
    • Tiểu đường
    • Bệnh Parkinson
    • Hội chứng Sjögren’s
    • Hội chứng Sicca (khô mắt và miệng)
    • Một số hình thức xạ trị[9]
    • Một số phẫu thuật ở răng, như nhổ răng khôn
    • Sử dụng một số thuốc chữa bệnh, bao gồm thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc điều trị huyết áp, thuốc chống trầm cảm và nhiều thuốc khác
  2. Uống thuốc kê đơn lợi tiết.[2][3] Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dùng để điều trị chứng khô miệng. Hiện tại, có một số thuốc thường dùng như:
    • Cevimeline được dùng để điều trị khô miệng do hội chứng Sjögren’s.
    • Pilocarpine được dùng để điều trị khô miệng do hội chứng Sjögren’s và xạ trị.
    • Amifostine bảo vệ khỏi tổn thương do xạ trị và được nghiên cứu cho thấy giúp giảm mức độ nghiêm trọng của chứng khô miệng ở một số bệnh nhân.
  3. Trao đổi với bác sĩ về tất cả các thuốc chữa bệnh bạn đang uống. Vì khô miệng thường là tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh nên bác sĩ cần xem qua tất cả các thuốc bạn đang uống. Nếu chứng khô miệng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác để thay thế. Trong một số trường hợp, kích ứng đi kèm khô miệng có thể vượt quá lợi ích của thuốc.
  4. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, chứng khô miệng có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát. Nếu bác sĩ kê đơn hoặc khuyến nghị điều trị bằng florua trong một thời gian, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn ngay cả khi chứng khô miệng biến mất sau vài ngày. Như vậy mới có thể điều trị khỏi nguyên nhân gốc rễ và triệu chứng khô miệng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]