Điều trị chứng nhược thị

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Suy giảm thị lực hay còn gọi là “nhược thị”, là tình trạng một mắt yếu hơn mắt còn lại. Nó có thể dẫn đến sự sai lệch của mắt (không có khả năng tập trung vào cùng một đối tượng trong không gian), cũng như là làm suy giảm thị lực ở mắt yếu hơn. Suy giảm thị lực là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về mắt ở trẻ nhỏ.[1] Có khá nhiều lựa chọn điều trị có sẵn cho người suy giảm thị lực ở tất cả các độ tuổi, mặc dù trẻ em có khả năng được chữa khỏi tốt hơn những bệnh nhân lớn tuổi.[2]

Các bước[sửa]

Điều trị trường hợp nhược thị nhẹ[sửa]

  1. Hiểu thế nào là nhược thị. Nhược thị là thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng gọi là "suy giảm thị lực." Suy giảm thị lực là tình trạng phát triển thường gặp nhất ở trẻ dưới 7 tuổi. Nó bắt đầu với một mắt có thị lực tốt hơn mắt còn lại, và một phản ứng tự nhiên ở trẻ là sử dụng mắt khỏe nhiều hơn mắt còn lại (vì trẻ dần bắt đầu ưu tiên mắt khỏe nhiều hơn). Điều này dẫn tới việc làm giảm thị lực ở bên mắt yếu vì nó phát triển khôngtoàn diện theo hệ thị giác, điều này sẽ tệ hơn theo thời gian (khi không được chữa trị trong thời gian dài).[3]
    • Vì lí do này mà việc chuẩn đoán và điều trị chứng suy giảm thị lực sớm nhất có thể chính là chìa khóa. Càng được phát hiện và điều trị sớm, kết quả sẽ tốt hơn và việc chữa trị sẽ nhanh chóng hơn.[3]
    • Thường không có những hậu quả lâu dài từ việc suy giảm thị lực, đặc biệt khi nó được phát hiện sớm và là trường hợp nhẹ (đa số là như vậy).[3]
    • Lưu ý rằng, theo thời gian, vì "mắt khỏe" tiếp tục hoạt động mạnh hơn "mắt yếu" nên "mắt yếu" hơn sẽ bắt đầu bị lệch. Điều này có nghĩa là khi bạn nhìn vào mắt con mình hoặc khi bác sĩ kiểm tra thì một mắt ("mắt" yếu hơn) có thể xuất hiện hiện tượng bị lệch sang một bên, không tập trung vào đồ vật trên tay hoặc không biết làm sao nó "không thẳng hàng."
    • Sự chênh lệch này khá phổ biến ở hiện tượng suy giảm thị lực và thường được chữa hết khi phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời.
  2. Khám bác sĩ. Vì suy giảm thị lực là tình trạng được chuẩn đoán thường thấy nhất ở trẻ em, nếu bạn nghi ngờ con mình có thể có dấu hiệu bệnh thì tốt nhất là đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Để có thể biết được trường hợp bị nhược thị sớm, cần đảm bảo con của bạn được kiểm tra mắt thường xuyên khi còn nhỏ — một số bác sĩ khuyên nên kiểm tra sau sáu tháng, ba năm sau đó là sau hai năm một lần.[4]
    • Mặc dù đi khám là cách tốt nhất cho trẻ bị bệnh nhược thị, các thí nghiệm gần đây cho thấy cũng có triển vọng chữa lành cho những người lớn bị bệnh.[5] Gặp bác sĩ hoặc bác sĩ nhãn khoa để tìm hiểu những phương pháp điều trị mới nhất thích hợp với bạn.
  3. Đeo miếng che mắt. Đối với trường hợp mắt liên quan đến việc giảm thị lực ở một mắt và mắt còn lại có tầm nhìn bình thường, người bệnh phải che con mắt "lành" lại. Buộc người mắc bệnh nhược thị phải sử dụng mắt "yếu" để thường xuyên tăng cường tầm nhìn cho mắt đó. Che mắt là phương pháp hiệu quả nhất cho những bệnh nhân dưới 7 hoặc 8 tuổi.[6] Miếng che mắt được đeo khoảng từ 3 đến 6 giờ mỗi ngày trong thời gian từ vài tuần đến một năm.
    • Bác sĩ có thể đề nghị khi mang miếng che mắt, bệnh nhân bị nhược thị nên tập trung vào các hoạt động như đọc sách, hoạt động ở trường và các hoạt động khác mà buộc họ phải tập trung vào các vật thể gần.
    • Miếng che mắt có thể được dùng như kính thuốc.
  4. Sử dụng dược phẩm cho mắt. Dược phẩm— thường là thuốc nhỏ mắt —có thể được dùng để làm mờ tầm nhìn của mắt lành giúp kích thích chức năng thị giác của mắt yếu. Cách chữa trị này hoạt động dựa theo nguyên tắc giống với cách chữa bằng miếng che mắt— bằng cách buộc mắt "yếu" phải thường xuyên tăng tầm nhìn của nó.
    • Thuốc nhỏ mắt có thể là lựa chọn tốt cho trẻ không muốn mang miếng che mắt (và ngược lại). Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt không có hiệu quả khi mắt "lành" bị cận thị.[2]
    • Thuốc nhỏ mắt atropine đôi khi có những tác dụng phụ như:[6]
      • Kích ứng mắt
      • Đỏ xung quanh da
      • Đau đầu
  5. Điều trị tình trạng này bằng kính thuốc thích hợp. Kính chuyên dụng thường được kê theo đơn để cải thiện độ tập trung và điều chỉnh độ lệch của mắt. Đối với những trường hợp nhất định về nhược thị, nhất là khi mắt cũng bị cận thị, viễn thị và/hoặc loạn thị thì mắt kính có thể giải quyết toàn bộ vấn đề.[2] Trong trường hợp khác, mang kính có thể được dùng kết hợp với những cách điều trị khác để chữa lành chứng nhược thị. Nói với bác sĩ của bạn hoặc chuyên viên đo mắt nếu bạn muốn mang kính để điều trị chứng nhược thị.
    • Đối với trẻ em ở độ tuổi nhất định, thì có thể đeo kính áp tròng thay vì đeo kính.
    • Lưu ý rằng, ban đầu người bị nhược thị có thể cảm thấy khó khăn hơn khi mang kính. Bởi vì họ đã quen với thị lực yếu và cần thời gian để điều chỉnh dần dần với thị lực thường.

Điều trị mắt bị nhược thị nghiêm trọng[sửa]

  1. Trải qua tiến trình phẫu thuật. Phẫu thuật có thể được tiến hành trên các cơ mắt để làm thẳng mắt nếu các phương pháp không phẫu thuật khác không thành công. Phẫu thuật cũng có thể giúp ích cho việc điều trị chứng suy giảm thị lực nếu tình trạng này do đục thủy tinh thể gây ra.[6] Phẫu thuật cũng có thể đi kèm với việc sử dụng miếng che mắt, thuốc nhỏ mắt, kính, hoặc nếu nó cho kết quả tốt thì chỉ phẫu thuật là đủ.
  2. Tập thể dục cho mắt theo lời khuyên của bác sĩ. Tập thể dục cho mắt nên được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật để điều chỉnh những thói quen thị lực không tốt và để tập cách sử dụng mắt một cách thoải mái và bình thường.
    • Bởi vì suy giảm thị lực thường đi kèm với cơ mắt yếu theo "hướng xấu", nên việc tập thể dục có thể làm tăng cường cơ mắt yếu và cải thiện cơ mắt ở cả hai bên.
  3. Bám sát lịch khám mắt thường xuyên của bác sĩ.[7] Thậm chí sau khi bệnh suy giảm thị lực được phẫu thuật thành công thì nó cũng có thể tái phát trong tương lai. Đảm bảo rằng bạn theo sát lịch kiểm tra mắt của bác sĩ để họ giúp bạn tránh được vấn đề này.

Lời khuyên[sửa]

  • Thử nghiệm với giọt liệt thể mi có thể cần thiết để phát hiện ra bệnh khi còn nhỏ.
  • Gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và chuẩn đoán.
  • Sự cải thiện là có thể ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì suy giảm thị lực có thể làm mất tầm nhìn vĩnh viễn đồng nghĩa với việc mất thị giác lập phương (chiều sâu nhận thức ở hai mắt).


Nguồn và Trích dẫn[sửa]