Điều trị dị ứng phấn hoa bằng nguyên liệu kháng Histamin tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dị ứng phấn hoa gây phiền toái cho nhiều người, với những triệu chứng gồm có viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô), viêm kết mạc dị ứng (dị ứng mắt), hen suyễn, hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa cổ họng và ho. [1] Các triệu chứng này thực chất là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, trong đó histamin được sản sinh như một cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi vi sinh vật.[2] Vì histamin gây ra triệu chứng dị ứng phấn hoa nên loại bỏ histamin là cách để điều trị dị ứng phấn hoa. Có nhiều loại thuốc không kê đơn có sẵn giúp loại bỏ histamin nhưng chúng lại gây tác dụng phụ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên thử sử dụng nguyên liệu kháng histamin tự nhiên để giảm tình trạng dị ứng phấn hoa. [3]

Các bước[sửa]

Sử dụng nguyên liệu trong nhà bếp[sửa]

  1. Dùng nghệ để làm dịu tình trạng viêm đường hô hấp. Nghệ chứa hợp chất curcumin giúp ngăn chặn tiết histamin trong cơ thể (nguyên nhân gây triệu chứng dị ứng). Ngoài ra, nghệ còn có khả năng kháng viêm, làm dịu đường hô hấp bị viêm do phản ứng dị ứng.[4]
    • Bạn có thể bổ sung nghệ bằng cho cách một ít nghệ vào món rau, cá hoặc thịt. Nghệ có vị không quá nồng và sẽ mang lại cho món ăn màu vàng cam đẹp mắt.
    • Liều được khuyến nghị là 300 mg nghệ mỗi ngày.
  2. Ăn mật ong để tăng cường hệ miễn dịch. Phấn hoa trong mật ong nguyên chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa dị ứng, nhiễm trùng. Bổ sung một lượng phấn hoa nhỏ trong mật ong mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi dị ứng phấn hoa.[5]
    • Tốt nhất nên ăn mật ong nguyên chất (gần nơi sinh sống) vì phấn hoa trong mật ong là loại được lấy tại khu vực gần nơi bạn sinh sống, nhờ đó giúp kháng histamin hiệu quả hơn nhiều.
    • Có thể ăn 2 thìa mật ong nguyên chất (mật ong ở nơi bạn sinh sống) mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
  3. Bổ sung húng quế tây để giảm viêm. Húng quế tây có đặc tính kháng histamin giúp ngừa viêm do dị ứng. Ngoài ra, húng quế tây còn được dùng để loại bỏ nọc độc từ vết ong hoặc côn trùng cắn.[6]
    • Để bổ sung húng quế tây, bạn có thể cắt nhỏ lá húng quế tây và cho vào món salad, súp hoặc nước sốt.
    • Hoặc bạn có thể pha trà húng quế tây bằng cách cắt nhỏ lá rồi cho vào cốc nước sôi. Ủ lá húng quế khoảng 5 phút rồi lọc lấy nước. Cho thêm mật ong để tăng thêm hương vị trước khi uống.
  4. Ăn hành tây để giảm sản sinh histamin. Hành tây chứa hợp chất hóa học quercetin giúp kiểm soát quá trình sản sinh histamin của cơ thể và giảm triệu chứng dị ứng phấn hoa.[7]
    • Nên sử dụng hành tây khi nấu ăn. Ăn hành tây sống nếu có thể vì hành tây sống chứa nhiều quercetin hơn.
    • Quercetin còn giúp làm thông đường hô hấp để bạn dễ thở hơn.
  5. Chế biến món ăn với gừng để giảm phản ứng dị ứng. Gừng có đặc tính kháng histamin và kháng viêm giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng.[8]
    • Để làm trà gừng, bạn có thể cắt một đoạn gừng nhỏ (cỡ 2 cm), đem nghiền hoặc bào nhỏ. Sau đó, cho gừng vào một cốc nước nóng. Ủ 5 phút rồi lọc lấy nước trà để uống.
    • Ngoài ra, bạn có thể cho gừng tươi bào nhỏ vào cà ri, món xào và salad để tăng thêm hương vị món ăn châu Á.
  6. Dùng tỏi để tăng cường khả năng đề kháng. Tỏi ức chế một số loại enzym gây viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, tỏi còn là chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại dị ứng, nhiễm khuẩn.
    • Tỏi sống hiệu quả hơn tỏi đã được nấu chín. Vì vậy, bạn nên ăn 2-3 tép tỏi sống nhỏ mỗi ngày.
    • Nếu vị tỏi sống quá nồng, bạn có thể cắt nhỏ hoặc bào nhỏ tỏi để nấu súp, món xào và sốt salad.
  7. Uống trà xanh để chống lại mọi loại dị ứng. Trà xanh chứa hợp chất catechin ngăn chặn sự chuyển đổi của histidin thành histamin, nhờ đó ngăn chặn phản ứng dị ứng trước khi dị ứng gây ra triệu chứng.[9]
    • Nên uống 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày để kháng histamin.
    • Trà còn giúp ích đối với các chứng dị ứng khác như dị ứng bụi, dị ứng lông thú nuôi,...
  8. Ăn táo để kiểm soát quá trình tiết histamin. Táo chứa một loại flavonoid gọi là quercetin có khả năng kiểm soát quá trình tiết histamin, nhờ đó hạn chế phản ứng dị ứng phấn hoa.[10]
    • "Ăn một quả táo mỗi ngày để đẩy lùi bệnh tật" và ngăn ngừa dị ứng phấn hoa.
  9. Tăng cường bổ sung vitamin C vì vitamin C giúp phân giải histamin. Vitamin C giảm tiết histamin, phân giải histamin đã được tiết ra nhanh hơn và giảm mức độ nhạy cảm của đường hô hấp đối với histamin.
    • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm có: đu đủ, chuối, xoài, ổi, dứa, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải và khoai lang.
    • Liều bổ sung được khuyến nghị là 1000 mg vitamin C mỗi ngày.
  10. Bổ sung thực phẩm giàu axit béo omega-3 để giảm viêm xoang. Axit béo omega-3 có đặc tính kháng viêm giúp giảm viêm xoang do dị ứng xoang. Ngoài ra, omega-3 còn giúp cải thiện sức khỏe phổi và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại dị ứng phấn hoa.[10]
    • Thực phẩm tự nhiên giàu omega-3 gồm có hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, bông cải trắng, cá mòi, cá hồi và tôm.
    • Liều bổ sung được khuyến nghị là 1000 mg, 3 lần mỗi ngày.
  11. Uống trà bạc hà để cải thiện nhịp thở. Bạc hà chứa chất menthol giúp chữa nghẹt mũi và giãn cơ đường hô hấp, từ đó giúp bạn thở dễ hơn.[11]
    • Bạc hà còn có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn nhẹ, giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm khuẩn.
    • Cách pha trà bạc hà: Cho 15 g lá bạc hà khô vào hũ thủy tinh 1 lít. Đổ nước sôi ngập 2/3 hũ và ủ trà trong 5 phút (có thể hít hơi nước bốc lên để tăng thêm lợi ích). Chờ trà nguội, lọc lấy nước (thêm chất tạo ngọt nếu muốn) và uống.

Sử dụng thảo dược[sửa]

  1. Sử dụng tầm ma để giảm lượng histamin trong cơ thể. Điều này có thể khiến những người bị phát ban do cây tầm ma thấy ngạc nhiên, nhưng nghiên cứu đã cho thấy tầm ma giúp giảm lượng histamin trong cơ thể. Trong một nghiên cứu, người ta nhận thấy tình trạng dị ứng của hơn 1/2 người dùng tầm ma sấy khô-đông lạnh đã cải thiện. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sử dụng tầm ma dạng thực phẩm chức năng hoặc trà, đặc biệt là trong mùa dị ứng, có thể giúp giảm triệu chứng dị ứng phấn hoa.[12][13][14]
    • Tầm ma dạng thực phẩm chức năng (nên làm theo hướng dẫn sử dụng) và trà là tốt nhất. Bạn nên uống trà tầm ma (2-3 cốc mỗi ngày) hoặc uống thực phẩm chức năng trước mùa dị ứng 1-2 tuần và trong suốt mùa dị ứng.
    • Tầm ma tương đối an toàn nhưng không được dùng cho phụ nữ mang thai vì tầm ma có thể kích thích co thắt tử cung.
  2. Bổ sung quercetin và rutin. Quercetin và rutin có liên quan về mặt hóa học và có trong nhiều loại thực vật. Cả hai chất này đều là bioflavonoid và có chức năng bảo vệ mạch máu khỏi tình trạng “rò ri” quá mức, giảm sưng do dị ứng. Ngoài ra, cả quercetin và rutin đều có đặc tính kháng viêm.[15]
    • Cả quercetin và rutin đều an toàn, chỉ có một số ít trường hợp bị phát ban và rối loạn tiêu hóa khi sử dụng.
    • Quercetin và rutin được bổ sung dưới dạng thực phẩm chức năng. Nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng.
    • Độ an toàn của quercetin và rutin chưa được kiểm chứng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
    • Một số bằng chứng cho thấy quercetin và rutin có thể làm hạ huyết áp. Vì vậy, nếu đang uống thuốc huyết áp, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung quercetin và rutin.
    • Không bổ sung quercetin và rutin cùng Cyclosporine (Neoral và Sandimmune).
    • Nếu đang uống thuốc làm loãng máu như Warfarin hoặc Aspirin, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi muốn sử dụng quercetin và rutin.
  3. Bổ sung bromelain để giảm sưng trong xoang. [16] Bromelain là enzym có trong dứa và các loại thực vật khác. Enzym này được sử dụng như một enzym tiêu hóa và để điều trị viêm.[17]
    • Nghiên cứu ở động vật chỉ ra rằng bromelain cũng hiệu quả trong điều trị hen suyễn dị ứng. [18]
    • Hội đồng chuyên gia Đức, hay còn gọi là Commission E, khuyến nghị bổ sung 80-320 mg bromelain (200-800 đơn vị FIP) 2-3 lần mỗi ngày. Bromelain được bổ sung dạng thực phẩm chức năng.
    • Không bổ sung bromelain nếu dị ứng với latex. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân nhưng có nhiều trường hợp nhạy cảm với cả hai chất này.
    • Nếu đang uống Amoxicillin hoặc bất kỳ thuốc làm loãng máu nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn bổ sung bromelain.
  4. Sử dụng thảo dược Eyebright (hay còn gọi là Euphrasia) để điều trị viêm và kích ứng ở mắt. Giống như tên gọi của nó, thảo dược này được dùng chủ yếu để điều trị phản ứng dị ứng (và nhiều phản ứng khác) ở mắt. Thảo dược Eyebright được biết đến nhờ khả năng kháng viêm tương tự Indomethacin.[19] Khi bổ sung bằng đường uống, Eyebright cũng có thể điều trị dị ứng.
    • Độ an toàn của Eyebright đối với phụ nữ mang thai chưa được kiểm chứng.
    • Thảo dược Eyebright có thể bổ sung dưới dạng trà hoặc thực phẩm chức năng.
    • Thảo dược này giảm viêm trong mắt do viêm mi mắt và viêm hoặc nhiễm trùng kết mạc (màng lót mi mắt) gây ra. Có thể dùng thảo dược rửa mắt, nhỏ mắt hoặc đem ủ để dùng điều trị bệnh về mắt.[20]
    • Thảo dược Eyebright còn được dùng để kháng viêm trong trường hợp sốt cỏ khô, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm màng nhầy.
  5. Bổ sung quả Elderberry (quả cây cơm cháy) dạng thực phẩm chức năng hoặc trà. Từ xa xưa, quả Elderberry đã được dùng để điều trị dị ứng phấn hoa. [21] Quả có đặc tính kháng viêm, giàu bioflavonoid và chất chống oxi hóa - đóng vai trò quan trọng như một chất chống dị ứng.[22]
    • Quả Elderberry dạng trà hoặc thực phẩm chức năng được xem là an toàn đối với trẻ nhỏ.
  6. Sử dụng thảo dược gai lông để thay thế thuốc kháng histamin. Có nguồn gốc từ một loại cỏ dại phổ biến ở châu Âu, gai lông (hay Petasites hybridus) là một nguyên liệu khác có thể thay thế thuốc kháng histamin. Nghiên cứu chỉ ra rằng gai lông có thể giúp giảm lượng histamin và các chất gây viêm khác ở người bị dị ứng.[23]
    • Theo nghiên cứu, gai lông có hiệu quả tương tự thuốcCetirizin, hoạt chất trong thuốc Zyrtec - thuốc kháng histamin nổi tiếng.[24] Mặc dù được cho là thuốc kháng histamin không an thần nhưng nghiên cứu lại cho thấy Cetirizin có thể gây buồn ngủ, [25], trong khi gai lông lại không có tác dụng phụ này.
    • Mặc dù vậy, bạn vẫn cần thận trọng vì gai lông nằm trong họ cỏ phấn hương và có thể khiến triệu chứng dị ứng trở nặng ở người dị ứng với cỏ phấn hương.
    • Gai lông không được khuyến nghị dùng cho phụ nữ mang thai nhưng tương đối an toàn đối với hầu hết người lớn và trẻ nhỏ.
  7. Thử dùng Đương quy để điều trị dị ứng và vấn đề về đường hô hấp. Nhiều hợp chất trong Đương quy có khả năng kháng histamin và kháng serotonin. Histamine, serotonin và các chất khác được tiết ra từ tế bào máu để phản ứng với tác nhân gây ích ứng - ví dụ như phấn hoa, bụi, hương hóa chất và lông thú nuôi - gây ra triệu chứng dị ứng. Khả năng kháng histamin của Đương quy giúp ngăn ngừa những triệu chứng dị ứng này.
    • Thực phẩm chức năng bổ sung Đương quy có bán ở các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe, hoặc bạn có thể đun sôi lá Đương quy với nước để làm trà. [26]
  8. Sử dụng mao lương hoa vàng để giảm triệu chứng dị ứng phấn hoa. Mao lương hoa vàng là thảo dược nổi tiếng với nhiều lợi ích, bao gồm khả năng long đờm, kháng viêm, sát khuẩn, làm se, thuốc bổ vị đắng, nhuận tràng, chống tiểu đường, kích thích cơ bắp và làm thảo dược thay thế.
    • Nói về khả năng chống dị ứng, mao lương hoa vàng có đặc tính làm se đối với màng nhầy của đường hô hấp trên, đường tiêu hóa, bàng quang và trực tràng (dùng thoa tại chỗ) và da.
    • Khi dùng với dung dịch xịt mũi từ muối sinh lý, mao lương hoa vàng có thể giúp giảm đáng kể triệu chứng dị ứng phấn hoa. [27]
  9. Sử dụng khuynh diệp để chữa tắc nghẽn. Khuynh diệp là nguyên liệu phổ biến trong các loại viên ngậm và sirô chữa ho. Hiệu quả của khuynh diệp là nhờ hợp chất Cineole. Hợp chất Cineole mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm công dụng long đờm, giúp làm dịu cơn ho, chữa tắc nghẽn và làm dịu xoang bị kích thích.[28]
    • Dầu khuynh diệp có đặc tính kháng viêm, kháng vi-rút và kháng khuẩn. Hít hơi tinh dầu khuynh diệp giúp chữa tắc nghẽn, nhờ đó có thể dùng để điều trị viêm xoang.

Áp dụng phương pháp xông hơi[sửa]

  1. Dùng thảo dược để xông hơi. Thảo mộc tầm ma, gai lông và Eyebright dạng khô có thể dùng để xông hơi. Bạn chỉ cần dùng 1 thìa cà phê thảo mộc khô cho 1 lần xông hơi.
  2. Cho thảo mộc vào cốc nước sôi đang bốc hơi. Khuấy cho thảo mộc hòa quyện với nước. Chỉ cần dùng nước nóng đang bốc hơi, không cần dùng nước sôi.
  3. Xông hơi. Dùng khăn phủ lên đầu và hít hơi nước bốc lên bằng mũi và miệng. Nên xông hơi càng lâu càng tốt để xoang được thông sạch.
  4. Lưu ý phải cẩn thận không để bị bỏng hơi nước nóng. Ngoài ra, nếu là lần đầu xông hơi, bạn nên hít một hơi rồi tránh xa hơi nước một lát. Đây là cách kiểm tra phản ứng của cơ thể để tránh nguy cơ phản ứng bất lợi với thảo mộc.

Lời khuyên[sửa]

  • Histamin tăng rò rỉ chất lỏng từ mạch máu và hoạt động như một hóa chất “thông báo” cho các tế bào khác tiến hành sản sinh thêm chất gây viêm.
  • Histamin còn có chức năng như một chất dẫn truyền thần kinh, điều hòa chu kỳ ngủ-thức, tiết axit dạ dày, và hoạt động trong phổi để tăng co thắt phế quản.[29]
  • Ngoài nguyên liệu tự nhiên kể trên, bạn có thể cho dung dịch muối vào bình để rửa mũi.
  • Có thể ngăn phấn hoa vào nhà để giảm triệu chứng dị ứng. Ngăn phấn hoa vào nhà bằng cách: đóng cửa sổ, cửa ra vào, tránh mở cửa sổ và quạt gác mái trong mùa phấn hoa (thay vào đó, có thể mở máy điều hòa để làm mát). Sấy khô quần áo và chăn ga gối nệm. Không phơi ngoài trời. Nên nhớ rằng thú nuôi có thể bị dính phấn hoa trên lông. Do đó, không nên cho thú nuôi vào phòng ngủ nếu chúng đã ra ngoài.
  • Đóng kín cửa sổ xe hơi khi lái xe. Bật máy điều hòa nếu cần thiết. Nếu phải ra ngoài, hãy hạn chế tiếp xúc với phấn hóa bằng cách kiểm tra lượng phấn hoa trước khi lên kế hoạch cho hoạt động ngoài trời.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.nhs.uk/Conditions/Antihistamines/Pages/How-does-it-work.aspx
  2. http://www.news-medical.net/health/What-is-Histamine.aspx
  3. http://www.drugs.com/sfx/allergy-relief-tablets-side-effects.html
  4. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17569205
  5. http://www.healthline.com/health/allergies/honey-remedy
  6. http://thelowhistaminechef.com/holy-basil-the-anti-inflammatory-anti-histamine-superstar/
  7. http://undergroundhealthreporter.com/health-benefits-of-onions/#axzz34vPQV6HL
  8. http://www.jpost.com/Health-and-Science/Healthy-Eating-Anti-histamine-Foods
  9. http://www.prevention.com/health/health-concerns/relief-seasonal-allergies?s=8
  10. 10,0 10,1 http://life.gaiam.com/article/natural-antihistamines-3-foods-fight-allergies
  11. https://umm.edu/health/medical/altmed/herb/peppermint
  12. Bielory, L. (2004). Complementary and alternative interventions in asthma, allergy, and immunology. Annals Of Allergy, Asthma & Immunology, 93(2), S45-54.
  13. Sayin I, Cingi C, Oghan F, Baykal B, Ulusoy S. Complementary therapies in allergic rhinitis. ISRN Allergy. 2013 Nov 13;2013:938751. doi: 10.1155/2013/938751. eCollection 2013.
  14. Mittman P. Randomized, double-blind study of freeze-dried Urtica dioica in the treatment of allergic rhinitis. Planta Med 1990;56:44-7.
  15. Cesarone MR, Belcaro G, Incandela L, et al. Flight microangiopathy in medium-to-long distance flights: prevention of edema and microcirculation alterations with HR (Paroven, Venoruton; 0-(beta-hydroxyethyl)-rutosides): a prospective, randomized, controlled trial. J Cardiovasc Pharmacol Ther 2002;7 Suppl 1:S17-S20.
  16. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-895-bromelain.aspx?activeingredientid=895&activeingredientname=bromelain
  17. Lotz-Winter, H. On the pharmacology of bromelain: an update with special regard to animal studies on dose-dependent effects. Planta Med 1990;56(3):249-253.
  18. Secor, E. R., Jr., Carson, W. F., Cloutier, M. M., Guernsey, L. A., Schramm, C. M., Wu, C. A., and Thrall, R. S. Bromelain exerts anti-inflammatory effects in an ovalbumin-induced murine model of allergic airway disease. Cell Immunol. 2005;237(1):68-75.
  19. Recio, M. C., Giner, R. M., Manez, S., and Rios, J. L. Structural considerations on the iridoids as anti-inflammatory agents. Planta Med 1994;60(3):232-234.
  20. Stoss M, Michels C, Peter E, Beutke R, Gorter RW. Prospective cohort trial of Euphrasia single-dose eye drops in conjunctivitis. J Altern Complement Med. 2000 Dec;6(6):499-508.
  21. Tancred, J. (2006). Herbs for catarrh and congestion. J Comp Med, 5(5), 37.
  22. Zakay-Rones Z, Thom E, Wollan T, Wadstein J. Randomized study of the efficacy and safety of oral elderberry extract in the treatment of influenza A and B virus infections. J Int Med Res 2004;32:132-40.
  23. Thomet OA, Schapowal A, Heinisch IV, et al. Anti-inflammatory activity of an extract of Petasites hybridus in allergic rhinitis. Int Immunopharmacol 2002;2:997-1006.
  24. Schapowal A; Petasites Study Group. Randomised controlled trial of butterbur and cetirizine for treating seasonal allergic rhinitis. BMJ. 2002 Jan 19;324(7330):144-6.
  25. http://www.nhs.uk/conditions/antihistamines/Pages/Introduction.aspx
  26. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000549.htm
  27. http://www.webmd.com/allergies/features/natural-allergy-relief
  28. Ellaissi A, Rouis Z, Salem NA, Mabrouk S, ben Salem Y, Salah KB, Aouni M, Farhat F, Chemli R, Harzallah-Shikri F, Khouja ML. Chemical composition of 8 eucalyptus species’ essential oils and the evaluation of their anti-bacterial, anti-fungal, anti-viral activities. BMC Complement Altern Med. 2012 Jun 28;12:81. doi:10.1186/1472-6682-12-81.
  29. http://sepa.duq.edu/regmed/immune/histamine.html