Điều trị lo âu một cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Rối loạn lo âu ảnh hưởng đến gần 40 triệu dân số ở Mỹ mỗi năm,[1], tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đưa ra thống kê cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh này, nhưng hầu hết tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, bất kỳ người nào cũng phải đối phó với lo âu. Đôi khi, tác dụng phụ của thuốc kê toa chống lo âu lại tồi tệ hơn là bản chất của bệnh. Bằng cách luyện tập phương pháp suy nghĩ tích cực và tận dụng một vài bài thuốc tự nhiên, bạn có thể loại bỏ sự lo lắng khỏi tâm trí và tiếp tục tận hưởng cuộc sống của chính mình.

Các bước[sửa]

Bài thuốc Tự nhiên Đối phó với Lo âu[sửa]

  1. Làm một điều gì đó mà bạn yêu thích. Cách tốt nhất để đối phó với suy nghĩ tồi tệ đó là thực hiện một hành động nào đó. Gây xao nhãng cho bản thân khỏi sự lo lắng bằng cách tìm kiếm sở thích, game, và hoạt động mà bạn yêu thích nhất và thực hiện chúng. Phương pháp này không chỉ giúp giảm thiểu sự lo lắng trước mắt mà còn giúp bạn quản lý căng thẳng trong cuộc sống.[2]
    • Mỗi ngày, bạn nên dành thời gian để làm một điều gì đó khiến bạn cảm thấy thích thú.
    • Dự thảo danh sách hoạt động và kỹ thuật thư giãn mà bạn yêu thích, từ những việc to tát (đi du lịch) đến những việc nhỏ nhặt (tận hưởng một cốc rượu ngon). Xem lại danh sách này mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng để tập trung vào hoạt động mà bạn yêu thích và có thể thực hiện ngay trong thời điểm hiện tại.
  2. Bước ra khỏi nhà. Dành thời gian ngoài trời đã được chứng minh là giúp làm giảm lo âu và căng thẳng, vì vậy, bạn có thể đi dạo, hoặc đạp xe đạp. Ngay cả ngồi ngoài hiên nhà cũng sẽ cung cấp cho bạn nguồn không khí trong lành cần thiết cho sự sống và nguồn ánh sáng tự nhiên có thể giúp bạn dần trở nên bình tĩnh.[3]
    • Tìm quang cảnh mà bạn thích và đi đến nơi đó mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng.
    • Lái xe đi dạo và nhớ mở cửa sổ xe.
    • Mở mọi cửa sổ để mang không khí vào nhà.
  3. Sử dụng hương thơm nhẹ nhàng và loại nhạc êm dịu để hình thành bầu không khí yên tĩnh. Môi trường xung quanh bạn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến mức độ lo âu, đây cũng chính là lý do vì sao âm thanh ồn ào, địa điểm đông đúc, và tình huống không thoải mái có thể nuôi dưỡng sự lo lắng và bồn chồn. Hình thành môi trường tĩnh lặng và thoải mái bằng cách:
    • Đốt nến hoặc trầm hương. Oải hương, chanh, và bạc hà đã được chứng minh là giúp giảm thiểu sự lo âu.[4]
    • Ghi một đĩa nhạc gồm hỗn hợp các bài nhạc êm dịu và nhẹ nhàng.
    • Giảm độ sáng của đèn và tránh nhìn vào màn hình máy tính hoặc TV.
  4. Tập trung vào nhịp thở. Bài tập hít thở sẽ cung cấp khí oxy cho cơ thể và giúp làm chậm quá trình suy nghĩ của bạn. Biện pháp này đặc biệt hữu ích trong khoảnh khắc của sự lo lắng vì bộ não của bạn thường cảm thấy như nó sẽ không thể nào ngừng suy nghĩ. Chỉ cần chầm chậm hít không khí vào, và sau đó, nín thở trong một vài giây. Thở ra chậm nhưng với tốc độ phù hợp, thư giãn trong một giây, và tiếp tục thực hiện bài tập này.
    • Hãy tập trung suy nghĩ vào hơi thở khi thực hiện bài tập này và cố gắng hít thở sâu.
    • Hơi thở của bạn xuất phát từ đâu? Bạn có thể hít vào và thở ra sâu như thế nào? Cố gắng kết nối với cơ thể trong khi hít thở thay vì chú ý đến suy nghĩ khiến bạn lo lắng.
  5. Thử qua phương pháp Thư giãn Động, Căng – Chùng Cơ (Progressive Muscle Relaxation). Kỹ thuật này thường được thực hiện cùng bài tập hít thở, giúp thư giãn cơ thể và cung cấp cho bạn t hành động mà bạn có thể tập trung vào thay vì vào sự lo âu của bản thân. Khi bạn hít vào, hãy căng cơ bắp tại vùng cổ, sau đó, chầm chậm thả lỏng cơ bắp khi bạn thở ra. Tiến dần đến khu vực cánh tay, vai, ngực, bụng, hông, chân, v.v cho đến khi bạn tiến đến bàn chân và ngón chân.
    • Mát-xa bàn tay, cổ, và vai cũng sẽ cung cấp cho bạn kết quả tương tự.[5]
    • Bạn càng luyện tập nhiều bao nhiêu thì bạn sẽ càng nhanh chóng đạt được kết quả và cảm thấy bình tĩnh cũng như thư giãn ngay trước khi tiến đến vị trí dưới hông.[6]
  6. Thiền một lần mỗi ngày trong vòng ít nhất là 15 phút. Thiền là bài tập giúp bạn loại bỏ mọi suy nghĩ và tìm kiếm sự yên tĩnh trong nội tâm. Không có bất kỳ một phương pháp cụ thể nào là "mục tiêu" hoặc là cách "đúng đắn" để thiền. Thay vào đó, thiền cần phải là quá trình mà bạn có thể hạn chế suy nghĩ của bản thân và tìm kiếm biện pháp để có được sự tĩnh tâm. Thiền mỗi ngày, ngay cả trong một vài phút, đã được chứng minh rằng giúp làm giảm sự lo lắng.[7]
    • Dành 10 phút để tắt hết mọi thiết bị và ngồi trong sự yên tĩnh.
    • Tập trung vào nhịp thở, dáng điệu, và cơ thể chứ không phải vào suy nghĩ của chính mình.
    • Nhìn nhận nỗi lo âu của bản thân nhưng không đầu hàng nó. Nói cách khác, bạn có thể xem qua suy nghĩ của bản thân nhưng không nên tiếp tục suy nghĩ về chúng. Hãy mặc kệ chúng.
  7. Cười vang để xua tan lo lắng. Óc hài hước có lẽ là biện pháp tự nhiên và dễ dàng nhất để đối phó với lo âu. Bạn cần nhớ rằng hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống đều không quá nghiêm trọng hoặc đau thương, và rằng lo âu thường là phản ứng thái quá trước vấn đề phổ biến. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm mặt hài hước của mọi việc – chọc cười, cười trừ trước vấn đề, và luôn nhớ mỉm cười – hành động này đã được chứng tỏ rằng sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.[8]
    • Vây quanh bản thân bằng bạn bè có thể khiến bạn mỉm cười hoặc cười vang, vì họ có thể giúp bạn nhìn nhận mọi việc dưới góc độ hài hước hơn.
  8. Sử dụng thực phẩm chức năng và vitamin giúp giảm thiểu lo âu. Bạn có thể tìm mua chúng tại nhiều cửa hàng thuốc tây và cửa hàng thực phẩm dinh dưỡng, có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung có thể giúp xoa dịu sự lo lắng. Mặc dù giới khoa hoc vẫn còn một vài tranh cãi về hiệu quả của chúng, ít tác dụng phụ và bằng chứng cá nhân tích cực cho thấy rằng các loại thực phẩm bổ sung sau có thể khá hữu ích trong việc đối phó với lo lắng:
    • GABA, hay còn gọi là axit gamma-aminobutyric đã được chứng minh đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu căng thẳng trong các thử nghiệm.[9]
    • Bạch quả (Gingko)
    • Melatonin
    • Axit béo omega-3s từ cá nước lạnh (chẳng hạn như cá hồi) hoặc thuốc viên
    • Hoa lạc tiên (Passionflower)[10]
    • Kava[11]
    • Bạn cần phải bảo đảm rằng thực phẩm bổ sung sẽ không tương tác với các loại thuốc khác bằng cách đọc kỹ nhãn hiệu sản phẩm trước khi sử dụng.
  9. Sử dụng bài thuốc tự nhiên để chống lại lo lắng. Trà, thảo mộc, và hương thơm từ lâu đã được sử dụng như bài thuốc tại nhà để điều trị nhiều tình trạng sức khỏe và rối loạn khác nhau, và lo âu cũng không phải là một ngoại lệ. Mặc dù, vẫn chưa có nhiều dữ liệu khoa học khẳng định về tính hiệu quả của chúng, phòng khám đa khoa Mayo đã nói rằng tác dụng xoa dịu có thể đến từ:
    • Oải hương
    • Trà hoa cúc
    • Trà xanh
    • Tía tô
    • Nữ lang[12]

Thay thế Suy nghĩ Lo lắng[sửa]

  1. Nhìn nhận cảm giác lo âu khi chúng xuất hiện. Bất kỳ người nào cũng có đôi khi cảm thấy lo lắng, cho dù là họ căng thẳng, làm việc quá sức, hoặc lo lắng về thời hạn cận kề trong việc thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi cảm xúc lo lắng khiến bạn khó có thể sống cuộc sống của mình, bạn cần phải tìm cách để đối phó với chúng. Triệu chứng phổ biến của lo âu bao gồm:
    • Cảm giác sợ hãi hoặc hốt hoảng.
    • Gặp vấn đề với việc chìm vào/duy trì giấc ngủ.
    • Buồn nôn, chóng mặt.
    • Vã mồ hôi, toát mồ hôi tay, môi khô.
    • Tim đập nhanh.
    • Không thể ngồi yên.[13]
  2. Suy nghĩ về tác nhân khiến bạn lo lắng. Xem xét suy nghĩ của bản thân, bao gồm niềm tin, kỳ vọng, thái độ, sự phán xét, giá trị và quan điểm. Cố gắng xác định rõ nguyên nhân khiến bạn bồn chồn, căng thẳng, lo lắng. Thông thường, sự lo âu của bạn là về quá khứ ("Mình đã làm một chuyện cực kỳ tệ hại") hoặc về tương lai ("Không sớm thì muộn sếp của mình sẽ sa thải mình"), nhưng mỗi người đều khác nhau. Bạn nên nhìn nhận sự lo lâu của bản thân chứ không nên trốn tránh nó.
    • Bạn có lo lắng bởi vì một dự án nào đó hoặc thời hạn cho một công việc nào đó đang đến gần? Có lẽ đã đến lúc bạn nên có một kỳ nghỉ ngắn.
    • Bạn có lo lắng về mối quan hệ của mình với một người nào đó? Có lẽ đã đến lúc bạn cần phải trò chuyện với người đó.
    • Bạn có cảm thấy lo âu cho kế hoạch tương lai? Có lẽ đã đến lúc bạn cần phải ngồi xuống và suy nghĩ về điều mà bạn muốn đạt được trong năm sau.
  3. Nhắc nhở bản thân rằng bạn chỉ có thể kiểm soát hiện tại. Để có thể suy nghĩ thực tế và chính xác hơn, hãy nói rằng: "Mình không thể thay đổi quá khứ, và mình không thể kiểm soát tương lai. Mình chỉ có thể cố gắng hết mình trong thời điểm hiện tại". Loại bỏ thái độ kiểm soát là điều rất quan trọng trong việc điều chỉnh suy nghĩ bất hợp lý hoặc không chính xác khi bạn dành sự tập trung và năng lượng vào thời điểm hiện tại thay vì vào "chuyện có thể xảy ra", "điều bạn đáng ra nên làm", và "Mình không đủ giỏi".
    • Bạn có thể làm gì để tình huống trước mắt trở nên tốt hơn?
    • Chuyện xảy ra trong quá khứ có thật sự là "lỗi của bạn", hay là còn có nhiều tác nhân khác gây ảnh hưởng đến nó?
  4. Sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng khi suy nghĩ. Tái trình bày suy nghĩ tiêu cực với ngôn ngữ tích cực hơn là phương pháp tuyệt vời để loại bỏ sức mạnh của suy nghĩ không hay hoặc lo lắng. Thay vì nghĩ rằng "Mẹ mình sẽ giết mình mất vì mình đã làm vỡ chiếc đèn", hãy tự nói với bản thân rằng "Mẹ mình sẽ rất tức giận, nhưng gia đình mình sẽ mua một chiếc đèn mới". Mặc dù bạn biết rằng mẹ bạn chắc chắn sẽ không “giết” bất kỳ người nào, cách nói theo kiểu "bà ấy sẽ giết tôi" chứa đầy suy nghĩ tiêu cực khiến bạn lo âu. Ngôn ngữ nặng nề không chỉ nguy hiểm, mà chúng thường không đúng sự thật.[14]
    • Thay vì nói rằng "Mình thật vô dụng" sau khi gặp phải thất bại, hãy suy nghĩ rằng "Mình đã học được cách để cải thiện bản thân trong lần sau".
    • Thay vì suy nghĩ theo kiểu "ai cũng ghét mình", hãy nghĩ rằng "không phải người nào cũng có thể là bạn thân của nhau".[15]
  5. Giữ gìn môi trường sống luôn ngăn nắp. Bạn không cần phải trở nên kỹ càng quá mức, nhưng giữ cho môi trường sống quanh bạn không bề bộn có thể giúp tâm trí của bạn tránh cảm thấy rối rắm. Bạn nên dành 10 – 15 phút để bình tĩnh dọn dẹp bàn làm việc hoặc căn phòng của bạn, điều này cũng sẽ cung cấp cho bạn thời gian để giải tỏa căng thẳng và giành sự kiểm soát trước tình huống của bản thân, về mặt thể chất và tinh thần.[8]
  6. Trò chuyện về cảm xúc của bản thân với bạn bè mà bạn tin tưởng. Trút hết mọi sự lo âu có thể giúp bạn dễ dàng quản lý chúng hơn. Khi bạn dành thời gian để trình bày sự lo lắng thông qua từ ngữ, bạn đã cung cấp cho chúng hình dạng cụ thể, cho phép bạn có thể tìm hiểu và đối phó với chúng. Hãy tìm một người nào đó mà bạn biết rằng họ là người biết lắng nghe, chẳng hạn như thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc người yêu của bạn, và bắt đầu bằng câu nói "Bạn có thể cho phép tôi trút hết bầu tâm sự của mình trong một vài phút hay không?"
    • Không nên cảm thấy như thể bạn cần một ai đó cung cấp cho bạn sự hướng dẫn và lời khuyên. Chỉ cần một người nào đó lắng nghe về nỗi lo âu của bạn bằng sự cảm thông là đủ.
    • Tìm kiếm nhóm hỗ trợ để họ có thể cung cấp cho bạn môi trường an toàn, rộng mở để bạn chia sẻ về nỗi sợ hãi của bản thân.[16]
  7. Viết về một suy nghĩ tích cực cho mỗi suy nghĩ tiêu cực. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, bạn có thể ngăn chặn sự tiêu cực bằng một điều tốt đẹp nào đó. Cố gắng tìm cách để thay thế suy nghĩ tồi tệ bằng suy nghĩ tốt đẹp. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng câu nói "Mình sẽ thi trượt môn hóa". Nhưng bạn cần phải nhớ về sự tích cực trước khi lao đầu vào sự tiêu cực : "Mình đã thi đỗ kỳ thi trước", "Mình rất giỏi môn tiếng Anh" và "Mình vẫn còn 3 ngày để học bài". Tìm kiếm yếu tố tốt đẹp trong mọi tình huống sẽ cung cấp cho bạn một điều gì đó mà bạn có thể tập trung chú ý vào nó thay vì vào sự lo lắng của bản thân.
    • Viết ra danh sách này, hoặc danh sách "phản công" có thể giúp bạn nhận thức yếu tố tốt đẹp một cách rõ ràng hơn.
    • Chuẩn bị sẵn điều tích cực khi sự lo lắng len lỏi vào tâm trí và sử dụng chúng để có thể tránh xa khỏi suy nghĩ khó chịu.
  8. Đến gặp bác sĩ trị liệu nếu tình trạng lo âu kéo dài và can thiệp đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Nếu tình trạng lo âu của bạn không chấm dứt hoặc nếu nó ngăn bạn không thể thực hiện nhiệm vụ thông thường hằng ngày, bạn có thể đang mắc phải căn bệnh rối loạn lo âu.[17] Mặc dù lời khuyên và ý tưởng trong bài viết này có thể giúp bạn quản lý hoặc kiểm soát sự lo lắng, trò chuyện với bác sĩ trị liệu đã được huấn luyện là phương pháp tuyệt vời để tìm hiểu thêm về cảm xúc và xác định biện pháp cụ thể để quản lý chúng.[18]
    • Gặp bác sĩ trị liệu không phải là điều xấu hổ. Thật ra, 1 trong số 5 người Mỹ đã phải đến gặp nhà trị liệu hoặc đang sử dụng thuốc chống lo âu.[19]

Ngăn ngừa Lo âu[sửa]

  1. Nhận thức được rằng lo âu không phải là lỗi của bạn. Lo lắng, cũng tương tự như hầu hết mọi tình trạng bệnh lý khác, không phải là biểu hiện của "tính cách yếu đuối" hoặc khuyết điểm cá nhân. Măc dù nguyên nhân chính xác của vấn đề này vẫn chưa được làm rõ, các bác sĩ thừa nhận rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, từ chất hóa học trong não cho đến yếu tố bên ngoài, tác động đến sự lo lắng. Tự đổ lỗi cho sự lo lắng của bản thân sẽ chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.[17]
  2. Hạn chế sử dụng hóa chất cung cấp năng lượng có thể gây lo lắng chẳng hạn như caffein và nicotin. Cả hai loại chất hóa học này đều gây nghiện, và có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng khi bạn không được sử dụng chúng và khiến bộ não của bạn tăng tốc hoạt động. Nguồn năng lượng gây lo âu này thường sẽ nuôi dưỡng sự lo lắng và cảm giác sợ hãi. Ngừng hút thuốc lá và cắt giảm lượng cà phê có thể giúp bạn kiềm chế lo âu.[20]
    • Carb và đường tinh luyện, chẳng hạn như kẹo, bánh mì trắng, và ngũ cốc có đường, có trong chế độ dinh dưỡng của bạn. Tương tự như caffein và nicotin, carb đã được tinh chế là chất kích thích và sẽ khiến cho sự lo lắng của bạn tồi tệ hơn.
    • Tránh sử dụng rượu bia, vì chúng là tác nhân gây trầm cảm có thể thúc đẩy suy nghĩ lo lắng.[21]
  3. Chăm sóc sức khỏe thể chất. Bước đơn giản này có thể là điều tốt nhất mà bạn có thể thực hiện cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân. Tâm trí và cơ thể bạn có liên kết với nhau, và bỏ bê một yếu tố sẽ khiến yếu tố còn lại gặp phải nhiều vấn đề. Nhịn ăn, mất nước, và không ngủ đủ giấc có liên quan đến lo âu.[20] Bạn nên nhìn lại cuộc sống hằng ngày của mình và ghi chú xem liệu bạn có bỏ qua một trong những điều sau hay không:
    • Ngủ từ 6 – 8 giờ mỗi đêm (7 – 9 giờ đối với trẻ em).[22]
    • Uống nhiều nước, từ 5 – 8 cốc nước mỗi ngày.[23]
    • Tập thể dục 3 – 5 ngày một tuần.
    • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh.
  4. Xác định tác nhân kích thích suy nghĩ lo lắng của bản thân. Bạn có cảm thấy lo âu cùng cực sau mỗi cuộc trò chuyện qua điện thoại với mẹ của bạn? Khi bạn vừa về đến nhà sau giờ làm việc? Khi bạn đang học thi? Nếu bạn nhận thức được khuôn khổ dẫn đến tình trạng lo âu quá độ hoặc khoảng thời gian lo lắng trong cuộc sống của mình, đã đến lúc bạn nên thực hiện một vài điều chỉnh cụ thể đối với tác nhân kích hoạt của bạn.
    • Gọi điện thoại cho mẹ của bạn thay vì chờ cho bà ấy gọi điện cho bạn trước. Hành động này sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian và bối cảnh của cuộc trò chuyện để bạn có thể lựa chọn một điều gì đó thoải mái hơn.
    • Dành 10 – 15 phút sau khi tan sở cho "khoảng thời gian cá nhân", thời điểm mà bạn có thể một mình nghe nhạc, đọc sách, hoặc xem TV để trấn tĩnh lại.
    • Chia nhỏ khoảng thời gian học tập – 1 giờ học, 15 phút thư giãn. Phương pháp này không chỉ khiến bạn thoải mái hơn mà nó còn có thể giúp bạn học tốt hơn.[24]
  5. Chia nhỏ cuộc sống của bản thân thành các phần dễ quản lý hơn. Lịch công tác chính là người bạn của bạn. Nếu bạn cảm thấy rối rắm hoặc không thể đối phó với căng thẳng và lo âu, bạn nên dành một ít thời gian để chia lịch làm việc thành những phần dễ quản lý hơn. Theo dõi nhiệm vụ mà bạn cần phải thực hiện, và nêu rõ cách thức mà bạn có thể sử dụng để hoàn thành chúng một cách kịp thời, như vậy, bạn không kết thúc bằng việc phải làm nhiều công việc cùng một lúc.[2]
    • Bạn có thể loại bỏ điều gì khỏi lịch trình của bạn? Cho phép bản thân có nhiều thời gian hơn để thư giãn là một biện pháp tuyệt vời để giảm thiểu mức độ căng thẳng và lo âu.
    • Thời điểm nào trong cuộc sống mà bạn biết rõ rằng chúng sẽ khá căng thẳng? Bạn có thể làm gì để chuẩn bị tinh thần từ trước?
  6. Thiết lập mục tiêu nhỏ, có ý nghĩa để hoàn thành. Bạn không nên cố gắng chinh phục mọi nỗi lo âu trong vòng một ngày. Suy nhĩ về công việc mà bạn có thể hoàn thành trong vòng 1 tuần hoặc 1 tháng và tiến hành thực hiện chúng trước. Ví dụ, nếu bạn muốn thiền hằng ngày, bạn nên bắt đầu bằng cách dành ra 5 phút mỗi ngày để thực hiện điều này. Hành động này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn dần dần giúp bạn tăng thời gian lên thành 10, 15 hoặc 20 phút.
    • Lập danh sách "mục tiêu chính" và sau đó, trong một danh sách khác, hãy viết về mục tiêu nhỏ hơn mà bạn có thể cố gắng hoàn thành để khiến cho mục tiêu chính trở nên hoàn toàn khả thi.[14]
  7. Dành thời gian cho việc lo lắng và vui chơi. Lo âu là tình trạng tự nhiên. Khi được sử dụng một cách hiệu quả, chúng có thể trở thành cảm xúc tốt đẹp giúp chúng ta xem xét cuộc sống, né tránh vấn đề và chuẩn bị cho tương lai. Vấn đề phát sinh khi bạn cho phép lo âu nắm quyền kiểm soát cuộc sống của bạn, vì vậy, thay vì để nó len lỏi vào mọi việc, hãy dành thời gian để giải quyết sự lo lắng của chính mình. Phương pháp tiếp cận bằng cách chấp nhận sự lo âu có thể giúp bạn đối phó với nó. Bạn nên dành ra 20 phút cho "thời gian lo lắng", thời điểm mà bạn suy nghĩ về mọi kịch bản có thể xảy ra và phương án để đối phó với chúng. Khi 20 phút đã trôi qua, hãy ngừng lại và thay thế bằng hoạt động vui chơi hoặc trò chuyện với bạn bè.[8]
    • Theo sát khung thời gian của bản thân – cho phép bản thân có thời gian để lo lắng nhưng sau đó là tiến bước một khi khoảng thời gian này kết thúc.
    • Thiết lập thời gian dành riêng cho quá trình lo lắng sẽ cho phép bạn nhìn nhận sự sợ hãi và đồng thời cũng giúp bạn dành quyền kiểm soát chúng.

Lời khuyên[sửa]

  • Cần nhớ rằng mặc dù bạn thường suy nghĩ về điều tồi tệ nhất, chúng rất ít khi xảy đến.
  • Suy nghĩ về khoảng thời gian bạn cảm thấy lo âu. Thực tế có phải thật sự tồi tệ như vậy hay là bạn chỉ đang lo lắng quá mức?

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn cảm thấy như sự lo lắng đang trấn áp bạn và cuộc sống của bạn không còn đáng để sống, bạn nên gọi điện cho bác sĩ trị liệu hoặc đường dây nóng tâm sự bạn trẻ ngay lập tức. Lo lắng không phải là lỗi của bạn, và có rất nhiều phương pháp để bạn quản lý nó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.nimh.nih.gov/health/statistics/prevalence/any-anxiety-disorder-among-adults.shtml
  2. 2,0 2,1 http://www.webmd.com/anxiety-panic/tc/anxiety-home-treatment
  3. http://www.prevention.com/mind-body/emotional-health/spending-time-outside-relieves-stress
  4. http://www.entrepreneur.com/article/224575
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/in-practice/201503/50-strategies-beat-anxiety
  6. http://www.anxietybc.com/sites/default/files/MuscleRelaxation.pdf
  7. http://www.fastcompany.com/3035649/how-to-be-a-success-at-everything/how-20-minutes-of-meditation-a-day-helped-me-deal-with-dai
  8. 8,0 8,1 8,2 http://greatist.com/happiness/reduce-anxiety
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19462324
  10. http://www.health.com/health/gallery/0,,20669377_9,00.html
  11. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/condition-1001-Anxiety.aspx
  12. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/generalized-anxiety-disorder/expert-answers/herbal-treatment-for-anxiety/faq-20057945
  13. http://www.health.com/health/gallery/0,,20646990_2,00.html
  14. 14,0 14,1 http://mentalhealthsf.org/six-simple-habits-that-defeat-anxiety/
  15. http://www.health.com/health/gallery/0,,20669377_15,00.html
  16. https://www.psychologytoday.com/blog/remarkable-recovery/201109/how-beat-anxiety-naturally
  17. 17,0 17,1 http://www.webmd.com/anxiety-panic/guide/mental-health-anxiety-disorders#2
  18. http://psychcentral.com/lib/9-myths-and-facts-about-therapy/
  19. http://well.wvu.edu/articles/dispelling_the_top_eight_therapy_myths
  20. 20,0 20,1 http://bodyandhealth.canada.com/channel_section_details.asp?text_id=6053&channel_id=11&relation_id=101186
  21. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/generalized-anxiety-disorder/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024562
  22. http://sleepfoundation.org/how-sleep-works/how-much-sleep-do-we-really-need
  23. http://www.webmd.com/diet/water-for-weight-loss-diet?page=2
  24. http://web.mit.edu/uaap/learning/study/breaks.html

Liên kết đến đây