Điều trị vùng da bị đỏ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trầy xước da là hiện tượng da bị bong tróc, có màu đỏ vì trước đó đã chà xát vào một mặt phẳng cứng. Mức độ trầy xước da có thể khác nhau, từ kiểu trầy xước nhẹ (da vẫn có màu hồng) đến bị mất nhiều lớp da, để lộ phần da màu đỏ gây cảm giác đau buốt. Hầu hết các trường hợp trầy xước da đều có thể được điều trị tại nhà nhưng nếu tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn hoặc phần da trầy xước lan rộng ra các phần khác của cơ thể thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có phương án điều trị hợp lý.

Các bước[sửa]

Chữa trị vết trầy xước ngay lập tức[sửa]

  1. Rửa tay trước khi chữa trị vết trầy xước. Thông thường, vết trầy xước sẽ gây tổn thương cho lớp da đầu tiên bảo vệ cơ thể. Vết thương do trầy xước có thể bị nhiễm trùng nếu vi khuẩn xuất hiện ở trong. Nếu vết thương bị nhiễm trùng thì bạn nên thực hiện các bước dưới đây.
  2. Làm sạch vùng da bị thương. Rửa nhẹ nhàng da bằng một chiếc khăn mặt sạch, sử dụng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn. Hãy loại bỏ bụi bẩn nhìn thấy được. Đây là cách phòng chống nhiễm trùng.[1]
  3. Khử trùng vết thương. Bạn cần khử trùng vết thương để phòng chống nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng iốt, hydro peroxid hoặc chất sát trùng nếu có dấu hiệu bị bụi bẩn ở vết trầy xước hoặc vùng da chảy máu bị bong da khá nhiều. Ngâm bông gòn trong iốt, peroxid hoặc chất sát trùng rồi chấm nhẹ vào vết trầy xước. Khi sử dụng các chất này, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi xót.
    • Không nên sử dụng cồn vì có thể gây cảm giác đau đớn và một số tác hại khác.
  4. Thoa kem kháng khuẩn vào vùng da bị thương. Có thể bôi Neosporin hoặc thuốc mỡ lên vùng da bị trầy xước.
    • Kiểm tra xem tình trạng của da có trầm trọng không, ví dụ như có bị rách hoặc rạch không. Nếu nghiêm trọng, bạn có thể sẽ cần được chăm sóc y tế.
  5. Che phủ vết trầy xước bằng gạc hoặc băng y tế. Hãy quấn vết thương bằng băng y tế nhưng không quấn chặt. Sau 24 tiếng, gỡ bỏ băng và kiểm tra vết trầy xước. Khi bề mặt da bắt đầu đóng vảy, nếu bạn để hở vết thương thì da sẽ chóng lành hơn. Hãy quấn băng mới trong 24 tiếng nếu da vẫn còn đỏ và chưa đóng vảy.

Làm lành vết trầy xước[sửa]

  1. Sử dụng nước lạnh. Nếu vết trầy xước gây cảm giác đau đớn, hãy đổ nước lạnh vào vùng da bị thương. Bạn nên đổ nước vào vết trầy xước trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút, cách một hoặc hai tiếng một lần.[2]
    • Không chườm đá hoặc bơ lên vết trầy xước.[3]
  2. Không để quần áo che phủ vết thương. Vải có thể khiến vết trầy xước bị sưng tấy. Nếu buộc phải mặc quần áo che phủ vết thương, trước tiên hãy quấn vết thương bằng gạc hoặc băng y tế.[3]
  3. Để vùng da ở trong tình trạng khô ráo. Cố gắng không để phần da trầy xước bị ẩm ướt vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Làm khô da bông gòn nếu bị ướt.[2]
    • Nếu vết trầy xước bị thấm nước, không lau mạnh khiến vết thương bị sưng tấy. Thay vào đó, hãy tháo bỏ gạc hoặc băng và để hở vết thương cho khô ráo.[4]
    • Nếu vết trầy xước chảy mủ hoặc chảy máu, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
  4. Bôi lô hội vào vết trầy xước. Bôi một ít lô hội lên vết trầy xước để da chóng lành hơn. Lô hội có thể được sử dụng theo nhiều hình thức như: Xịt, bôi, sử dụng dạng lỏng, kem dưỡng da và kem. Bạn cũng có thể lấy lô hội trực tiếp từ cây và đây là cách hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần cắt ra một phần lá nhỏ rồi vắt chất lô hội vào vết trầy xước.
  5. Thử dùng mật ong. Bôi một ít mật ong lên vết trầy xước. Đây là cách giúp vết trầy xước không bị ngứa và chóng lành hơn.[1]
  6. Tạo hỗn hợp từ hoa cúc vạn thọ và lá mùi tây. Nghiền một ít cúc vạn thọ với lá mùi tây rồi trộn đều để tạo thành hỗn hợp, sau đó bôi vào vết thương để da chóng lành.[1]
  7. Tạo hỗn hợp nghệ. Khoa học đã chứng minh nghệ có thể kích thích quá trình lành da và làm sạch vết thương. Trộn 1/4 thìa (khoảng 1 ml) bột nghệ với một thìa (khoảng 5 ml) bơ cacao, sau đó thoa hỗn hợp vào vùng da bị thương ba lần một ngày.
  8. Sử dụng tinh dầu. Nhiều loại tinh dầu khác nhau có thể giúp da chóng lành hơn. Tinh dầu oải hương có thể làm lành vết thương, sát trùng và giảm cảm giác đau đớn. Cỏ xạ hương cũng có tác dụng phục hồi da và kháng khuẩn.
    • Nhỏ từ hai đến ba giọt tinh dầu vào gạc rồi quấn vào vết thương. Nên thay gạc từ hai đến ba lần một ngày.
    • Bạn cũng có thể sát trùng vết thương bằng 5 hoặc 6 giọt tinh dầu pha loãng trong một cốc nước.
  9. Không sử dụng kem dưỡng da, dầu và thuốc bột. Các sản phẩm này có thể khiến vết trầy xước trở nên trầm trọng hơn. Bạn không nên bôi kem dưỡng da, thuốc bột, dầu, kem chống nắng hoặc cồn vào vết trầy xước.[3]
  10. Tăng cường vitamin. Việc tăng cường vitamin có thể khiến da chóng lành hơn. Hãy tăng lượng hấp thụ vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn. Bạn nên ăn nhiều rau quả như cam, quýt, dâu tây, bông cải xanh và cà chua hơn. Hãy bổ sung vitamin C mỗi ngày nếu chế độ dinh dưỡng của bạn đang thiếu chất này.
    • Ăn thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin E như sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt và măng tây. Vì vitamin E giàu chất chống oxy hóa nên có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.[4]
  11. Để ý kỹ xem vết trầy xước có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào hoặc vết thương không lành thì cần đi khám bác sĩ ngay. Một số triệu chứng thường thấy là: Da trở nên đỏ hơn, dễ bị tổn thương hơn, chảy mủ từ vết thương, phát ban đỏ lan ra từ vết thương, bị tổn thương ở nách, háng hoặc bị sốt.

Cảnh báo[sửa]

  • Vùng da trầy xước đang đóng vảy hoặc đang trong quá trình lành da thường rất ngứa. Bạn không nên gãi hoặc bóc tách vảy vì sẽ làm chậm quá trình hồi phục và gây nhiễm trùng.
  • Bạn không nên xử lý vết trầy xước bằng đá, dầu dưỡng da cho bé, bơ, kem dưỡng da hoặc thuốc bột.
  • Hết sức để ý đến vết thương nếu bị tiểu đường vì khi đó hệ miễn dịch suy yếu, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành da.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]