Điều trị viêm loét dạ dày một cách tự nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Viêm loét dạ dày có thể gây đau nghiêm trọng và nên được điều trị ngay lập tức. Hiện nay, hầu hết tình trạng viêm loét dạ dày được cho là do vi khuẩn H. Pylori gây ra, không phải do thức ăn cay nóng, stress hay axit.[1] Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm loét. Tuy nhiên, bạn có thể giảm triệu chứng và chữa lành viêm loét bằng cách ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống.

Các bước[sửa]

Ăn thực phẩm giúp điều trị viêm loét dạ dày[sửa]

  1. Ăn thực phẩm giàu chất chống oxi hóa. Các gốc tự do trong dạ dày có thể phá vỡ niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn.[2][3] Chất chống oxi hóa được biết đến là những chất giúp tiêu diệt gốc tự do gây hại. Vì vậy, bạn nên tiêu nhiều thực phẩm giàu chất chống oxi hóa, bao gồm:[4]
    • Cà phê (đặc biệt là Espresso)
    • Rượu vang đỏ
    • Nước ép quả lựu
    • Nước ép nho
    • Trà xanh
    • Lúa mạch
    • Mầm lúa mạch
    • Beans and lentils
    • Các loại hạt (quả óc chó, lạc, hạt dẻ, hạnh nhân,...)
    • Sôcôla
    • Các loại quả mọng (việt quất, nam việt quất, mâm xôi, dâu tây,...)
    • Một số loại gia vị (bao gồm đinh hương, ngũ vị hương, quế)
    • Một số loại thảo mộc (bao gồm bạc hà, rau Oregano, húng tây, xô thơm, hương thảo)
    • Thực phẩm từ cà chua (sốt, cà chua phơi khô)
  2. Tìm những thực phẩm chứa nhiều chất flavonoid. Flavonoid có trong nhiều loại thực vật và được định nghĩa là hợp chất hữu cơ của các sắc tố sinh học. Flavonoid cũng giúp chống lại gốc tự do, bảo vệ niêm mạc dạ dày giống như chất chống oxi hóa.[5][6] Thực phẩm giàu flavonoid bao gồm:
    • Việt quất
    • Dâu tây
    • Đào
    • Táo
    • Cam
    • Cà chua
    • Cần tây
    • Đậu đen
    • Hắc trà, lục trà và trà Ô long
    • Bia
  3. Uống nước ép bắp cải. Mặc dù không phải là thức uống phổ biến nhưng nước ép bắp cải lại giúp chữa lành viêm loét dạ dày một cách hiệu quả. Bắp cải chứa nhiều vi khuẩn giúp sản sinh axit lactic; những vi khuẩn này cần thiết trong việc chống lại và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét.[7]
    • Nên uống 50 ml nước ép bắp cải hai lần mỗi ngày khi dạ dày rỗng.
    • Có thể dùng máy ép để tự ép lấy nước bắp cải tại nhà hoặc mua sản phẩm nước ép trong siêu thị, cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  4. Tiêu thụ sản phẩm từ nam việt quất.[8][9] Nam việt quất giúp chống lại khuẩn H. Pylori. Nghiên cứu còn cho thấy nước ép nam việt quất giúp ngăn không cho hại khuẩn bám vào niêm mạc dạ dày.
    • Có thể uống nước ép nam việt quất, ăn quả nam việt quất tươi hoặc uống thực phẩm chức năng từ quả nam việt quất (có bán tại các hiệu thuốc và cửa hàng vitamin).
  5. Ăn khoai lang trắng. Nghiên cứu cho thấy trong khoai lang trắng chứa các chất giúp chữa lành vết thương hiệu quả.[10] Ăn khoai lang trắng giúp chữa lành viêm loét. Bạn có thể tìm mua khoai lang trắng ở các chợ, siêu thị và chế biến theo nhiều cách, bao gồm hấp và nướng.
  6. Tiêu thụ nhiều mật ong hơn. Nghiên cứu và y học truyền thống chứng minh rằng mật ong là chất kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ. Vì vậy, mật ong có thể giúp chống lại khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày. [11] Bạn có thể ăn vài thìa mật ong mỗi ngày để điều trị viêm loét.
  7. Uống thực phẩm chức năng từ cam thảo. [12][13] Rễ cam thảo có đặc tính kháng khuẩn H. Pylori nên rất có lợi trong việc điều trị viêm loét. Chiết xuất rễ cam thảo có bán ở các siêu thị, nhà thuốc và cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe.
    • Trao đổi với bác sĩ trước khi muốn sử dụng cam thảo và uống chiết xuất cam thảo theo đúng chỉ dẫn vì cam thảo nồng độ cao có thể gây tác dụng phụ như cao huyết áp và hạ nồng độ kali.
  8. Ăn nhiều chuối. Nghiên cứu chỉ ra rằng ăn chuối có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó giúp điều trị triệu chứng viêm loét dạ dày. [14] Mặc dù không giúp chữa lành viêm loét nhưng ăn chuối có thể giúp giảm bớt triệu chứng.
    • Chuối chưa chín sấy khô cũng có ích; mặt khác, chuối chín có thể không có tác dụng tích cực.[15]
  9. Dùng dầu thay vì dùng bơ. Nên dùng dầu oliu khi chế biến các món ăn như trứng hoặc rau. Dầu oliu chứa chất béo tốt cho sức khỏe được cơ thể xử lý dễ dàng hơn so với chất béo trong sản phẩm từ động vật như bơ.[16][4]
    • Ngoài ra, bạn có thể nấu ăn với dầu dừa, dầu cám gạo, dầu mè hoặc dầu cây rum.
  10. Áp dụng chế độ ăn nhạt. Chế độ ăn nhạt tập trung vào những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa. Những thực phẩm này tốt cho dạ dày và ít gây kích thích viêm loét. [17] Nên trao đổi với bác sĩ để biết liệu chế độ ăn nhạt có giúp ích trong việc điều trị viêm loét dạ dày hay không, và nên áp dụng chế độ ăn này trong bao lâu. Chế độ ăn nhạt có thể bao gồm những thực phẩm:
    • Chế phẩm từ sữa động vật ít béo (sữa, sữa chua,...)
    • Rau củ nấu chín, đóng hộp hoặc đông lạnh không chứa gia vị
    • Nước ép hoa quả và rau củ
    • Sốt táo
    • Ngũ cốc ăn sáng
    • Thịt nạc, mềm như thịt gà luộc hoặc cá nướng, không nêm gia vị
    • Bơ lạc béo
    • Đậu phụ

Tránh những thực phẩm và nước uống kích thích dạ dày[sửa]

  1. Không uống đồ uống chứa cồn. Mặc dù một số đồ uống chứa cồn như rượu vang mang đến lợi ích cho sức khỏe nhưng cồn sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày. Khi bị viêm loét do khuẩn H. pylori, cồn chỉ khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm.[18][19][20]
  2. Không uống sữa để làm dịu viêm loét.[19] Uống sữa có thể tạo lớp phủ trong dạ dày, giúp giảm tạm thời cơn đau do viêm loét. Tuy nhiên, uống sữa cũng khiến dạ dày sản sinh nhiều axit hơn và triệu chứng nặng thêm.
  3. Tránh thức ăn cay. Mặc dù không gây viêm loét nhưng thức ăn cay sẽ khiến bạn đau đớn hơn khi bị viêm loét. [19][20] Tốt nhất nên tránh ăn tất cả các thức ăn cay (ớt, sốt tương ớt,...) nếu đã bị hoặc dễ bị viêm loét dạ dày.
  4. Không ăn thức ăn nhiều chất béo. [21] Nên tránh ăn đồ chiên, thức ăn nhanh và thức ăn nhiều chất béo. Những thực phẩm này khó tiêu hóa và có thể gây kích thích viêm loét.
  5. Không ăn tỏi.[22][23] Người bị hoặc dễ bị viêm loét dạ dày nên tránh ăn tỏi vì tỏi có thể kích thích và gây viêm loét.

Thay đổi lối sống[sửa]

  1. Bỏ thuốc lá.[24][20] Hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm chậm hoặc ngăn quá trình lành lại của viêm loét. Nếu bị nghiện thuốc lá, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được giúp bỏ thuốc, từ đó giúp chữa lành viêm loét.
  2. Ngừng uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). [19] NSAID bao gồm Aspirin, Naproxen và Ibuprofen. Những loại thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng viêm phổ biến này có thể gây viêm loét dạ dày ở một số đối tượng, đặc biệt là nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc liều cao. Nếu đang uống thuốc NSAID để chữa bệnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ về loại thuốc thay thế (ví dụ như Acetaminophen).
  3. Tránh stress.[20] Mặc dù nghiên cứu cho thấy stress không gây ra hầu hết các bệnh viêm loét nhưng vẫn có một số người cho rằng stress có thể khiến viêm loét trở nặng và trầm trọng hơn. Nếu bị viêm loét dạ dày, bạn nên tránh hoặc giảm các tác nhân gây stress để chữa lành viêm loét nhanh hơn. Thiền và tập hít thở là những cách đơn giản, tự nhiên để giảm stress và điều trị viêm loét dạ dày.[25]

Lời khuyên[sửa]

  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đi kèm với phép điều trị tự nhiên để chống lại khuẩn H. pylori (khuẩn gây ra hầu hết các bệnh viêm loét). [24] Bác sĩ cũng có thể kê đơn những thuốc khác giúp giảm kích thích dạ dày.
  • Nhiều loại thuốc kháng sinh được kê đơn uống trong vòng 2 tuần.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.cdc.gov/ulcer/consumer.htm
  2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15270379
  3. http://www.bjmbr.org/administrator/components/com_jresearch/files/publications/4375.pdf
  4. 4,0 4,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2841576/
  5. http://pubag.nal.usda.gov/pubag/downloadPDF.xhtml?id=9138&content=PDF
  6. http://www.ars.usda.gov/SP2UserFiles/Place/80400525/Articles/AICR06_flav.pdf
  7. Lee SY, Shin YW, Hahm KB. Phytoceuticals: mighty but ignored weapons against Helicobacter pylori infection. J Dig Dis. 2008 Aug;9(3):129-39. Review
  8. Burger O, Ofek I, Tabak M, Weiss EI, Sharon N, Neeman I. A high molecular mass constituent of cranberry juice inhibits helicobacter pylori adhesion to human gastric mucus. FEMS Immunol Med Microbiol. 2000 Dec;29(4):295-301
  9. http://www.doh.wa.gov/portals/1/documents/pubs/940-nondoh-fruitsvegetableslesson-cranberries-3.doc
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4293869/
  11. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21479349
  12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3818629/
  13. https://nccih.nih.gov/health/licoriceroot
  14. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11507732
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1987262/
  16. Fox M, Barr C, Nolan S, Lomer M, Anggiansah A, Wong T. The effects of dietary fat and calorie density on esophageal acid exposure and reflux symptoms. Clin Gastroenterol Hepatol. 2007;5(4):439-44
  17. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000068.htm
  18. Bujanda L. The effects of alcohol consumption upon the gastrointestinal tract. Am J Gastroenterol. 2000;95(12):3374-3382
  19. 19,0 19,1 19,2 19,3 https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Peptic_Ulcer_Disease
  20. 20,0 20,1 20,2 20,3 http://www.nhs.uk/Conditions/Peptic-ulcer/Pages/Treatment.aspx
  21. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000380.htm
  22. http://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/diet/garlic-fact-sheet
  23. Amagase H. Clarifying the real bioactive constituents of garlic. Journal of Nutrition 2006; 136(3 Suppl):716S–725S
  24. 24,0 24,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/basics/treatment/con-20028643
  25. http://www.nhs.uk/Conditions/Mouth-ulcer/Pages/Treatment.aspx