Ứng tuyển bằng Tiến sĩ ở Mỹ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lấy bằng tiến sĩ (PhD hoặc Doctor of Philosophy) là một mục tiêu theo đuổi khó khăn và phải mất nhiều năm để đạt được. Tuy nhiên, có được bằng tiến sĩ là mục tiêu cuộc đời đối với một vài người, và điều này có thể mang lại nghề nghiệp vừa ý sau này. Nếu bạn quyết tâm lấy được bằng tiến sĩ ở Mỹ, bạn cần ứng tuyển vào một số chương trình học tiến sĩ. Quá trình ứng tuyển sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc, song lại cần thiết nếu bạn muốn có bằng tiến sĩ.

Các bước[sửa]

Nghiên cứu trường lớp và chương trình học[sửa]

  1. Xác định hướng nghiên cứu yêu thích. Dành thời gian để suy ngẫm về việc học trước đây và cân nhắc về hướng nghiên cứu hiện tại. Bạn muốn theo đuổi loại bằng tiến sĩ nào? Bạn muốn nghiên cứu gì trong mục tiêu lấy bằng tiến sĩ này?
    • Nhớ rằng bạn không nhất thiết phải chọn một chủ đề luận văn hay thậm chí tập trung vào một nghiên cứu đặc biệt cụ thể nào đó. Ở giai đoạn này, bạn chỉ nên có ý tưởng chung về việc bạn muốn học gì và tại sao. Ví dụ, nếu đang cân nhắc tới bằng tiến sĩ ngôn ngữ Anh, chí ít bạn cũng nên có ý tưởng về giai đoạn học văn học mà bạn muốn tập trung.
  2. Tìm chương trình phù hợp với nhu cầu. Trước khi bắt đầu ứng tuyển vào chương trình học, bạn nên dành thời gian nghiên cứu trường lớp cẩn thận và tìm chương trình có thể hỗ trợ định hướng nghiên cứu. Tìm kiếm trường có chương trình cho phép bạn thực hiện loại nghiên cứu mà bạn muốn.
    • Ví dụ, nếu định lấy bằng tiến sĩ Hóa học, bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về thiết bị và phòng thí nghiệm tại trường đại học mà bạn đang cân nhắc.
    • Cố gắng tìm nhiều trường tiềm năng hết mức có thể. Trường sau đại học thường cạnh tranh và bạn phải có cơ hội được nhận vào cao nếu gửi nhiều đơn xét tuyển.
  3. Chọn giáo sư có định hướng nghiên cứu thu hút bạn. Một số trường yêu cầu hoặc tối thiểu là muốn bạn tự xác định giáo sư mà bạn muốn làm việc cùng. Bạn có thể đã có ý tưởng về một vài giáo sư có thể giúp bạn định hướng nghiên cứu, dựa trên nghiên cứu mà bạn đã từng hoàn thành trong suốt chương trình đào tạo cử nhân hoặc thạc sĩ.
    • Nhớ rằng bạn sẽ làm việc liên tục với giáo sư mà bạn tìm, do đó điều quan trọng là chọn vị giáo sư mà bạn ngưỡng mộ và có hướng nghiên cứu thực sự khiến bạn quan tâm.[1]
  4. Tìm kiếm cơ hội nhận tài trợ. Trường sau đại học thường tốn kém, đặc biệt là đối với sinh viên quốc tế. Vì vậy, điều quan trọng là tìm càng nhiều cơ hội nhận tài trợ tiềm năng càng tốt. Hầu hết các trường đều cung cấp học bổng trợ giảng, học bổng nghiên cứu và một số cơ hội nhận tài trợ khác, có thể giúp bạn miễn tiền học phí cũng như mang lại cho bạn một khoản thu nhập nhỏ.
    • Nhớ rằng cơ hội nhận tài trợ có tính cạnh tranh. Nộp đơn xét tuyển nổi bật có thể tăng cơ hội nhận tài trợ, nhưng không có điều gì chắc chắn cả.
  5. Cân nhắc yếu tố khác. Mặc dù không quan trọng bằng chương trình học và học bổng tài trợ, bạn cũng nên dành thời gian xem xét khía cạnh thiết thực của trường mà bạn đang quan tâm. Một vài yếu tố bổ sung mà bạn nên cân nhắc như:
    • Vị trí. Nếu bạn dự định về thăm quê nhà trong suốt thời gian nghỉ hè, thì một số trường có thể tổ chức chuyến viếng thăm nhà tốn ít thời gian hơn một vài nơi khác. Ví dụ, nếu bạn muốn bay về Ấn độ vào cuối năm học, thì việc chọn trường gần với một trong bờ biển Hoa Kỳ sẽ làm chuyến đi trở nên dễ dàng hơn là bay ra khỏi Trung Tây Hoa Kỳ. Nhớ rằng chọn trường chỉ dựa trên vị trí không phải là ý kiến hay. Điều này sẽ hạn chế sự lựa chọn của bạn.[1]
    • Chi phí sinh hoạt. Một số thị trấn ở Mỹ có khuôn viên trường đại học thường có chi phí đắt đỏ, và điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc xoay sở với mức thu nhập sinh viên. Xem xét chi phí trung bình về nhà cửa, ăn uống và một số chi phí khác trong khu vực trường đại học mà bạn định nộp ứng tuyển.
    • Cơ hội ngoại khóa. Câu lạc bộ là một dạng nhóm khác có thể giúp bước ngoặt chuyển sang học trường đại học ở Mỹ trở nên dễ dàng hơn. Nhiều trường có câu lạc bộ cho mọi người từ nhiều quốc gia, nói nhiều ngôn ngữ, và chia sẻ sở thích. Tìm kiếm cơ hội ngoại khóa ở trường đại học mà bạn đang xem xét.

Đáp ứng yêu cầu cơ bản[sửa]

  1. Có bằng cấp thích hợp. Bằng cử nhân là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các đơn ứng tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ, và một số chương trình học tiến sĩ cũng có thể yêu cầu bằng thạc sĩ.
  2. Thi chứng chỉ GRE. Điểm GRE (Graduate Record Examination là bài kiểm tra tiểu chuẩn được sử dụng trong việc xét điều kiện nhập học sau đại học) cũng là một trong những yêu cầu đầu vào của các chương trình đào tạo thạc sĩ ở Mỹ, do đó bạn cần có chứng chỉ GRE trước khi ứng tuyển.[2] Bạn sẽ mất khoảng vài tháng để biết được điểm, vì vậy chắc chắn rằng bạn lấy được chứng chỉ GRE trước thủ tục xét tuyển.
    • Lấy chứng chỉ GRE trước đó khoảng 3 đến 6 tháng là một ý kiến hay. Bạn thậm chí còn có thể lấy chứng chỉ này khoảng 1 năm trước khi ứng tuyển, trong trường hợp bạn không đạt được điểm như mong muốn và muốn thi lại.
  3. Thi chứng chỉ TOEFL hay IELTS. Nếu bạn sinh sống ở quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ bản địa, bạn cần phải có chứng chỉ TOEFL (Test of English as Foreign Language là kỳ thi đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh) hoặc IELTS (International English Language Testing System là kỳ thi quốc tế đánh giá toàn diện 4 kỹ năng ngôn ngữ gồm Nghe, Đọc, Viết, Nói). Các bài kiểm tra này sẽ đánh giá kỹ năng ngôn ngữ Tiếng Anh của bạn và giúp các trường quyết định xem liệu bạn có đủ điều kiện nhập học tại trường đại học ngôn ngữ Anh hay không. Cũng giống như chứng chỉ GRE, bạn nên thi một trong những bài kiểm tra này trước khi bắt đầu nộp đơn xét tuyển.[3][2]
    • Mỗi trường đại học có yêu cầu về điểm số khác nhau, vì vậy kiểm tra mỗi trường để nắm rõ yêu cầu điểm số trước khi xét tuyển. Đối với chứng chỉ TOEFL, bạn cần đạt được trên 600 điểm trong kỳ thi giấy HOẶC trên 95 đến 100 điểm tròn kỳ thi trên mạng. Đối với chứng chỉ IELTS, bạn cần đạt trên 7.0 đến 7.5 điểm.
  4. Đảm bảo rằng bạn có thể trả được lệ phí. Lệ phí tuyển sinh chương trình đào tạo tiến sĩ đối với sinh viên quốc tế thường khá cao, như khoảng $100 US đô la (hơn 2 triệu VND) trong mỗi đợt tuyển sinh.[4] Bởi vì bạn cần nộp đơn vào nhiều trường để tăng cơ hội nghề nghiệp, nên hãy chắc chắn bạn có đủ khả năng chi trả lệ phí trước khi bắt đầu thủ tục.
    • Ví dụ, nếu dự định nộp đơn vào 20 chương trình đào tạo khác nhau, cần chắc rằng bạn có đủ $2,000 (hơn 40 triệu VND) cho lệ phí tuyển sinh.
    • Nhớ rằng lệ phí có thể khác biệt rõ rệt giữa các trường. Trường có uy tín hơn có thể yêu cầu lệ phí xét tuyển cao hơn so với trường ít tiếng tăm hơn.
  5. So sánh yêu cầu đặc biệt đối với nhiều trường khác nhau. Mỗi trường sẽ có thủ tục xét tuyển riêng và một số trường có thể có một vài yêu cầu đặc biệt. Để có cơ hội nhận được giấy báo nhập học, đảm bảo bạn đọc kỹ hướng dẫn xét tuyển của mỗi trường mà bạn định nộp vào. Xác định bất cứ yêu cầu đặc biệt nào mà bạn cần phải đáp ứng trước khi xét tuyển.
    • Ví dụ, một số chương trình yêu cầu ứng viên phải trả lời một câu hỏi đặc biệt hay nhiều câu hỏi liên quan đến SOP (Statement of Purpose là bài luận cá nhân).
  6. Yêu cầu thư giới thiệu. Sở hữu một vài thư giới thiệu tích cực từ giáo sư hoặc quản lý giáo dục đại học cũng sẽ cải thiện cơ hội được nhận vào chương trình đào tạo tiến sĩ. Hãy nhờ giáo sư, người hiểu rõ bạn và có thể đánh giá năng lực của bạn trong lĩnh vực tiến sĩ.[2]
    • Ví dụ, sẽ tốt hơn khi hỏi giáo sư trong khoa bạn hơn là ai đó dạy lớp tự chọn mà bạn tham dự.
    • Thư giới thiệu từ người quản lý hoặc ông chủ cũng có thể mang lại hiệu quả trong việc thể hiện quan điểm khác về mục tiêu học tập của bạn. Ví dụ, bạn có thể nhờ hiệu trưởng, chủ nhiệm khoa của trường đại học, hay ổng chủ cũ/hiện tại. Tương tự như nhờ giáo sư, người quản lý mà sẽ giới thiệu bạn nên đưa thư tiến cử nhiệt tình.
  7. Yêu cầu bảng điểm. Bảng điểm là một trong những yêu cầu trong quá trình xét tuyển, vì vậy chắc chắn rằng bạn nắm được thủ tục lấy chúng từ trường đại học và làm đơn càng sớm càng tốt. Bởi vì đơn xét tuyển đào tạo tiến sĩ của bạn sẽ gửi qua thư điện tử quốc tế, nên điều quan trọng là chúng sẽ tốn khá nhiều thời gian.
    • Nhớ rằng hầu hết trường đều yêu cầu bảng điểm gốc.[2]
    • Bạn có thể hoặc không phải trả phí khi gửi bảng điểm, tùy thuộc vào chính sách của trường đại học.
  8. Chọn mẫu bài viết (nếu được yêu cầu). Một số chương trình đào tạo yêu cầu ứng viên gửi mẫu bài viết như một phần của xét tuyển. Bài mẫu này nên phản ánh định hướng nghiên cứu và thể hiện khả năng viết và nghiên cứu của bạn. Chọn bài viết mà bạn tâm đắc.
    • Nếu bạn có mẫu bài nào đã từng được xuất bản, thì đây đặc biệt là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẫu bài viết, tuy nhiên mẫu bài chưa từng được đăng cũng khá khả quan.[2]

Viết bài luận cá nhân[sửa]

  1. Kiểm tra yêu cầu đặc biệt trước khi bắt đầu viết. Một vài trường đại học sẽ có câu hỏi đặc biệt hoặc phương pháp để định dạng bài luận cá nhân mà bạn cần phải tuân theo. Đảm bảo rằng bạn nắm rõ các yêu cầu cho bài luận ở mỗi trường đại học mà bạn định nộp đơn xét tuyển trước khi bắt đầu viết.
    • Bạn có thể viết một bài luận cá nhân “căn bản” và sau đó thay đổi hoặc bổ sung thêm, dựa trên yêu cầu đặc biệt của mỗi trường đại học.
  2. Cung cấp một số thông tin cơ bản. Phần đầu tiên của bài luận cá nhân thường là đoạn giới thiệu mà bạn có thể nói một chút về bản thân và sở thích. Đoạn này nên cung cấp thông tin về trình độ học vấn, hơn là sở thích mà bạn có, như nấu ăn hay sưu tập đá.[5]
    • Ví dụ, bạn có thể nói những điều như, “Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã đam mê thế giới tự nhiên, và chính niềm đam mê này đã hướng tôi muốn trở thành một nhà sinh vật học”.
  3. Nói về sự chuẩn bị của bạn dành cho chương trình đào tạo tiến sĩ. Điểm kế tiếp bạn nên đề cập trong bài luận cá nhân là sự chuẩn bị của bạn đối với việc học lên tiến sĩ. Trong mục này, bạn nên mô tả luận án cho đến thời điểm hiện tại, dự án mà bạn đã hoàn thành khi còn là một sinh viên chưa ra trường, cũng như bất kỳ hội thảo nào mà bạn đã từng tham dự hay bài viết mà bạn đã từng xuất bản.
    • Ví dụ, bạn có thể nói những điều như, “Khi còn trong ghế nhà trường, tôi đã từng tham gia hội nghị nghiên cứu trong khuôn viên trường đại học và thậm chí tham dự hội thảo địa phương. Sau đó, trong suốt quá trình đạo tạo thạc sĩ, tôi đã có một bài viết được thông qua bỏi Biology Quarterly và trình bày tại hội thảo quốc gia”.[5]
    • Bạn cũng có thể đề cập đến khóa học cụ thể mà bạn từng học, giáo sư đã từng hướng dẫn công việc của bạn, và nghiên cứu mà bạn đã từng làm trong suốt chương trình đạo tạo cử nhân và thạc sĩ.
  4. Giải thích xem bạn muốn đóng góp như thế nào. Sau khi nói về những gì bạn đã từng làm cho đến hiện tại, bạn cần trình bày xem bạn hy vọng làm gì về sau này. Mục tiêu của bạn là gì? Bạn muốn đóng góp gì cho môn học?[5]
    • Ví dụ, bạn có thể nói những điều như, “Tôi hy vọng sẽ phát triển một phương thức mới trong việc gieo trồng ngô”.
  5. Đề cập đến giáo sư mà bạn muốn làm việc cùng và giải thích tại sao. Một điều quan trọng là nhắc đến những vị giáo sư mà bạn mong làm việc cùng. Một số giáo sư thậm chí có thể có tiếng nói trong việc liệu bạn có được chấp nhận xét tuyển vào chương trình học hay không, vì vậy hãy giúp bản thân quen với nghiên cứu của các giáo sư này.
    • Tham khảo lý lịch của mỗi giáo sư trong trang chủ của trường. Bạn cũng nên cân nhắc tham khảo tài liệu xuất bản của một trong những vị giáo sư này, như bài viết hoặc sách.
    • Thử nói, “Tôi hy vọng được làm việc với giáo sư Jones vì cô ấy và tôi đều có chung sở thích là thực vật học”.
  6. Sử dụng ví dụ để làm rõ quan điểm của bạn. Đối với mỗi phần trong bài luận cá nhân, điều quan trọng là minh họa những gì bạn trình bày. Ví dụ, không nên nói, “Tôi sẽ hết lòng với môn học này,” mà nên thể hiện điều đó bằng việc cung cấp minh chứng về sự tham gia của bạn đối với môn học đó trong thời gian qua. Hoặc, nếu bạn nói về giáo sư mà bạn ngưỡng mộ, hãy cụ thể về lý do tại sao. Viết một đoạn trích dẫn từ bài viết của vị giáo sư này hay thành tích cụ thể mà bạn ngưỡng mộ.[5]
    • Chắc chắn rằng bạn luôn bao gồm ví dụ minh họa trong toàn bộ bài luận cá nhân.

Nộp hồ sơ xét tuyển[sửa]

  1. Hoàn chỉnh từng phần trong đơn xét tuyển. Hầu hết trường đại học đều yêu cầu bạn đưa ra thông tin cơ bản bằng cách sử dụng đơn xét tuyển trực tuyến. Những thông tin này có thể bao gồm một vài điểm, như tên, địa chỉ, trường đã từng học, v…v. Hoàn thành phần này trong đơn ứng tuyển trước khi làm một số việc khác.
    • Một vài trường còn yêu cầu bạn gửi kèm thư giới thiệu qua hệ thống trực tuyến. Bạn cần phải gửi thêm địa chỉ thư điện tử của người giới thiệu để họ có thể truy cập hệ thống này.
  2. Chuẩn bị giấy tờ liên quan kèm trong thư điện tử. Hồ sơ ứng tuyển của bạn sẽ bao gồm một vài giấy tờ liên quan, như bài luận cá nhân, bảng điểm gốc, mẫu bài viết, hay một số giấy tờ bắt buộc khác. Thu thập giấy tờ này và bỏ trong tập hồ sơ. Đảm bảo rằng bạn dành nhiều thời gian để gửi hồ sơ để chúng kịp đến trước thời hạn.
    • Ghi địa chỉ lên tập hồ sơ. Chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra kỹ địa chỉ của một tập hồ sơ để đảm bảo chúng được gửi đến đúng nơi.
    • Trả tiền bưu phí. Bưu phí quốc tế có thể hơi tốn kém, do đó hãy dự trữ ít tiền để chi trả khoản phí này. Trả bưu phí cho mỗi tập hồ sơ và gửi chúng.
  3. Chờ hồi âm. Chờ thông tin phản hồi từ trường có thể là phần khó khăn nhất của tiến trình. Hội đồng xét tuyển thạc sĩ có thể cần vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để đưa ra quyết định. Một số trường có thể báo cho ứng viên trúng tuyển hoặc từ chối thông qua thư điện tử và cả thư tay, vì vậy nhớ theo dõi cả hai hộp thư của bạn.

Lời khuyên[sửa]

  • Ngay cả khi trường đại học không thể cung cấp cho bạn quỹ tài trợ trực tiếp hay học bổng, thì vẫn có nhiều cơ hội khác để bạn kiếm thêm thu nhập trong khi học ở đây, như trợ giảng nghiên cứu. Tìm kiếm điều này trước khi từ chối cơ hội nhập học từ trường đại học mà có thể bạn muốn tham gia.
  • Đạt được một vài loại nghiên cứu hay kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mà bạn muốn xét tuyển sẽ cải thiện cơ hội nhập học đáng kể.
  • Khi bạn hoàn thành mọi thứ, đừng quên cảm ơn tất cả mọi người đã giúp bạn, đặc biệt là người tiến cử đã viết thư giới thiệu bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Địa chỉ của bạn nên thống nhất – không nên viết tắt hay giới thiệu nhiều địa chỉ khác nhau. Điều này sẽ khiến văn phòng tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc sắp xếp hồ sơ.
  • Sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh đáng tin cập để gửi hồ sơ tới trường đại học – như tập đoàn FedEx, DHL, UPS, v.v. Không nên sử dụng dịch vụ mà bạn không thể theo dõi được hồ sơ của mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]