Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Bổ dừa
Từ VLOS
(đổi hướng từ Bổ Dừa)
Dừa là một loại trái cây tự nhiên ở Ấn Độ, vùng ven biển Nam Á và vịnh Ca-ri-bê.[1] Nếu bạn mua một quả dừa chỉ mới lột vỏ và bạn chưa có kinh nghiệm thì việc bổ nó sẽ hơi khó khăn. Nhưng nước dừa ngọt lịm (nếu may mắn bạn mua được dừa ngon) và món cơm dừa (miền Nam gọi là cái dừa) thơm ngon là phần thưởng xứng đáng cho mọi nỗ lực.
Các bước[sửa]
Chắt nước dừa[sửa]
Bạn nên chắt hết nước dừa ra trước; bởi vì điều này giúp bạn bổ dừa dễ dàng hơn.
- Đặt quả dừa lên bề mặt bằng phẳng và cứng như tấm thớt chẳng hạn.
- Quả dừa nào cũng có ba “mắt” trong đó có một “mắt” đủ mềm để đâm qua. Bạn có thể dùng cây xiên thịt hoặc là tuốc-nơ-vít. Còn không hãy giữ quả dừa thật chặt và dùng búa với đinh để đóng một lỗ.
- Chắt nước dừa ra bát, bạn có thể dùng nước dừa để giải khát hoặc nấu ăn tùy thích.
Bổ quả dừa[sửa]
Chặt và xoay dừa[sửa]
- Cầm chắc quả dừa trong lòng bàn tay, phía dưới đặt một cái tô để hứng nước dừa.
- Hãy tưởng tượng, nếu xem quả dừa như một quả địa cầu thu nhỏ thì đầu có ba “mắt” là một “cực”. Dùng một con dao nặng (dao bếp, dao chặt thịt hoặc rựa) chặt phần sống dao vào “đường xích đạo” của quả dừa, vừa chặt vừa xoay quả dừa.
- Tiếp tục cho đến khi quả dừa tách ra hoàn toàn. Nếu bạn làm đúng thao tác, chỉ sau vài lần xoay, quả dừa sẽ nứt ra làm hai phần gần như bằng nhau.
Đập dừa[sửa]
-
Nếu
để
ý
bạn
sẽ
thấy
hai
trong
ba
“mắt”
của
quả
dừa
có
đường
nối
trông
giống
như
“lông
mày”.
- Cầm quả dừa trên tay, đầu ngón tay trỏ và ngón giữa đặt vào hai “mắt” có cặp “lông mày” đó.
- Đập mạnh “đường xích đạo" của quả dừa vào bề mặt cứng nào đó như đá hoặc bê tông. Hãy đập thật mạnh và dứt khoát.
- Quả dừa sẽ vỡ làm đôi. Bạn có thể thực hiện cách này trước hoặc sau khi chắt nước dừa. Lời khuyên là nên chắt nước trước vì nếu không bạn sẽ làm nước dừa văng tung tóe rất lãng phí.
Vừa xoay vừa đập dừa vào một cạnh cứng[sửa]
- Đập quả dừa là một biện pháp dễ thực hiện. Nếu bạn không có dao bếp thì hãy cầm quả dừa và đập “đường xích đạo” của nó vào một cạnh cứng nào đó. Bạn có thể đập vào một hòn đá nhọn, cạnh xi măng ở lề đường hay bậc cầu thang đều được.
- Tiếp tục đập và xoay cho đến khi quả dừa nứt ra làm đôi.
Dùng đồ khui rượu và bao ni lông[sửa]
- Khoan “mắt” dừa bằng đồ khui rượu. Bạn đừng quên dùng tô hoặc ly để hứng nước.
- Bỏ quả dừa vào bao ni lông dày và đập nó xuống nền xi măng. Còn không hãy dùng búa để đập nó.
- Lấy quả dừa ra khi nó đã bị vỡ.
Khoan, đập và xoay dừa[sửa]
- Khoan hai “mắt” dừa và chắt nước.
- Bạn có thể chọn muốn làm vỡ dừa ở trên hay ngang thân nhưng nên nhớ quả dừa nào cũng nứt tự nhiên theo “đường xích đạo” của nó khi bị tác động.
- Dùng phấn hoặc bút chì màu vẽ quanh “đường xích đạo” nơi mà quả dừa sẽ nứt (nếu bạn có kinh nghiệm rồi thì không cần vẽ).
-
Cầm
quả
dừa
trên
tay
sao
cho
đường
vẽ
dễ
nhìn
thấy.
Sau
đó
dùng
đá,
thanh
kim
loại
hoặc
sống
dao
gõ
vào
đó.
Hãy
dùng
một
lực
vừa
phải.
Nếu
bạn
gõ
quá
manh,
vỏ
dừa
có
thể
vỡ
ngay
lập
tức.
Còn
nếu
bạn
dùng
lực
quá
yếu,
sẽ
mất
nhiều
thời
gian
để
bạn
có
thể
làm
vỡ
quả
dừa.
- Nên nhớ đừng bao giờ dùng lưỡi dao để thực hiện. Còn nếu bạn không có kinh nghiệm hay không đủ sức thì không nên dùng dao.
- Xoay quả dừa và tiếp tục gõ theo đường đã vẽ. Nếu bạn làm đúng như chỉ dẫn thì sau hai vòng (khoảng bảy lần gõ một vòng) bạn sẽ nghe âm thanh “rắc” báo hiệu quả dừa đã nứt ra.
-
Sau
tiếng
“rắc”,
xem
quả
dừa
bị
nứt
ở
đâu
và
tiếp
tục
gõ
(nhẹ
tay
hơn)
phía
trên
vết
nứt,
vừa
gõ
vừa
xoay.
- Nếu dừa vẫn chưa nứt thì hãy mạnh tay hơn.
- Luyện tập thường xuyên bạn sẽ bổ được quả dừa ra làm hai phần bằng nhau đẹp mắt.
Làm nóng hoặc đông lạnh[sửa]
- Dùng cây xiên thịt đâm vào “mắt” dừa và chắt hết nước.
- Đặt quả dừa vào lò nướng và nướng trong khoảng 15 phút ở 100ºC. Nếu không có lò nướng, có thể bỏ dừa vào ngăn đá tủ lạnh chừng 10-15 phút. Bạn sẽ nạo được phần cơm dừa dễ dàng hơn nhờ cách này.
- Một tay cầm quả dừa, tay còn lại cầm búa, đập quanh “đường xích đạo”.
- Tiếp tục cho đến khi quả dừa vỡ ra làm đôi.
- Vì bạn đã làm nóng hoặc đông lạnh quả dừa từ trước nên bây giờ bạn có thể dễ dàng tách phần cơm dừa ra.
Tách phần cơm[sửa]
- Có rất nhiều cách để tách phần cơm dừa, vậy nên hãy làm cách nào mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.
- Làm nóng quả dừa. Sau khi bổ quả dừa ra, bạn có thể hấp nó trong lò ở nhiệt độ 180ºC khoảng15 phút và bạn sẽ tách được phần cơm dừa khỏi gáo một cách dễ dàng.
-
Dùng
muỗng
hoặc
dao.
Sẽ
dễ
hơn
cho
bạn
nếu
gáo
dừa
cầm
vừa
tay.
Dùng
muỗng
hoặc
một
con
dao
cùn
nạo
phần
cơm
dừa
thành
từng
miếng.
Dùng
dao
cắt
sâu
hoặc
thìa
để
nạo
sâu
xuống
phần
cứng
của
gáo
dừa
và
bẩy
cơm
dừa
lên.
- Nếu dùng dao thì bạn hãy cắt cơm dừa theo hình chữ “V” để tách nó ra thành những miếng hình tam giác.
- Sử dụng máy nạo dừa. Để tách phần cơm dừa ra khỏi vỏ với số lượng nhiều, người ta sử dụng một loại công cụ gọi là máy nạo dừa. Bạn có thể tìm mua loại máy này ở chợ vùng châu Á hoặc Ấn Độ với giá tầm 300,000 đồng. Nó trông gần giống với máy xay thịt. Chỉ cần úp miếng dừa vào lưỡi dao và cho máy hoạt động. Nếu chuyên nghiệp thì bạn chỉ mất vài phút là nạo xong một quả dừa.
- Sử dụng dao bào. Khi cơm dừa được tách ra khỏi gáo, vẫn còn ít vỏ mỏng màu nâu sót lại. Hãy dùng dao bào để loại bỏ phần vỏ đó.
Lời khuyên[sửa]
- Bạn nên đục hai trong số ba “mắt” dừa để không khí có thể lưu thông và nước dừa sẽ chảy ra nhanh hơn.
- Xin nói thêm nếu bạn chưa biết: nước dừa khác với nước cốt dừa. Nước dừa ở bên trong quả dừa, có màu hơi đục, vị ngọt. Nước dừa sinh ra tự nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển của quả dừa nên màu sắc và mùi vị của nó phụ thuộc vào độ chín của quả. Còn nước cốt dừa thì có màu trắng, vị béo. Nước cốt dừa là một sản phẩm được chiết xuất từ phần cơm dừa, người ta thường chế biến nó với nước đun sôi. Bạn có thể tự làm nước cốt dừa nếu muốn. Hãy tham khảo bài viết khác có liên quan của chúng tôi.
- Nếu nước dừa chảy ra chậm, bạn hãy thổi vào lỗ còn lại, đừng quên dùng bát hoặc ly để hứng.
- Nếu bạn không có bất cứ dụng cụ nào để thực hiện những cách trên (hoặc bạn đang vội), mà vẫn muốn bổ quả dừa, hãy bỏ nó vào trong một cái túi ni-lông dày rồi đập thật mạnh vào bề mặt cứng. Bạn sẽ mất đi phần nước dừa nhưng ít nhất cũng ăn được phần cơm dừa. Chỉ cần cẩn thận để không làm bị thương bất cứ ai kể cả bản thân!
- Hãy thử giữ quả dừa trong bồn rửa chén khi bạn dùng búa và đinh để đục nó.
- Nếu bạn vẫn chưa thành công, hãy lấy khăn cuộn quả dừa lại và dùng búa đập nó.
- Một mũi khoan khoảng 0,5 cm là vừa đủ để đục “mắt” dừa, an toàn và hiệu quả hơn so với dùng dùi đâm nước đá.
- Trên quả dừa, nơi hội tụ ba “mắt” trông giống như một gương mặt với hai lỗ gần nhau hơn là “mắt” và lỗ còn lại là “miệng”. “Miệng” là lỗ mềm nhất, bạn có thể dễ dàng xuyên qua chỉ với đầu nhọn của một cây kéo rộng khoảng 0,5 cm. Xoay cây kéo một vòng để cắt hẳn phần vỏ mềm đó ra rồi úp ngược quả dừa xuống một cái ly. Mất khoảng 30 giây để nước dừa chảy hết vào trong ly. Lắc quả dừa để chắc rằng nó đã hết nước.
- Sử dụng tô vít đâm vào “miệng” của quả dừa. Đổ nước dừa ra ly hoặc tô. Sau đó dùng sống dao gõ quanh “đường xích đạo”. Gõ thật dứt khoát, vừa gõ vừa xoay, sau vài vòng, quả dừa sẽ tự nứt ra làm đôi.
- Nếu bạn cần hai mảnh gáo dừa thật đẹp (dùng để trang trí, làm nhạc cụ hay thiết kế bikini, v.v…) thì nên sử dụng cưa. Nhưng nhớ chắt hết nước dừa ra trước.
- Bạn có thể dùng đồ khui rượu khoan vào “miệng” dừa rồi chắt nước ra. Cách này ít người dùng vì đồ khui rượu thường khó tìm hơn dao, kéo hay tuốc-nơ-vít.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng nướng quả dừa trong lò khi chưa chắt hết nước. Nước dừa sẽ sôi lên và tạo ra một áp lực khiến quả dừa nổ tung trong lò hấp.
- Hãy cẩn thận với những mảnh gáo dừa. Gáo dừa khá bén và có thể làm đứt tay bạn đấy!
- Phải luôn cẩn trọng khi dùng dao. Đừng bổ mạnh quá nếu không bạn sẽ mất kiểm soát với con dao, dao có thể rất sắc. Còn nếu bạn không tự tin với khả năng sử dụng dao của mình, hãy thử những cách khác!
- Nhớ kiểm tra bên trong quả dừa. Nếu nó có mùi chua hoặc bị mốc, đừng nên uống nước hay ăn cái. Quả dừa đó có thể đã bị hư từ lâu.
- Đừng bao giờ cố dùng răng để bổ dừa. Quả dừa sẽ không thể tách ra và bạn sẽ làm hỏng răng của mình!
- Cẩn thận với những mảnh vụn, khi bạn bổ quả dừa nó có thể bay vào mắt.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Quả dừa
- Dao bếp
- Bát to hoặc thứ gì có thể đựng nước dừa
- Những vật dụng tùy ý khác:
- Búa
- Đinh
- Tuốc-nơ-vít
- Dùi đâm nước đá
- Túi ni-lông dày
- Khăn
- Dao bào
- Máy nạo dừa
- Mũi khoan khoảng 0,5 cm.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- John Newton, Thực phẩm – Cẩm nang thiết yếu A-Z, p. 99, (2001), ISBN 1-74045-031-0 – research source
- http://www.howtoopenacoconut.com/ – research source
- ↑ John Newton, Food – The Essential A-Z Guide, p. 99, (2001), ISBN 1-74045-031-0