Bổ sung vitamin a

Từ VLOS
(đổi hướng từ Bổ sung Vitamin A)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vitamin A là vitamin tan trong chất béo cần thiết cho sức khỏe; ta có thể hấp thụ carotenoids và beta-carotene từ thực vật, retinol từ thịt động vật. Vì vitamin A tan trong chất béo nên bạn không được bổ sung quá liều vì vitamin A tích tụ trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến vitamin D và sức khỏe xương khớp (đặc biệt là vitamin A dạng retinol). [1][2] Tìm hiểu về thực phẩm chứa vitamin A có thể giúp bạn bổ sung đúng liều lượng loại vitamin quan trọng này.

Các bước[sửa]

Chẩn đoán thiếu hụt vitamin A[sửa]

  1. Tìm hiểu về vai trò của vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng và quá trình trong cơ thể: giúp duy trì làn da khỏe mạnh, tăng cường thị lực vào ban đêm, bảo vệ xương và răng chắc khỏe, giúp mô và màng nhầy hoạt động hiệu quả (ngăn ngừa nhiễm trùng) và cần thiết cho chức năng tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và cho con bú. [3][4]
  2. Nhận biết dấu hiệu thiếu hụt vitamin A. Triệu chứng phổ biến nhất của thiếu hụt vitamin A giai đoạn cuối là bệnh quáng gà hay khô mắt: khó hoặc không thể nhìn thấy vào buổi tối.[5] Người thiếu hụt vitamin A cũng có thể bị loét giác mạc và nhuyễn giác mạc (giác mạc bị khô và "đục").[6]
    • Loét giác mạc là các vết thương hở hình thành ở lớp mô bên ngoài, phía trước mắt.[7]
    • Đục giác mạc là tình trạng mất khả năng nhìn qua phần phía trước của mắt. Phần này bình thường sẽ trong và tình trạng đục có thể khiến các vật trong tầm mắt bị mờ hoặc hoàn toàn không thể quan sát được.[8]
    • Quáng gà thể hiện rõ nhất qua những mảng hình bầu dục hoặc tam giác ở hai bên mắt, tức phần gần nhất với mặt. Các mảng này thường xuất hiện ở cả hai mắt và đi kèm với đốm Bitot (màng sừng tích tụ và "sủi bọt" li ti).[9]
    • Quáng gà cũng được thể hiện qua hiện tượng "nổ đom đóm" khi nhìn vào ánh sáng chói ở nơi tối.[10]
    • Triệu chứng khác của thiếu hụt vitamin A mức độ nhẹ/ban đầu gồm có tình trạng mắt khô hay "không ướt" mãn tính, bề mặt của mắt thô ráp hay "sủi bong bóng". Mặc dù vậy, những triệu chứng này không đủ để chẩn đoán thiếu hụt vitamin A.
    • Bạn có thể được kê đơn uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng nhưng tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn và sử dụng thực phẩm chức năng nếu cần thiết.[6]
  3. Xét nghiệm máu. Nếu lo lắng về nồng độ vitamin A, bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiến hành xét nghiệm nồng độ retinol trong máu để xác định có bị thiếu hụt vitamin A hay không. Nồng độ vitamin A trong máu ở mức bình thường là 50-200 mcg/dl máu.[11]
    • Bạn có thể sẽ cần nhịn ăn hoặc uống trong vòng 24 tiếng trước khi xét nghiệm. Nên hỏi bác sĩ về những yêu cầu cần thiết.[12]
    • Nếu bạn bị thiếu hụt vitamin A, bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị sử dụng thực phẩm chức năng (nếu bạn không mang thai) hoặc giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn.
  4. Cho trẻ đi xét nghiệm. Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu hụt vitamin A và có thể xuất hiện dấu hiệu chậm phát triển, tăng nguy cơ nhạy cảm với nhiễm trùng.[13]
    • Trẻ nhỏ có thể bị thiếu hụt vitamin A do không được hấp thu đủ từ sữa hoặc hao hụt vitamin A quá nhiều do bị tiêu chảy mãn tính.[14]
  5. Cẩn trọng khi đang mang thai. Thiếu hụt vitamin A có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ vì đây là giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng và vitamin cao nhất ở cả mẹ và thai nhi.[15]
    • Phụ nữ mang thai không nên uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A dạng tổng hợp nếu không được sự hướng dẫn của bác sĩ vì vitamin A liều cao có thể gây tổn thương cho thai nhi.

Ăn thực phẩm giàu vitamin A[sửa]

  1. Ăn nhiều qua củ. Rau củ là nguồn vitamin A quan trọng vì giúp bổ sung các carotenoid như beta-carotene. Hầu hết các loại rau củ có màu cam/vàng/ đỏ như khoai lang, bí đỏ, cà rốt đều chứa vitamin A. Rau màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina (cải bó xôi) và xà lách cũng rất giàu vitamin A.[4]
  2. Ăn nhiều hoa quả. Một số loại hoa quả như xoài, mơ và dưa vàng có chứa hàm lượng cao vitamin A.[16]
    • Một quả xoài chứa 672 mcg vitamin A, tức khoảng 45% lượng vitamin A được khuyến nghị bổ sung mỗi ngày.[17]
    • Mơ khô là nguồn vitamin A dồi dào: một cốc mơ khô chứa 764 mcg vitamin A. Mơ đóng hộp chứa ít vitamin A hơn, khoảng 338 mcg mỗi cốc.[16]
    • Dưa vàng cũng là một loại quả giàu vitamin A, bổ sung 286 mcg vitamin A trong mỗi cốc.[16]
    • Một số chuyên gia y tế khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung vitamin A từ thực vật lên 40% nhu cầu vitamin A trong thai kỳ và lên 90% trong khi cho con bú.[18]
  3. Bổ sung nguồn thực phẩm từ động vật vào chế độ ăn. Thực phẩm từ động vật giúp cung cấp vitamin A dạng "retinol", loại vitamin mà cơ thể chuyển hóa carotenoid (vitamin A từ thực vật) thành khi bạn tiêu hóa. [19] Thực phẩm giàu retinol gồm có gan, trứng và cá nhiều chất béo.[20]
    • Vì được hấp thụ nhanh chóng và bài tiết chậm nên retinol là dạng vitamin A có thể bị quá liều. Do đó, bạn nên cẩn thận khi bổ sung nguồn thực phẩm giàu retinol. Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu, ăn mất ngon, chóng mặt và mệt mỏi có thể là dấu hiệu nhiễm độc cấp tính.[21]
    • Tình trạng nhiễm độc vitamin A cấp tính tương đối hiếm. Nhiễm độc mãn tính, tức tích tụ theo thời gian, phổ biến hơn. Người trưởng thành phải tiêu thụ hơn 7,500 mcg (7,5 mg) mỗi ngày trong hơn 6 năm mới đạt đến mức gây độc tính. Mặc dù vậy, cơ thể mỗi người là khác nhau nên tốt nhất bạn cần cẩn trọng và không bổ sung quá liều retinol.[22]
    • Nồng độ retinol cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bạn dùng sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin A như kem dưỡng hoặc thuốc chữa mụn trứng cá.
  4. Bổ sung sản phẩm sữa động vật vào chế độ ăn. Sữa, sữa chua và phô mai giúp bổ sung vitamin A.[23]
    • Một cốc sữa cung cấp khoảng 10-14% lượng vitamin A được khuyến nghị mỗi ngày.[24] 30 g phô mai cung cấp 1-6% lượng vitamin A được khuyến nghị mỗi ngày.[25]
  5. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy có thể hướng dẫn bạn cách xác định loại thực phẩm nào là tốt nhất cần bổ sung.
    • Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không, bạn có thể tự liên hệ với bệnh viện và nhờ giới thiệu.[26]
    • Ở một số quốc gia như Mỹ, bạn có thể tìm kiếm trực tuyến các chuyên gia dinh dưỡng được cấp giấy hành nghề.[27]

Uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A[sửa]

  1. Hiểu rõ nhu cầu vitamin A của trẻ nhỏ. Thực phẩm chức năng có nhiều liều khác nhau nên bạn cần biết liều bổ sung được khuyến cáo (RDA) khi muốn dùng thực phẩm chức năng.
    • Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 400 mcg (0,4 mg).
    • Đối với trẻ sơ sinh 7-12 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 500 mcg (0,5 mg).
    • Đối với trẻ 1-3 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 300 mcg (0,3 mg).
    • Đối với trẻ 4-8 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 400 mcg (0,4 mg).
    • Đối với trẻ 9-13 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 600 mcg (0,6 mg).
    • Đối với trẻ 14-18 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 700 mcg (0,7 mg) đối với thiếu nữ và 900 mcg (0,9 mg) đối với thanh niên. [28]
  2. Liều khuyến nghị cho người lớn. Người trưởng thành cần nhiều vitamin A hơn trẻ nhỏ. Cùng với việc sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cần biết được liều bổ sung được khuyến cáo (RDA).
    • Đối với nam giới trên 19 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 900 mcg (0,9 mg).
    • Đối với nữ giới trên 19 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 700 mcg (0,7 mg).
    • Đối với phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 750 mcg (0,75 mg).
    • Đối với phụ nữ mang thai trên 19 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 770 mcg (0,77 mg).
    • Đối với phụ nữ đang cho con bú dưới 18 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 1,200 mcg (1,2 mg).
    • Đối với phụ nữ đang cho con bú trên 19 tuổi, liều RDA đối với vitamin A là 1,300 mcg (1,3 mg).[28]
  3. Không bổ sung vitamin A quá liều RDA. Tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
    • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên tiêu thụ quá 600 mcg (0,6 mg) vitamin A mỗi ngày.
    • Trẻ 1-3 tuổi không nên tiêu thụ quá 600 mcg (0,6 mg) vitamin A mỗi ngày.
    • Trẻ 4-8 tuổi không nên tiêu thụ quá 900 mcg (0,9 mg) vitamin A mỗi ngày.
    • Trẻ 9-13 tuổi không nên tiêu thụ quá 1,700 mcg (1,7 mg) vitamin A mỗi ngày.
    • Trẻ 14-18 tuổi không nên tiêu thụ quá 2,800 mcg (2,8 mg) vitamin A mỗi ngày.
    • Người trưởng thành trên 19 tuổi không nên tiêu thụ quá 3,00 mcg (3 mg) vitamin A mỗi ngày.[29]

Lời khuyên[sửa]

  • Tiêu thụ quá nhiều beta-carotene có thể khiến da có màu cam. Đây là phản ứng vô hại, thường gặp ở trẻ nhỏ và người ăn ngày. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần ngưng ăn rau trong vài ngày.[30]
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi muốn thay đổi chế độ ăn hoặc muốn sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A.

Cảnh báo[sửa]

  • Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm chức năng. Liều vitamin A không được vượt quá 10,000 IU (tương đối hiếm). Tuy nhiên, cẩn thận là trên hết.
  • Tuyệt đối không tự ý thay đổi chế độ ăn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cần bổ sung thêm loại vitamin nào (nếu cần thiết).
  • Bổ sung quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến chán ăn, chóng mặt, đau dầu, da khô và ngứa, rụng tóc, mờ mắt và giảm mật độ khoáng chất trong xương. Ở những trường hợp nghiêm trọng, quá liều vitamin A có thể gây tổn thương gan. Đối với thai nhi, quá liều vitamin A có thể gây dị tật nghiêm trọng; phụ nữ mang thai không nên bổ sung quá 5,000 IU vitamin A dạng thực phẩm chức năng mỗi ngày. Trên thực tế, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ mang thai không nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A. [31]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.niams.nih.gov/Health_Info/Bone/Bone_Health/Nutrition/vitamin_a.asp
  2. http://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-a/
  3. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002400.htm
  4. 4,0 4,1 http://www.vivo.colostate.edu/hbooks/pathphys/misc_topics/vitamina.html
  5. http://jn.nutrition.org/content/138/10/1835.long
  6. 6,0 6,1 https://www.merckmanuals.com/home/eye-disorders/corneal-disorders/keratomalacia
  7. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001032.htm
  8. http://umm.edu/health/medical/ency/articles/cloudy-cornea
  9. http://www.who.int/nutrition/publications/vad_consequences.pdf
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8019121
  11. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003570.htm
  12. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003570.htm
  13. http://www.merckmanuals.com/professional/nutritional-disorders/vitamin-deficiency-dependency-and-toxicity/vitamin-a
  14. http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-HealthProfessional/#h5
  15. http://www.who.int/nutrition/topics/vad/en/
  16. 16,0 16,1 16,2 http://www.dietitians.ca/Your-Health/Nutrition-A-Z/Vitamins/Food-Sources-of-Vitamin-A.aspx
  17. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-HealthProfessional/#h2
  18. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17665093
  19. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3530430
  20. http://www.niams.nih.gov/health_info/bone/bone_health/nutrition/vitamin_a.asp
  21. http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/vitamin-a/safety/hrb-20060201
  22. http://www.nutri-facts.org/eng/vitamins/vitamin-a-retinol/safety/
  23. http://www.nhs.uk/Conditions/vitamins-minerals/Pages/Vitamin-A.aspx
  24. http://www.healthyeating.org/Milk-Dairy/Nutrients-in-Milk-Cheese-Yogurt/Nutrients-in-Milk.aspx
  25. http://www.healthyeating.org/Milk-Dairy/Nutrients-in-Milk-Cheese-Yogurt/Nutrients-in-Cheese.aspx
  26. http://www.nhs.uk/chq/Pages/find-a-registered-dietitian-or-nutritionist.aspx?CategoryID=51&SubCategoryID=168
  27. http://www.eatright.org/find-an-expert
  28. 28,0 28,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/supplement/vitamin-a-retinol
  29. http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-HealthProfessional/
  30. http://emedicine.medscape.com/article/1104368-overview
  31. http://www.who.int/elena/titles/vitamina_pregnancy/en/

Liên kết đến đây