Chăm sóc một chú chuột

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Từ trước đến nay, mọi người thường gọi chuột là “các chú cún không cần chăm sóc nhiều” vì vừa thông minh lại rất trung thành. Trong khi hầu như chẳng có loài vật nuôi nào mà chúng ta “không cần chăm sóc” thì các chú chuột lại rất dễ chăm sóc và thú vị hơn nhiều so với cá cảnh hay hamster. Một chú chuột dễ thích nghi và vui vẻ cũng chính là một người bạn thú cưng ngọt ngào, tò mò, rất thông minh và luôn tương tác với chủ. Loài vật thú vị này luôn là thú cưng đáng mơ ước, và nếu bạn đang muốn nuôi một chú chuột, đầu tiên hãy chuẩn bị nhà cửa sạch sẽ. Bất kỳ thú cưng nào, kích thước cơ thể là bao nhiêu cũng cần được chăm sóc thật đúng cách.

Các bước[sửa]

Quyết định nuôi chuột[sửa]

  1. Cân nhắc dành thời gian chăm sóc chúng. Tuổi thọ của chuột thường khoảng 2 đến 3 năm hoặc nhiều hơn. Vậy nên hãy chắc chắn rằng bạn có thể chăm sóc cho chúng trong suốt khoảng thời gian đó.[1]
    • Suy nghĩ về vấn đề thời gian ngoài việc chăm nom cho thú cưng. Điều này có nghĩa là chúng ta phải giữ cho chiếc lồng sạch sẽ, cho ăn và chăm sóc thường xuyên, và nếu như vật nuôi bị bệnh, chúng cần được đưa đến bác sĩ thú y.
    • Hãy nhớ tìm ai đó để chăm sóc cho những chú chuột khi bạn vắng nhà. Nhiều trường hợp người nuôi chuột cho bết tìm được ai đó cảm thấy thoải mái khi chăm sóc chúng là khá khó khăn (có nhiều người quá cẩn thận) vậy nên bạn hãy thử tìm 3 hoặc 4 ứng cử viên tiềm năng sẵn sàng chăm sóc cho những chú chuột của bạn khi bạn vắng nhà. Đôi khi các cửa hàng bán chuột cũng có dịch vụ chăm sóc hộ.
  2. Cân nhắc các loài vật nuôi khác. Nếu bạn đã đang nuôi một vật nuôi nào, đặc biệt là mèo, nên cân nhắc liệu có nên để vật nuôi ấy chung sống với những chú chuột mới hay không. Cần nghiên cứu về cách để giới thiệu một người bạn mới với vật nuôi có sẵn của bạn. Nếu không, bạn cần tìm cách để đặt chiếc lồng chuột trên cao hoặc một căn phòng đóng kín để các loài động vật khác không tiếp cận được. Có thể xem như đây là ý tưởng tuyệt vời nhất để giữ cho những chú chuột của bạn và các vật nuôi khác sống hoà thuận.
    • Mèo là một vấn đề quan trọng khác. Chúng thích săn động vật gặm nhấm, trong đó có cả chuột. Vì vậy đôi khi bạn có thể vô tình chòng ghẹo chú mèo và đưa các chú chuột của bạn vào vòng nguy hiểm.[1]
  3. Thử làm bạn trước với những chú chuột. Trước khi quyết định mang chuột về nhà, hãy ghé thăm những người bạn đang nuôi chuột. Nhiều người sẽ không thích vài đặc điểm của loài động vật này, vì vậy hãy chắc rằng bạn hoàn toàn thích chúng trước khi mang chúng về nhà. Có rất nhiều loài chuột ví dụ như loài không đuôi, không có lông hoặc các loài tí hon.
    • Những chú chuột được nuôi trong môi trường sạch sẽ thường không có mùi hôi nhiều, nhưng chúng có một mùi cơ thể riêng mà không phải ai cũng thích. Trước khi nuôi chúng hãy chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với nó, hoặc cách khác là thử tìm một lớp phủ sàn tốt để hấp thụ mùi hôi. Hãy nhớ rằng hóa chất độc hại và dăm gỗ thông rất có hại cho chuột – nhựa thông có thể hủy hoại phổi của chúng.[1]
    • Tương tự, nhiều người sẽ thấy bối rối trước những hành động liếng thoắng của chuột. Những chiếc móng vuốt nhỏ có thể gây nhột! Ngoài ra, vào giai đoạn đầu, đuôi chuột cũng có thể hơi lạ kì với bạn. Hãy thử thân thiết với chú chuột của mình để làm quen với tập tính và cơ thể của chúng.
    • Chuẩn bị một chiếc lồng rộng rãi, thoáng mát và an toàn. Lồng dây lưới sẽ tốt hơn là lồng kính, vì chúng cho phép không khí lưu thông tốt hơn. Hãy cẩn thận với lồng kính vì sẽ dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp và dẫn đến chết. Cần giữ cho sàn không có dây lưới nhọn vì chuột có thể bị viêm bàn chân. Nếu sử dụng lồng dây lưới, hãy để khoảng cách giữa các dây từ 1,5 đến 7,5 cm.[1]
  4. Cân nhắc nguy cơ bị ung thư ở chuôtj. Thật đáng tiếc, ung thư là một căn bệnh phổ biến trong hầu hết những chú chuột và điều này có thể rút ngắn tuổi đời của chúng. Dù không hẳn chú chuột nào cũng có khối u, nhưng bạn cũng nên chú ý đến điều đó. Những chú chuột cái chưa được cắt bỏ buồng trứng có khả năng bị ung thư cao nhất. Một số nguyên nhân khác phát sinh từ các loài ve và chứng nhiễm trùng đường hô hấp.[1]
    • Hãy cân nhắc khả năng tài chính của bản thân để chi trả cho việc phẫu thuật nếu chú chuột của bạn có một khối u cần loại bỏ. Nếu câu trả lời là không thì bạn cần chuẩn bị tâm lý để chủ động chấm dứt cuộc sống của chú chuột yêu quý một cách nhân đạo khi chúng còn nhỏ để tránh đau đớn về sau. Nếu bạn không phải là người dễ chấp nhận điều này thì không nên chọn chuột làm thú cưng. Điều quan trọng nhất ở đây chính là trách nhiệm của người chủ.
  5. Quyết định số lượng chuột nuôi hợp lý. Trong tự nhiên chuột là động vật sống theo bầy đàn, vì vậy bạn nên mua nhiều hơn một con và tốt nhất nên mua chúng vào cùng một thời điểm.[2]
    • Một chú chuột gần như sẽ tương tác liên tục để không thấy buồn chán. Vì vậy bạn nên mua hai hoặc nhiều hơn hai con. Dù bạn có bỏ ra bao nhiêu thời gian bên cạnh thì chúng vẫn sẽ cảm thấy cô đơn, vậy nên hãy mua thêm một con nếu bạn có thể. Chú chuột của bạn sẽ cảm kích lắm đấy.[3]
    • Một lựa chọn tốt hơn đó là nuôi nhiều hơn một chú chuột để chúng làm bạn với nhau. Nếu bạn quyết định như thế, nên mua chúng tại cùng một địa điểm, cùng một khoảng thời gian để giảm tối đa các khó khăn về việc cách ly hoặc làm quen. Việc làm quen các chú chuột với nhau sẽ rất khó, đặc biệt là với những chú chuột đực chưa giao phối và luôn xem trọng vấn đề lãnh thổ.
    • Đừng sợ khi nghĩ rằng nuôi hai chú chuột sẽ vất vả hơn một. Thực tế bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi chăm sóc cho hai hoặc ba chú chuột bởi vì chúng luôn cảm thấy vui vẻ hơn khi có người làm bạn. Chênh lệch về lượng thức ăn và lượng vật liệu phủ sàn là không nhiều. Thách thức lớn nhất với bạn khi nuôi nhiều chuột là cố gắng để tất cả chúng trên vai khi bạn đi dạo với chúng.
    • Cũng như vậy, nếu bạn nuôi nhiều chuột, nên chọn cùng giới tính, nếu không thì bạn đã vô tình tạo điều kiện để chúng sinh sản. Nếu bạn không phải là người gây giống và hiểu rõ những việc mình đang làm thì không nên gây giống cho chuột.[3]
    • Một số bác sĩ thú y sẽ triệt sản chuột, nếu bạn vô tình nuôi một chú chuột đực và một chú chuột cái, nên nhờ bác sĩ thú y triệt sản chú chuột đực. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, loài chuột thông thường sẽ không được triệt sản vì gây mê rất nguy hiểm đối với chúng.
  6. Mua chuột. Bạn nên mua chuột từ những người gây giống hoặc người cứu hộ chuột. Từ kinh nghiệm của mình, họ có nhiều kiến thức chuyên sâu về chuột và hoàn toàn có thể giúp bạn tìm được chú chuột vừa ý. Mua chuột từ những người gây giống hoặc cứu hộ chuột lúc nào cũng tốt hơn khi mua từ các cửa hiệu, vì nơi đó tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khoẻ, làm tăng chi phí chăm sóc về lâu dài.
    • Luôn tìm hiểu kỹ về những người gây giống hoặc người cứu hộ chuột trước khi chọn chuột, bảo đảm rằng chúng đã được chăm sóc tốt và khoẻ mạnh.
    • Chuột bán ở các cửa hiệu thường đến từ các “công xưởng” và ít được quan tâm về thể trạng. Nếu bạn quyết định mua chuột ở cửa hiệu, tránh chọn những chú chuột mang những biểu hiện sau: gỉ màu đỏ ở mắt và mũi, hơi thở khò khè, có vết thương hở, đờ đẫn, mắt đục hoặc phân lỏng.[3]
    • Chuột đực và cái trong các cửa hiệu thường được nuôi chung với nhau, đây cũng là nguyên nhân bạn không nên chọn chúng. Vì có trường hợp ban đầu bạn chỉ mua một hoặc hai con, sau vài tuần bạn sẽ thấy dân số bỗng tăng lên chỉ bởi vì một trong số chúng là con cái, vậy nên hãy chú ý đến giới tính khi bạn chọn mua. Nếu quyết định không muốn nuôi nữa cũng không sao cả!

Chuẩn bị ngôi nhà cho chuột[sửa]

  1. Mua một chiếc lồng thích hợp. Mua một chiếc lồng có sàn vững chãi, có bậc thang và dốc trượt. Sàn bằng dây kim loại nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây viêm bàn chân. Nếu bạn định nuôi 2 chú chuột, sẽ cần một chiếc lồng khoảng 18 x 28 x 31. “Đừng” cho chuột sống trong các loại thùng chứa, do chúng sẽ bị ảnh hưởng bởi khí a-mô-ni-ắc tồn đọng trong thùng.
    • Mỗi chú chuột cần tối thiểu 60 cm vuông, nhưng nếu được 75 cm vuông hoặc nhiều hơn thì tốt nhất.[4]
    • Khoảng cách giữa các dây lưới không nên vượt quá 1,9 cm đối với chuột trưởng thành, và không quá 1,25 cm đối với chuột con. Nếu khoảng cách giữa các dây lưới to hơn, hãy dùng lưới mắt cáo để rút ngắn lại. Các thanh lưới cũng cần được phủ bột để tránh bị ăn mòn bởi nước tiểu của chuột. Chuột là những nhà nhào lộn và leo trèo cừ khôi nên hãy đảm bảo động tác ấy không đẩy các chúng văng ra khỏi dây lưới.[4]
    • Một lựa chọn khác là lồng bằng nhựa perspex, như lồng Rotastak. Loại này thường có sàn được phủ màu (giúp chuột có cảm giác an toàn) và tường trong suốt giúp chúng ta có thể thấy chúng. Chiếc lồng được thiết kế ghép nối với các bộ phận khác, giúp bạn thoả sức xây cho chuột của mình một thành phố sống thật thú vị. Khi bạn vệ sinh các bộ phận kia thì chú chuột hoàn toàn có thể được giữ trong một khu vực nhất định. Cọ rửa vật liệu nhựa rất dễ dàng vì nhờ cấu trúc mặt phẳng trơn (hơn là phải cọ rửa các ngõ ngách của lưới mắt cáo hoặc thanh kim loại).
  2. Thức ăn và thực phẩm dạng lỏng. Hãy dọn chỗ để chú chuột của bạn có nơi để ăn uống, chuẩn bị từng chiếc bát riêng cho thức ăn và nước uống, hoặc dùng loại bình chuyên dụng cho thú cưng. Luôn nhớ cung cấp đủ thức ăn và nước uống nếu nuôi nhiều chuột để tránh việc tranh giành khẩu phần của nhau.
    • Bình chuyên dụng cho thú cưng là lựa chọn tối ưu vì nước uống được giữ sạch sẽ bên trong, và nó được gắn chặt vào lồng nuôi để không bị chuột làm đổ vỡ. Nên chọn chất liệu bình bằng kính, vì chuột sẽ không thể gặm chúng.
  3. Chọn lớp phủ sàn thích hợp. Đáy lồng nuôi cần được phủ bởi chất liệu mềm mại và hút ẩm tốt.
    • Sử dụng lớp phủ bằng mạt gỗ cho chiếc lồng chuột mua tại cửa hiệu thú cảnh. Tránh mua loại mạt gỗ thông hoặc tuyết tùng, vì hơi thoát ra từ các loại mạt gỗ này pha trộn với nước tiểu của chuột có thể gây độc. Thông và tuyết tùng khá bẩn và chứa nhiều dầu nên rất dễ gây kích ứng đường hô hấp và gây khó thở, nên tránh xa những loại vật liệu này. Lông cừu hoặc khăn mềm cũng khá tốt, đặc biệt khi dùng để phủ sàn dây lưới kim loại, tuy nhiên chúng cần được vệ sinh một đến hai lần trong tuần, tuỳ vào số lượng chuột bạn nuôi. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua lớp phủ bằng vụn giấy, nhưng khá đắt và có mùi. Giấy báo cũng khá tốt nhưng mực có thể làm vấy bẩn những chú chuột có lông sáng màu. Rơm cũng khá bẩn và gây mùi khó chịu khi hoà lẫn với nước tiểu. [4]
    • Một lựa chọn khác có thể là Carefresh, một vật liệu phủ sàn được chế tạo từ xenlulô có sẵn ở cửa hiệu, hoặc giấy báo tái chế như Yesterday's News. Tránh sử dụng máy cắt giấy và dùng những mảnh giấy có sẵn tại nhà của bạn - vì mực cũng có thể gây bệnh cho chuột. [4][4]
  4. Xây tổ ấm. Tập tính tự nhiên của chuột là muốn ẩn nấp trước những thời điểm chúng có nguy cơ bị gây hại, ví dụ như khi ngủ, vậy nên hãy xây cho chúng một chiếc tổ, hoặc là một nơi chốn để ngủ. [4]
    • Bạn cũng có thể mua về một chiếc lồng bằng nhựa thông thường tại cửa hiệu thú nuôi, hay mua một quả cầu mây wicker có nhiều lỗ. Những vật này tương tự như thứ mà loài chuột yêu thích khi chúng sống trong môi trường tự nhiên.
  5. Chỗ để chuột đi vệ sinh. Cũng giống như chó, loài chuột không thích làm bẩn khu vực ăn uống cũng như ngủ nghỉ của chúng, và bạn có thể dựa vào đặc tính này để xây một cái nhà vệ sinh cho chúng.[4]
    • Nhà vệ sinh của chuột là những chiếc hộp nhựa nhỏ nhắn có lỗ hoặc hộp nhựa cắt góc. Vật liệu lót có thể bằng mạt gỗ dương, giấy báo hoặc là Carefresh dày tầm 2,5 cm dưới sàn khu vệ sinh của chuột.
    • Đặt nhà vệ sinh tại góc đối diện với tổ và khu ăn uống của chuột. Đa số các chú chuột sẽ nhanh chóng biết được chiếc hộp kia dùng để làm gì, và sẽ thích thú vì có một nơi đế ghé thăm, đồng thời lại gìn giữ được khu vực còn lại thật sạch sẽ. Để có kết quả tốt nhất, trước khi đặt chiếc hộp vào, bạn cần chờ và quan sát xem liệu chú chuột có chọn ngay góc chuồng làm nơi để “đi” hay không. Tuy nhiên, vài chú chuột sẽ không ngăn nắp như vậy, nên bạn cứ cho chiếc hộp vào luôn, cũng khá hiệu quả đấy.[4]
    • Dựng nhà vệ sinh cho chuột cũng giúp lau dọn lồng dễ dàng hơn, vì vài ngày là bạn có thể dọn dẹp nhà vệ sinh, xịt khuẩn bằng một loại xịt vô hại đối với các loài vật nuôi nhỏ (cũng có thể dùng giấm) và lại lấp đầy vật liệu phủ sàn trở lại.
  6. Mua sắm đồ chơi. Trang bị cho chiếc lồng những vật đồ chơi, võng treo và những nơi để chúng trốn.
    • Chuột luôn muốn có gì đó để làm và chúng sẽ chơi với loạt đồ chơi này khi bạn không bên cạnh.[4]
    • Ống giấy vệ sinh, đồ chơi của mèo, bóng bàn, võng… chuột yêu tất cả, cùng với bất cứ thứ gì bạn trang bị thêm cho mục đích giải trí của chúng. Hãy tìm những vật nhỏ nhắn linh tinh quanh nhà bạn và biến chiếc lồng thành một ngôi nhà thực sự (không nên nhỏ quá vì có thể khiến các chú chuột nuốt phải hoặc gây ngạt thở).
    • Đừng chọn đồ chơi dạng sợi hoặc chuỗi, chúng cũng sẽ khiến chuột bị nghẹn. Hãy suy nghĩ cẩn thận khi chọn đồ chơi và bảo đảm rằng thú cưng của bạn không bị gây hại bởi bất kì vật dụng nào trong chuồng.

Giữ gìn sức khoẻ cho chuột[sửa]

  1. Luôn nhớ cho chuột ăn và uống nước. Kiểm tra lượng thức ăn và nước uống ít nhất hai lần một ngày. Chậu ăn có thể bị đổ, hoặc đồ phủ sàn bay vào nước uống, vậy nên bạn cần trông chừng cẩn thận.
    • Nếu dùng bình chuyên dụng thì nước uống vẫn cần được thay mới hằng ngày, và nhớ diệt khuẩn chiếc vòi ít nhất hai lần một tuần.[4]
    • Chuẩn bị cho chuột của bạn 12 ml thức ăn tổng hợp dành cho động vật gặm nhấm mỗi ngày, chúng có thể dễ dàng được mua với số lượng nhiều trên mạng. Loại thức ăn này rất giàu dinh dưỡng đối với loại khẩu phần ăn pha trộn nhiều ngũ cốc, vì thành phần được trộn lẫn với nhau khiến cho các chú chuột không thể chỉ lựa những phần ngon nhất (thường chứa ít dinh dưỡng) và chừa lại những phần kém ngon trong chậu ăn.[4]
    • Chuẩn bị thức ăn tươi như trái cây tươi và rau sạch cho khẩu phần ăn kết hợp. Chuột có nhu cầu dinh dưỡng tương tự con người, và chúng có thể ăn hầu như bất cứ món gì. Bạn hãy liệt kê ra danh sách các thứ mà chúng “không thể” ăn và những thứ còn lại chính là những món mà bạn có thể cho chúng ăn. Chuột cũng ăn được sô-cô-la đấy! Tặng cho chuột một mẩu trái cây hoặc thậm chí là mẩu thức ăn thừa trên bàn ăn của bạn một hoặc hai lần trong ngày cũng giúp chúng vui và khoẻ mạnh hơn nữa. [4]
    • Chuột cũng rất thích đồ ngọt và phô mai. Tuy nhiên, đồ ngọt có thể gây sâu răng và đồ ăn chứa chất béo sẽ khiến chuột tăng cân và trở nên phụng phịu, vậy nên tốt nhất là tránh cho chúng ăn. [4]
  2. Giữ lồng nuôi sạch sẽ. Kiểm tra “tại chỗ” hằng ngày sẽ giúp lồng nuôi sạch sẽ, và tổng vệ sinh hằng tuần sẽ giúp chuột khoẻ mạnh.
    • Về việc kiểm tra tại chỗ, nên mua một chiếc xẻng nhựa hoặc kim loại nhỏ, tương tự như xẻng dùng để dọn dẹp vệ sinh cho mèo. Dùng vật dùng này để múc những mẩu phủ sàn đã bị bẩn, và cho vào túi nhựa rồi bịt kín miệng túi. Loại bỏ những phần mạt gỗ bị ướt, bị bẩn hoặc có mùi.
    • Tổng dọn dẹp lồng nuôi ít nhất mỗi tuần một lần. Đưa chuột vào một chiếc hộp riêng hoặc một nơi an toàn, tránh xa các dụng cụ cọ rửa. Dọn hết các vật dụng bên trong ra ngoài và bỏ đi lớp phủ sàn cũ. Cọ rửa tất cả bằng nước giấm pha xà phòng từ trong ra ngoài, sau đó lau khô. Bạn nên có một miếng xốp, một chiếc chậu và khăn lau riêng biệt dành để vệ sinh lồng nuôi chuột.
    • Sử dụng vải dùng một lần để lau khắp bề mặt lồng nuôi một lượt. Sau đó cọ rửa và lau khô. Bây giờ bạn có thể đặt lớp phủ sàn mới vào lồng và thay các vật dụng cần thiết.
    • Hóa chất mạnh như thuốc tẩy có thể gây tổn hại cho hệ hô hấp nhạy cảm của chuột nếu hít phải, nên hãy tránh sử dụng chất tẩy rửa này cho nhà của chuột. Các chất khử trùng thân thiện với vật nuôi như Nil-Odor khá tốt, ngoài ra bạn có thể tìm mua bất cứ chất diệt khuẩn nào an toàn cho vật nuôi của bạn từ một cửa hàng vật nuôi hoặc phòng khám bác sĩ thú y bất kì. [4]
  3. Duy trì nhiệt độ thích hợp. Đừng để chú chuột tiếp xúc với việc thay đổi nhiệt độ quá lớn hay hạn hán. Nhiệt độ lý tưởng là từ 18 đến 23 độ C.
    • Nếu gặp phải một ngày dài khá nóng, bạn cần cung cấp cho chuột một lượng nước mát và đủ nông (khoảng 1,5 cm) để chơi đùa; vào ngày thời tiết lạnh, hãy làm dày thêm lót phủ sàn để chuột có thể tìm chỗ nấp và giữ ấm.
  4. Chú ý đến các dấu hiệu bệnh lý. Chăm sóc cho một chú chuột bao gồm cả việc chú ý các vấn đề liên quan đến bệnh thú y. Các dấu hiệu phổ biến là chán ăn, nhanh khát nước, nước tiểu màu hồng, phân lỏng, sút cân, thở ngấp hoặc khì khò, và gỉ màu đỏ từ mắt hoặc mũi. [4]
    • Kiểm tra chú chuột mỗi tuần một lần để xem có xuất hiện khối u da hay bị va đập gì không.[4]
    • Đồng thời, hãy chú ý tới da của chúng để chắc chắn rằng không có các vết viêm da màu đỏ, và chúng không gãi quá nhiều.[4]
    • Chuột có thể bị lây ký sinh trùng từ lớp phủ sàn, do đó hãy chú ý những biểu hiện kích ứng da hoặc vảy nấm.[4]
  5. Đưa chuột đến bác sĩ thú y. Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của mình không được khỏe, hãy mang chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
    • Bạn nên lên kế hoạch trước và tìm một bác sĩ thú y chuyên điều trị cho động vật gặm nhấm trước khi bạn nhận nuôi chuột, hoặc ít nhất là trong khi chú chuột của bạn còn khỏe mạnh.
    • Hỏi thăm về bác sĩ thú y tại các cửa hiệu thú nuôi hoặc những người nuôi chuột khác. Bạn cũng có thể tìm kiếm trên các diễn đàn trực tuyến liên quan đến thú cưng và hỏi thăm về gợi ý. Hầu hết mọi người đều sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm hay (hoặc không tốt) của họ với công việc chăm sóc sức khỏe động vật gặm nhấm.
    • Gọi cho phòng khám thú y mà bạn đã chọn. Hỏi bác sĩ thú y về đối tượng vật nuôi mà họ chữa trị chính và liệu họ có chuyên môn chữa trị cho chuột hay không.
    • Một câu hỏi mà bạn có thể đặt ra là liệu bác sĩ thú y đó có nuôi động vật gặm nhấm nào không. Việc có sở hữu một con vật cưng có thể giúp hiểu hơn về những mối lo lắng mà người chủ của chúng đang trải qua.

Giữ cho chú chuột luôn vui vẻ[sửa]

  1. Hãy đảm bảo rằng chú chuột của bạn được trông chừng tốt. Giữ lồng chuột trong khu vực mà bạn thường xuất hiện và chúng có thể thấy được những gì đang diễn ra xung quanh. Điều này sẽ giúp chúng không có cảm giác bị bỏ rơi.
  2. Dành thời gian cho chú chuột của bạn. Bạn càng có nhiều thời gian bên chúng, chúng càng thấy được quan tâm hơn, năng động, khoẻ mạnh và vui tươi hơn. Sống một mình sẽ rất cô đơn, và điều này có thể gây ra các vấn đề không tốt trong hành vi của chúng. Trừ khi chú chuột của bạn quá hung hăng, nếu không thì tốt nhất đừng để chúng một mình. Thậm chí nếu chúng có hung hăng đi nữa, thì sự thương yêu và sự quan tâm có thể giúp chúng cảm thấy ổn hơn.
    • Chăm sóc chuột hàng ngày, tốt nhất là 2-3 lần một ngày trong mười phút hoặc hơn.
    • Chuột thích tìm hiểu và giải quyết vấn đề, vì vậy bạn hãy suy nghĩ để xây dựng nên các khóa học vượt chướng ngại vật nho nhỏ để luyện tập và rèn luyện tinh thần cho chú chuột.
  3. Dạy chúng các thủ thuật. Hãy dạy chúng các thủ thuật bằng cách bắt đầu thật chậm, sau đó khen thưởng và tăng cường các bài tập và khen ngợi nếu chúng nghe lời.
    • Chuột rất thông minh, và có thể học hỏi được nhiều trò, chẳng hạn như nhảy qua một cái vành, quay trong một vòng tròn, đứng lên, và thậm chí là bắt tay, tất cả dựa trên lời nói của bạn.
    • Đừng trừng phạt nếu chúng thất bại. Chuột không hiểu được các hình phạt tiêu cực, và các hình phạt đó sẽ chỉ khiến chúng bối rối. Thay vào đó, hãy thưởng cho chúng khi chúng làm đúng.
    • Nếu chú chuột của bạn cắn xé, đừng vỗ vào chúng và nói "Không được". Thay vào đó, hãy thử rít lên như một con chuột và kéo chúng ra. Cuối cùng chú chuột của bạn cũng sẽ hiểu.
    • Đừng quên rằng mỗi chú chuột có một cá tính riêng, nghĩa là cách học hỏi có thể sẽ khác nhau. Một phương pháp giảng dạy có thể hiệu quả với chú chuột này, nhưng có thể không hiệu quả đối với chú chuột khác.
    • Chìa khóa để huấn luyện thành công là phải kiên trì và xây dựng thật nhiều các khóa đào tạo ngắn với nhiều phần thưởng.
  4. Đưa chuột đi dạo. Chuột rất thích việc thay đổi môi trường cảnh quan, vì vậy nếu chú chuột của bạn đã biết nghe lời, hãy đưa chúng ra ngoài và đặt trên vai của bạn.
    • Nếu đưa chuột ra bên ngoài, một sợi dây sẽ giúp bạn có thể kiểm soát tốt chú chuột nếu chúng trở nên sợ hãi.
    • Tham gia các Diễn đàn về chuột và nhiều trang web về chuột hữu ích khác để biết được nhiều thông tin bổ ích!

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 Rat Care Guide. Annette Rand. Createspace Independent Publishing Platform.
  2. Academic Press. 2nd edition.
  3. 3,0 3,1 3,2 The Laboratory Rat. Weisbroth, Franklin, and Suckow. Academic Press. 2nd edition.
  4. 4,00 4,01 4,02 4,03 4,04 4,05 4,06 4,07 4,08 4,09 4,10 4,11 4,12 4,13 4,14 4,15 4,16 4,17 The Welfare of Animals Used in Research. Hubrecht. Publisher: Wiley-Blackwell.

Liên kết đến đây