Cơ chế tác động và ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật gây rối loạn nội tiết

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Cơ chế tác động và ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật gây rối loạn nội tiết.
Affecting mechanisms and effects of endocrine disruptor pesticides.
 Tạp chí Y Dược học 2012 ; 8 ():66-74
 Tác giả   Nguyễn Bá Tiếp, Bùi Ngân Tâm
 Nơi thực hiện   Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2
 Từ khóa   Chất gây rối loạn nội tiết, hóa chất bảo vệ thực vật, phương pháp sàng lọc
  DOI   [ URL]  [ PDF]

Giới thiệu[sửa]

Hóa chất gây rối loạn nội tiết là những chất làm thay đổi chức năng hệ nội tiết của người và động vật. Hóa chất bảo vệ thực vật gây rối loạn nội tiết đã và đang được quan tâm rộng rãi trên thế giới. Bài viết giới thiệu một số cơ chế tác động của hóa chất bảo vệ thực vật đến hệ nội tiết qua đó gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và một số bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố. Đây là những thông tin cần được phổ biến rộng rãi vì một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Sau khi DDT được phát hiện vào năm 1939 (Mellanby, 1992) và đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh vào thập kỷ 70, hàng loạt hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) đã ra đời và được sử dụng rộng rãi trên thế giới (Brigg và cs., 2009). Mốc thời gian quan trọng đối với công nghiệp sản xuất HCBVTV được đánh dấu khi cuốn sách “Silent Spring’’ (Mùa xuân tĩnh lặng – tạm dịch) của Rachel Carson viết về những tác động của HCBVTV đến môi trường sống, đến sức khỏe và sự tồn tại của nhiều loài động vật và con người được xuất bản năm 1962. Cuốn sách thu hút sự chú ý của thế giới và làm thay đổi chính sách của Mỹ trong quản lý sử dụng HCBVTV và đặc biệt là quyết định cấm sử dụng DDT cùng nhiều hóa chất BVTV khác. Cho đến nay, mối liên quan giữa HCBVTV và nhiều bệnh (ung thư, dị ứng, rối loạn thần kinh, rối loạn sinh sản) được phát hiện. Nhiều bệnh là kết quả của những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của HCBVTV đến hệ nội tiết.

Bên cạnh việc đem lại những tác dụng to lớn cho loài người, những thế hệ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã được chứng minh là có tác động xấu đến môi trường. Một số loại thuốc BVTV có khả năng tồn tại trong đất, nước, chất lắng cặn các thủy vực, tồn dư trong mô của các loài động vật, có mặt trong chuỗi thức ăn và ảnh hưởng đến các sinh vật tiêu thụ cuối cùng trong đó có con người và các động vật nông nghiệp (Wissem và cs., 2011). Ảnh hưởng đó vẫn hiện diện cho đến nay (Kolpin và cs., 2000). Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO), lượng thuốc diệt côn trùng được sử dụng ngày càng tăng, từ 0,49 kg/ha vào năm 1961 lên 2 kg/ha vào năm 2004 (FAOSTAT). Bên cạnh đó, tính đến năm 1992, Tổ chức Y tế Thế giới công bố số trường hợp nhiễm độc thuốc BVTY hàng năm là 3 triệu người và gây tử vong 220 ngàn người hàng năm (WHO).....

Liên kết đến đây