Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Khả năng giải quyết vấn đề được áp dụng trong khá nhiều tình huống hơn là chỉ để giải quyết bài tập toán. Tư duy phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề là một phần của nhiều công việc khác nhau, từ kế toán viên và lập trình viên máy tính cho đến thám tử và thậm chí là những nghề nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo chẳng hạn như trong hội họa, diễn xuất, và viết lách. Mặc dù vấn đề của mỗi người mỗi khác, có một số phương pháp giúp bạn tiếp cận cụ thể đối với quá trình giải quyết vấn đề chẳng hạn như biện pháp được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà toán học George Polya vào năm 1945.[1] Tuân theo bốn nguyên tắc của ông – Hiểu rõ Vấn đề, Xây dựng Kế hoạch, Thực hiện Kế hoạch, và Nhìn lại – bạn có thể cải thiện khả năng giải quyết vấn đề của bản thân và đối phó một cách có hệ thống với bất kỳ một vấn đề nào.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Hiểu rõ Vấn đề[sửa]

  1. Xác định rõ vấn đề. Đây là bước trông có vẻ khá đơn giản nhưng lại rất quan trọng. Nếu bạn không hiểu rõ vấn đề, giải pháp của bạn có thể sẽ không đem lại hiệu quả hoặc sẽ thất bại hoàn toàn. Để có thể xác định vấn đề, bạn cần phải tự đặt ra câu hỏi cho bản thân và quan sát sự việc theo nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ, bạn chỉ đang gặp phải một vấn đề duy nhất hay thực chất nó bao gồm nhiều vấn đề khác nhau? Bạn có thể trình bày lại vấn đề bằng từ ngữ của chính mình? Bằng cách dành thời gian cho vấn đề, bạn sẽ dễ dàng hiểu nó hơn và sẽ được trang bị kỹ lưỡng hơn để thiết lập giải pháp.[2]
    • Cố gắng hình thành câu hỏi. Chẳng hạn như khi là một sinh viên bạn không có nhiều tiền và bạn muốn tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Vấn đề ở đây là gì? Nó có phải là về thu nhập – có phải là bạn không kiếm đủ tiền? Nó có phải là về việc tiêu xài quá mức? Hay có lẽ là bạn chỉ đang gặp phải những khoản chi tiêu bất ngờ hoặc tình hình tài chính của bạn đã thay đổi?
  2. Xác định mục tiêu. Nêu rõ mục tiêu của bản thân sẽ giúp bạn có thể xác định bản chất của vấn đề. Bạn muốn đạt được điều gì? Bạn muốn khám phá điều gì? Bạn nên nhớ rằng bạn cần phải giải thích điều mà bạn đã biết hoặc chưa biết về vấn đề và tìm cách để tìm kiếm dữ liệu có thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu.[3]
    • Ví dụ như vấn đề của bạn cũng vẫn xoay quanh tiền bạc. Mục tiêu của bạn là gì? Có lẽ là bạn sẽ không bao giờ có đủ tiền để đi chơi vào ngày cuối tuần và đi xem phim hoặc đi đến quán rượu. Bạn quyết định rằng mục tiêu của bạn là có nhiều tiền hơn để tiêu. Tốt! Với mục tiêu cụ thể, bạn sẽ có thể xác định vấn đề một cách tốt hơn.
  3. Thu thập thông tin một cách có hệ thống. Cùng với việc xác định vấn đề và mục tiêu, bạn cũng nên thu thập thêm nhiều dữ liệu thực tế có liên quan đến vấn đề để có thể hiểu rõ nó hơn. Thu thập dữ liệu, tham khảo ý kiến của mọi người hoặc chuyên gia có liên quan đến vấn đề, tìm kiếm nguồn thông tin trực tuyến, trong sách vở, hoặc từ bất kỳ một phương tiện nào khác. Một khi bạn có sẵn dữ liệu, hãy sắp xếp chúng. Bạn có thể cố gắng thực hiện điều này bằng cách viết lại, đúc kết hoặc tóm tắt chúng. Bạn cũng có thể viết chúng dưới dạng biểu đồ. Có thể bạn sẽ không cần phải sử dụng bước này cho vấn đề đơn giản, nhưng nó rất quan trọng cho vấn đề phức tạp hơn.[4]
    • Ví dụ, để giải quyết chuyện thiếu hụt tiền bạc, bạn nên tìm hiểu càng chi tiết về tình hình tài chính của bản thân càng tốt. Thu thập dữ liệu thông qua báo cáo chi tiêu mới nhất của ngân hàng và bằng cách gặp trực tiếp nhân viên ngân hàng. Theo dõi nguồn thu nhập và thói quen tiêu xài của bạn trên một quyển sổ, và sau đó là hình thành một bảng tính hoặc biểu đồ thể hiện thu nhập kèm theo chi tiêu của bạn.

Xây dựng Kế hoạch[sửa]

  1. Phân tích thông tin. Bước đầu tiên trong quá trình tìm kiếm giải pháp đó chính là xem xét dữ liệu mà bạn đã thu thập được về vấn đề và phân tích tầm quan trọng của chúng. Khi phân tích, bạn nên tìm kiếm sự liên kết và mối quan hệ giữa các thông tin để có thể hiểu rõ hơn về tình hình chung. Bạn có thể bắt đầu từ các dữ liệu thô. Đôi khi, bạn cần phải chia thông tin thành các phần nhỏ, dễ quản lý hơn hoặc sắp xếp chúng theo thứ tự của tầm quan trọng hoặc mối liên quan của chúng. Những công cụ chẳng hạn như biểu đồ, đồ thị, hoặc mô hình nguyên nhân và kết quả sẽ rất hữu ích cho quá trình này.[5]
    • Ví dụ như bây giờ, bạn đã có trong tay mọi báo cáo chi tiêu từ phía ngân hàng. Hãy xem chúng. Khi nào, bằng cách nào, và nguồn tiền đến từ đâu? Ở đâu, khi nào, và bạn tiêu tiền như thế nào? Khuôn mẫu chung cho tình hình tài chính của bạn là gì? Số tiền gốc của bạn có còn dư hay là thiếu hụt? Có bất kỳ mục nào mà bạn không thể giải thích hay không?
  2. Hình thành giải pháp khả thi. Bạn đã xem qua dữ liệu và nhận ra rằng bạn đã thâm hụt vào số tiền gốc – điều này có nghĩa là bạn đã chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được. Bước tiếp theo đó là hình thành giải pháp tiềm năng. Bạn không cần phải đánh giá chúng ngay lập tức. Bạn chỉ cần động não, hoặc đảo ngược suy nghĩ. Quá trình này bao gồm tự hỏi bản thân rằng “bằng cách nào mà mình có thể gây nên vấn đề này?” và sau đó là đảo ngược câu trả lời của bạn.[6] Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của người khác xem họ sẽ làm gì.[7]
    • Vấn đề của bạn là ở chỗ thiếu hụt tiền bạc. Mục tiêu của bạn là có nhiều tiền để tiêu hơn. Lựa chọn của bạn là gì? Hãy đưa ra giải pháp khả thi mà không cần phải đánh giá chúng. Có lẽ là bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách làm thêm công việc bán thời gian hoặc bằng cách tham gia chương trình hỗ trợ cho sinh viên vay tiền (student loan). Mặt khác, bạn cũng có thể cố gắng tiết kiệm bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc bằng cách giảm thiểu chi phí của các yếu tố khác.
    • Bạn có thể sử dụng một vài chiến lược sau để hình thành giải pháp:
      • Phân chia và chinh phục. Chia vấn đề thành những phần nhỏ và động não về giải pháp riêng biệt cho từng phần một.
      • Sử dụng sự tương tự và điểm tương đồng. Cố gắng tìm kiếm sự tương đồng với vấn đề đã được giải quyết trước đó hoặc vấn đề phổ biến. Nếu bạn có thể tìm kiếm sự giống nhau giữa tình huống của bạn và tình huống mà bạn đã từng phải đối phó trước đây, bạn có thể áp dụng một vài giải pháp mà bạn đã từng sử dụng cho tình huống hiện tại.
  3. Đánh giá giải pháp và lựa chọn. Sau khi bạn đã phân tích dữ liệu thô, bạn cũng phải phân tích sự phù hợp của mọi khả năng. Trong một vài trường hợp, điều này có nghĩa là kiểm tra một kịch bản hoặc tiến hành một thử nghiệm nào đó; trong nhiều trường hợp khác, nó có thể có nghĩa là sử dụng sự mô phỏng hoặc “thí nghiệm tưởng tượng” (thought experiment ) để xem xét hậu quả của giải pháp nào đó. Lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu của bạn nhất, giải pháp có vẻ như sẽ đem lại kết quả, và không gây nên các vấn đề khác.[8]
    • Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách nào? Xem xét chi phí – bạn chỉ sử dụng tiền cho các nhu cầu cơ bản chẳng hạn như học phí, thức ăn, và nhà ở. Bạn có thể cắt giảm chi phí theo một cách khác chẳng hạn như tìm người ở trọ cùng với bạn để chia tiền thuê nhà? Bạn có thể nào vay tiền của quỹ hỗ trợ sinh viên chỉ để được vui chơi trong ngày cuối tuần? Bạn có thể nào cắt giảm lượng thời gian học tập để làm công việc bán thời gian?
    • Mỗi giải pháp sẽ đem lại tình huống riêng đòi hỏi bạn phải đánh giá. Tiến hành đánh giá từng tình huống. Vấn đề về tiền bạc của bạn sẽ cần bạn phải lập ngân sách cụ thể. Nhưng nó cũng đòi hỏi bạn phải xem xét cá nhân. Ví dụ, liệu bạn có thể cắt giảm chi phí cho những yếu tố cơ bản chẳng hạn như thức ăn hoặc nhà ở? Bạn có sẵn sàng ưu tiên tiền bạc hơn là học hành hoặc vay mượn?

Thực hiện và Đánh giá Kế hoạch[sửa]

  1. Thực hiện giải pháp. Một khi bạn đã chọn ra giải pháp tốt nhất, hãy tiến hành nó. Đầu tiên, bạn nên thực hiện giải pháp này với quy mô hạn chế, thử nghiệm để kiểm tra kết quả. Bạn nên nhớ rằng vấn đề không thể lường trước có thể sẽ xuất hiện trong giai đoạn này, chúng là những yếu tố mà bạn đã không lên kế hoạch đối phó trong quá trình phân tích và đánh giá ban đầu, đặc biệt nếu bạn đã không hình thành cấu trúc của vấn đề một cách đúng đắn.[4]
    • Bạn quyết định cắt giảm chi phí bởi vì bạn không sẵn sàng để vay mượn, để chuyển hướng thời gian học hành, để sống cùng một người bạn cùng phòng. Bạn có thể thiết lập ngân sách chi tiết, cắt giảm một vài đồng trong một vài khoản chi tiêu, và cam kết thực hiện thử giải pháp này trong vòng 1 tháng.
  2. Xem xét và đánh giá kết quả. Bây giờ thì bạn đã thực hiện giải pháp, bạn cần phải theo dõi và xem xét kết quả. Hãy tự hỏi bản thân xem giải pháp này có giúp ích được cho bạn hay không. Nó có giúp bạn đạt được mục tiêu? Bạn có gặp phải các vấn đề mới mà bạn không thể lường trước? Bạn nên xem xét lại vấn đề và quá trình giải quyết nó.[9]
    • Kết quả của thử nghiệm mà bạn đã tiến hành sẽ khá hỗn độn. Một mặt, bạn đã tiết kiệm đủ tiền trong vòng một tháng để có thể thực hiện hoạt động vui chơi vào ngày cuối tuần. Nhưng vấn đề mới lại phát sinh. Bạn nhận thấy rằng bạn phải lựa chọn giữa việc tiêu tiền và mua nhu yếu phẩm chẳng hạn như thức ăn. Bạn cũng cần một đôi giày mới nhưng lại không có đủ tiền theo như ngân sách của bạn. Bạn có thể sẽ cần đến giải pháp khác.
  3. Điều chỉnh nếu cần. Bạn nên nhớ rằng kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ hoạt động theo chu kỳ. Nó sẽ hình thành vô vàn giải pháp tiềm năng khác nhau và bạn cần phải tiến hành đánh giá từng giải pháp một. Nếu bạn có thể giải quyết vấn đề, bạn đã tìm được giải pháp phù hợp. Nếu không, bạn cần phải tìm kiếm giải pháp thay thế khác và bắt đầu quá trình này một lần nữa.[10] Tái xem xét giải pháp ban đầu của bạn và điều chỉnh nó nếu nó không đem lại hiệu quả. Bạn có thể thử qua giải pháp khác, thực hiện nó, và xem xét kết quả. Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề.
    • Sau một tháng, bạn quyết định bỏ qua dự thảo ngân sách đầu tiên và tìm kiếm công việc bán thời gian. Bạn tìm được một công việc vừa học vừa làm tại trường đại học. Thiết lập dự toán thu chi mới và bây giờ, bạn đã có thêm thu nhập mà không cần phải cắt giảm quá nhiều thời gian học tập. Bạn đã tìm được giải pháp hiệu quả.

“Mài giũa” Kỹ năng[sửa]

  1. Thường xuyên rèn luyện trí não. Cũng tương tự như cơ bắp thể chất, bạn cần phải luyện tập kỹ năng giải quyết vấn đề nếu bạn muốn cải thiện sức mạnh và chức năng của nó theo thời gian. Nói cách khác, bạn sẽ cần phải thường xuyên “tập thể dục” cho nó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động chẳng hạn như trò chơi rèn luyện trí não có thể giúp bộ não của bạn trở nên linh hoạt hơn.[11] Có rất nhiều trò chơi hoặc hoạt động mà bạn có thể thử thực hiện.
    • Trò chơi ô chữ sẽ khá tuyệt vời. Ví dụ, trong trò chơi “Split Word” (Xếp chữ), bạn cần phải sắp xếp các chữ để hình thành từ có liên quan đến một chủ đề nào đó chẳng hạn như “triết học”.[12] Trong trò chơi “Tower of Babel” (Tháp Babel), bạn cần phải ghi nhớ và sau đó là kết hợp từ ngữ theo ngôn ngữ nước ngoài vào bức tranh phù hợp.[13]
    • Trò chơi giải toán cũng sẽ giúp bạn kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề của mình. Cho dù nó có là vấn đề liến quan đến con số hoặc từ ngữ, bạn sẽ cần phải kích hoạt các phần não dùng để phân tích thông tin. Ví dụ: “Số tuổi hiện tại của Hùng bằng một nửa số tuổi khi anh ta già hơn 60 tuổi so với 6 năm trước, khi tuổi anh ta bằng một nửa số tuổi hiện tại. Hùng sẽ bao nhiêu tuổi khi số tuổi của anh ta gấp đôi số tuổi trước đó 10 năm sau khi anh ta đang ở độ tuổi bằng một nửa số tuổi hiện tại?”[14]
  2. Chơi trò chơi điện tử. Trong nhiều năm, trò chơi điện tử đã được miêu tả như công cụ khiến bạn “lười vận dụng trí óc”. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã cho thấy rằng chúng có thể giúp cải thiện phần suy nghĩ của não bộ chẳng hạn như nhận thức về không gian, lý luận, và trí nhớ. Nhưng không phải thể loại trò chơi nào cũng đem lại kết quả như nhau. Trong khi loại game bắn súng với góc nhìn của người thứ nhất có thể cải thiện khả năng lý luận không gian của bạn, nó không đem lại nhiều hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề như các thể loại game khác.[15]
    • Bạn nên chơi trò chơi nào đó buộc bạn phải suy nghĩ một cách có chiến lược hoặc đòi hỏi sự phân tích. Bạn có thể thử qua trò chơi giải đố chẳng hạn như Tetris (Xếp gạch). Hoặc nếu bạn thích thể loại gam nhập vai hoặc chiến lược hơn, bạn có thể chơi trò chơi “Civilization” (Xây dựng nền văn minh) hoặc “Sim-City” (Xây dựng thành phố).
  3. Theo đuổi sở thích. Sở thích là một cách khác để bạn có thể tiếp tục cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn có thể chọn một sở thích nào đó có liên quan đến quá trình giải quyết vấn đề một cách tích cực hoặc giúp kích hoạt phần não phù hợp. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu học một ngôn ngữ mới. Chức năng ngôn ngữ nằm ở cả hai bán cầu của não, vì vậy, học ngôn ngữ mới có thể kích hoạt khu vực kiểm soát sự phân tích cũng như lý luận và giải quyết vấn đề.[16] This is where problem solving
    • Thiết kế trang web, lập trình phần mềm, xếp hình, Sudoku, và cờ vua cũng là sở thích sẽ ép buộc bạn phải suy nghĩ một cách chiến lược và có hệ thống. Bất kỳ một hoạt động nào trong số này cũng sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề tổng thể.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này