Cảm thấy khá hơn khi bị ốm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Không ai thích bị ốm. Từ triệu chứng kích ứng mũi hắt hơi và ngứa họng của bệnh cảm lạnh, cho đến triệu chứng sốt và nôn mửa của bệnh cảm cúm, tất cả dấu hiệu trên đều làm bạn xuống tinh thần và cảm thấy uể oải. Do bệnh cảm cúm và cảnh lạnh vẫn chưa có phương pháp điều trị thích hợp, nên bạn có thể phải chịu đựng tình trạng bệnh trong khoảng 3 đến 10 ngày và đây cũng là khoảng thời gian chung mà bệnh thường kéo dài. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc cơ thể đúng đắn, bạn có thể nhanh chóng hồi phục.[1]

Các bước[sửa]

Chăm sóc Cơ thể để Không bị Ốm[sửa]

  1. Ở nhà và xin nghỉ làm hoặc nghỉ học. Ra ngoài và trải qua một ngày bình thường như bao ngày khác sẽ làm bạn thêm mệt mỏi. Hơn nữa, bạn còn có thể lây bệnh cho người xung quanh. Nghỉ ngơi ở nhà và chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn nhanh trở lại với thế giới bên ngoài hơn. Nên nhớ, bạn thường dễ lây bệnh cho người khác nhất vào thời kỳ đầu của bệnh. Ví dụ, đối với bệnh cảm lạnh, khoảng 3 hay có thể 4 đến 5 ngày đầu tiên là thời gian dễ truyền bệnh nhất.[2]
  2. Cố gắng ngủ nhiều nhất có thể. Ngủ là một trong những bước quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng cảm thấy khá hơn. Khi bị ốm, cơ thể cần càng nhiều năng lượng càng tốt để chống lại bệnh. Và giấc ngủ sẽ mang lại cho bạn nguồn năng lượng đó.[3]
  3. Hạn chế luyện tập hay vận động mạnh. Thậm chí ngay cả khi bạn thường tập luyện mỗi ngày và hoạt động giúp bạn tăng thêm năng lượng, thì việc tập thể dục quá sức khi đang ốm sẽ không mang lại cho bạn nguồn năng lượng đó. Ngược lại, việc này sẽ càng làm bạn kiệt sức hơn và có thể khiến một số vấn đề liên quan đến hô hấp hay nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.[4]
  4. Rửa tay thường xuyên. Thói quen này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc thêm nhiều vi trùng gây bệnh và tránh bị ốm nặng hơn. Hơn nữa, rửa tay còn giúp loại bỏ mọi vi trùng đang trú ngụ trên tay.[5] Nên rửa tay với nước ấm và xà phòng và chà nhẹ hai bàn tay ít nhất 20 giây.

Giúp Bản thân Cảm thấy Khá hơn khi ở nhà[sửa]

  1. Xác định bạn đang bị cảm lạnh hay cảm cúm. Khi biết được bạn nhiễm bệnh nào, bạn có thể lên kế hoạch điều trị thích hợp. Triệu chứng của cảm lạnh thường chỉ biểu hiện ở phía trên đầu bao gồm ho, hắt hơi, và kích ứng mũi. Trong khi đó, triệu chứng cảm cúm xuất hiện toàn cơ thể. Một vài dấu hiệu cảm cúm bao gồm đau đầu và nhức cơ, cảm giác lạnh và sốt, nôn mửa, mặc dù chúng không xuất hiện cùng lúc với nhau. Cảm cúm có nguy cơ làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn sơ với cảm lạnh.[6]
  2. Uống đủ nước. Đôi khi, uống nhiều chất lỏng cũng có thể giúp tống khứ bệnh ra khỏi cơ thể. Nước lọc thường được xem là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, bạn có thể uống bất cứ nước gì mà bạn cho là tốt cho cơ thể. Cố gắng uống một cốc nước sau mỗi hai giờ hoặc hơn. Bạn cũng có thể thử uống chai bù nước Pedialyte hay một số loại nước giải khát khác cung cấp điện giải, đặc biệt là nếu bạn có dấu hiệu nôn mửa hay tiêu chảy.[7]
  3. Thưởng thức trà nóng. Trà có thể giúp thông mũi bị nghẹt và xoa dịu cổ họng đau rát, đặc biệt là đối với bệnh cảm lạnh. Trà còn chứa theophylline – có thể giúp làm sạch phổi và giảm chất nhầy. Bất cứ loại trà nào cũng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mật ong có thể xoa dịu màng nhầy ở cổ họng do đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.[8]
  4. Ăn uống lành mạnh. Nếu thèm ăn, hãy cân nhắc đến ngũ cốc thô, hoa quả, rau xanh, và thịt nạc. Ngay cả khi đồ ngọt hay đồ ăn nhanh trông có vẻ hấp dẫn ngay lúc này, thì chúng cũng không giúp cơ thể bạn hoạt động tốt cũng như chống lại tình trạng đau ốm. Lựa chọn tốt nhất cho một khẩu phẩn ăn phụ thuộc vào triệu chứng bệnh của bạn.[9]
    • Khi đau họng, tốt hơn hết là hấp thụ đồ ăn giải nhiệt như khoai tây nghiền, trứng bác, hay súp kem.
    • Mặc khác, cơ thể có thể giảm đau nhức nhờ rau xanh, sữa chua, và quả bơ, các loại thực phẩm giàu magie hay canxi nói chung.
    • Cách tốt nhất để điều trị chứng đau đầu là uống nước. Thỉnh thoảng, một chút caffeine có thể giúp bạn đỡ đau đầu, đặc biệt là uống cà phê hoặc trà. Tuy nhiên, nên đảm bảo là cung cấp bù nước cho cơ thể vì caffeine có thể khiến cơ thể dễ bị mất nước.
    • Đối với tình trạng nghẹt mũi, bạn có thể tự tay làm một cốc "sữa vàng". Đun nhỏ lửa hai cốc sữa dừa với một muỗng cà phê bột gừng và một muỗng bột nghệ, thêm vào một ít hạt tiêu. Sau vài phút đun sôi, để hỗn hợp nguội trong vòng 10 phút trước khi uống. Nghệ có đặc tính kháng viêm, và đây được xem là cách hiệu quả để hỗn hợp đi vào cơ thể.[10]
    • Thưởng thức canh súp gà. Kinh nghiệm từ xa xưa đã đúng khi cho rằng canh súp gà có thể giúp bạn mau hồi phục khi bị cảm lạnh. Món súp có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Và dựa trên thành phần chế biến, nó còn có thể bổ sung thêm điện giải và nhiều loại vitamin khác nhau, cũng như giúp làm mỏng lớp chất nhầy.[11]
  5. Tắm nước nóng. Hơi nước nóng giúp loại bỏ màng nhầy. Trong khi đó, nước có thể tiếp thêm sinh lực cho da, đồng thời rửa trôi mọi vi trùng gây bệnh trú ngụ trên da khi bạn bị ốm.
  6. Súc miệng giúp xoa dịu cổ họng đau rát. Dùng nước ấm với một thìa đầy muối, và một thìa hydrogen peroxide tùy ý. Bạn cũng có thể dùng riêng hydrogen peroxide, nhưng chỉ nên cẩn trọng dùng một lượng nhỏ (khoảng 2 muỗng) ở nhiệt độ phòng. Sau đó, pha loãng thêm nước để súc miệng. Hỗn hợp nước súc miệng này rất công hiệu trong việc làm sạch chất nhầy.[12]

Dùng Thuốc Hỗ trợ[sửa]

  1. Uống thuốc điều trị bệnh cúm hoặc cảm lạnh bày bán tự do ngoài tiệm. Nên tìm loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Ví dụ, uống thuốc ho để chữa trị ho hay dùng thuốc giảm sốt hoặc giảm đau để xoa dịu tình trạng sốt hoặc đau đầu (như aspirin hay ibuprofen). Bạn cũng có thể bớt ho nhờ dextromethorphan – đây là thành phần thường được tìm thấy trong một số loại siro và chất chống ho (suppressants). Để điều trị nghẹt mũi, bạn nên tìm loại thuốc có chứa thành phần guaifenesin và pseudoephedrine. Nếu không chắc chắn lắm, hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ.[13]
  2. Dùng thuốc xịt mũi hoặc dung dịch rửa mũi. Có nhiều sản phẩm đa dạng giúp rửa chất nhầy và làm sạch hốc mũi, từ thuốc xịt mũi dạng bình cho đến dụng cụ ấm rửa mũi. Sản phẩm súc rửa mũi, bao gồm ấm rửa mũi, có thể hơi lạ lẫm với bạn (bạn phải rót dung nước muối vào một bên hốc mũi và nước mũi sẽ chảy từ hốc mũi còn lại), nhưng chúng thực sự rất công hiệu. Nên nhớ là sử dụng nước tinh khiết hoặc nước lọc (tránh sử dụng nước trực tiếp ở vòi) để tạo dung dịch nước súc rửa mũi.[14]
  3. Ngậm kẹo ho. Họng có thể bớt đau nhờ ngậm kẹo ho, đồng thời giúp bạn giảm bớt tình trạng ho khan. Thành phần trong kẹo ngậm giúp bảo vệ cổ họng và làm bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì, bạn không nên ngậm kẹo thường xuyên cho dù chúng có vị dễ chịu.[15]

Tìm kiếm Trợ giúp từ Bác sĩ[sửa]

  1. Gọi đến đường dây trợ giúp chăm sóc y tế để được tư vấn. Trao đổi với y tá hay chuyên gia y tế sẽ giúp điều chỉnh kế hoạch phục hồi phù hợp. Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một số lời khuyên về loại thuốc cụ thể để bệnh mau thuyên giảm hay thậm chí gọi cho nhà thuốc kê đơn phù hợp cho bạn.[16]
  2. Khám bác sĩ nếu triệu chứng cảm cúm có dấu hiệu nặng hơn hay nếu bệnh cảm lạnh không thuyên giảm. Đừng do dự đến gặp bác sĩ khi triệu chứng bệnh đi kèm sốt cao (trên 38.3°C), run rẩy vì lạnh, không ăn uống gì, ói mửa, và đờm hoặc chất nhầy có máu. Những dấu hiệu nghiêm trọng này cần sự giúp đỡ từ chuyên gia hơn là chỉ nghỉ ngơi tại nhà.[17]
  3. Làm theo các bước hướng dẫn mà bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khuyên bạn. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn, hãy uống đủ liều lượng mà bác sĩ kê trong toa thuốc. Nếu bác sĩ muốn bạn tái khám ở lần hẹn tới, bạn nên sắp xếp thời gian cho cuộc hẹn đó. Thậm chí ngay cả khi bạn cho rằng bạn đã khá hơn và không cần uống thêm thuốc hay có buổi hẹn tái khám nào. Không nên trì hoãn sự hồi phục của bản thân.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây