Cảm thấy hài lòng về bản thân và cuộc sống

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Một loạt sự thất vọng dễ dàng khiến mọi người cảm thấy không tốt. Tuy nhiên, bạn phải luôn ghi nhớ rằng bạn có thể kiểm soát sự lựa chọn của bản thân và muốn tôn vinh con người mà bạn phấn đấu đạt được, tính cách, và cuộc sống bạn đang sống. Đôi khi, sắp xếp lại quan điểm cá nhân là tất cả những gì bạn cần để cảm thấy khá hơn về bản thân và cuộc sống.

Các bước[sửa]

Đối xử Tốt với Bản thân và Mọi người[sửa]

  1. Củng cố các phẩm chất bạn thích ở bản thân. Tất cả chúng ta đều cần được nhắc nhở về những phần tích cực của bản thân, ta thường dễ dàng quên mất hoặc không công nhận những điều mà bản thân xứng đáng. Bạn có phải là người lạc quan không? Bạn là người biết quan tâm? Bạn có yêu mến gia đình bạn không? Bạn có thể viết mọi thứ vào nhật ký.
  2. Đối xử tốt với bản thân. Cảm thấy hài lòng về cuộc sống bắt đầu với việc hài lòng về bản thân, nhưng ta thường tập trung vào khía cạnh tiêu của bản thân thay vì tích cực. Hãy dành 24 giờ để tiến hành một thử nghiệm về cách bạn đối xử với bản thân. Ghi lại số lần bạn hạ thấp bản thân trong ngày. Vào cuối ngày, xem lại tất cả những lời nói tiêu cực về bản thân. Tạo một danh sách khác sắp xếp lại những khẳng định tiêu cực theo cách tích cực và trung thực.[1]
    • Ví dụ, sáng nay bạn quên chìa khóa và tự động có suy nghĩ bản thân là đồ ngốc. Trong danh sách sắp xếp lại, bạn có thể thay đổi suy nghĩ thành: “Tôi không ngốc. Tôi chỉ là người đã mắc sai lầm.”
  3. Thưởng cho bản thân. Đảm bảo rằng bạn luôn dành thời gian để nuôi dưỡng bản thân. Cuộc sống đầy rẫy những thách thức và nuôi dưỡng bản thân sẽ tạo động lực để bạn đối xử tốt hơn với mọi người xung quanh. Cách bạn đối xử với bản thân sẽ phản ánh cách bạn đối xử với người khác. Bắt đầu từ bản thân, luyện tập cách đối tốt với bản thân hàng ngày, sau đó tự nhiên bạn sẽ đối tốt với người khác.[2]
    • Cố gắng đi ra ngoài ăn ở nhà hàng yêu thích và thưởng thức món tráng miệng yêu thích. Hoặc có thể là điều gì đó đơn giản như cắt tóc hoặc mát xoa.
  4. Chăm sóc tốt cho cơ thể. Chăm sóc cơ thể với sự tôn trọng và quan tâm giúp bạn dễ dàng đối tốt với người khác hơn. Đặt ra vài mục tiêu cơ bản để chăm sóc cơ thể. Đây không chỉ sự thay đổi toàn bộ cuộc sống mà còn hơn thế nữa, vậy nên hãy từng bước chứng minh cơ thể và bản thân mà bạn quan tâm đến chính mình.[1]
    • Nếu bạn không thường xuyên tập thể dục, hãy đặt mục tiêu đi bộ ít nhất 10 phút mỗi ngày.
    • Xem xét lại thực đơn và sức khỏe, suy nghĩ về thay đổi đơn giản để nuôi dưỡng bản thân. Ví dụ, nếu bạn ăn đồ ăn nhanh nhiều hơn 3 lần 1 tuần. Bạn có thể đặt mục tiêu chỉ 1 lần mỗi tuần.
  5. Lên danh sách mục tiêu sự tốt bụng. Tưởng tượng nó giống như một sự săn lùng sự tử tế. Khi đánh dấu các mục tiêu trong cuộc săn lùng, bạn cần nhận thức được cảm giác của bản thân vào cuối ngày. Bạn có cảm thấy thoải mái khi đối tốt với người khác? Nó có làm bạn cảm thấy vui vì bản thân?[3]
    • Ví dụ, bạn có thể đặt ra mục tiêu mỉm cười với người lạ ít nhất 2 lần 1 ngày.
    • Mục tiêu khác có thể là tìm kiếm người cần sự giúp đỡ trong việc chuyển nhà hay sơn nhà và đề nghị được giúp đỡ họ hoặc an ủi ai đó vượt qua khoảng thời gian khó khăn.
  6. Tham gia với cộng đồng. Một cách tuyệt vời để cảm thấy thoải mái về bản thân và cuộc sống là đóng góp và tham gia vào cộng đồng. Trên thế giới có rất nhiều người cần giúp đỡ. Không có gì tuyệt vời hơn khi bạn giúp ai đó gặp khó khăn.[4] Thử dành thời gian làm tình nguyện ở cộng đồng. Bạn có thể liên lạc với trạm lưu trữ, cứu hộ động vật, tổ chức thanh thiếu niên, hoặc hợp tác xã.

Phát triển Cảm nhận Thực tế của Bản thân[sửa]

  1. Hình thành kỳ vọng thực tế cho bản thân. Kỳ vọng thực tế là một yếu tố đóng góp vào cảm nhận thoải mái về bản thân và cuộc sống. Thử thách giúp bạn hiểu con người mình và nhìn nhận được những phẩm chất tốt đẹp. Mọi người đều đối mặt với thách thức, mắc sai lầm và đôi khi phải đối phó với nỗi thất vọng. Chấp nhận con người mình sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân và cuộc sống.[5]
  2. Lên danh sách những phẩm chất độc đáo của bản thân. Bạn không thể kiểm soát những đặc điểm thể chất mà mình có, vậy nên cách tốt nhất để bắt đầu cảm thấy vui về bản thân là giải thoát bản thân khỏi những tiêu chuẩn không thực tế. [6] Thử nhìn nhận bản thân như một người độc đáo. Viết nhật ký về sự độc đáo về hình thể và cách nó khiến bạn là chính mình.[7]
    • Bạn có thể cắt dán hình người nổi tiếng hay người bạn ngưỡng mộ, những người đã sử dụng sự độc đáo của mình để tạo lợi thế.
  3. Thử viết nhật ký về đam mê của bản thân. Bạn làm nghề gì ảnh hưởng đến cảm nhận về bản thân và cuộc sống. Bắt đầu viết nhật ký về đam mê của bạn. Bạn càng cân bằng được giữa trách nhiệm và điều bạn thật sự yêu thích thì bạn càng cảm thấy thoải mái về cuộc sống của mình.[8]
    • Ví dụ, bạn thích làm phim. Hãy tổ chức chiếu phim cho bạn bè và chia sẻ tác phẩm trên youtube.
    • Có thể đam mê của bạn là xe máy. Nếu bạn không thể làm việc toàn thời gian ở tiệm sửa xe máy, hãy biến nó thành sở thích và chiều theo sở thích của bản thân.
  4. Làm hết mình và chấp nhận nó. Luôn làm hết sức trong mọi tình huống, nhưng hãy nhớ rằng không phải cứ nỗ lực hết mình là sẽ tạo ra thành quả hoàn hảo. Đôi khi mọi thứ không cần phải hoàn hảo để trở nên tuyệt vời. Đây là cách hay để cảm thấy vui về bản thân. Chỉ cần bạn biết mình đã làm hết sức là bạn có thể yên tâm.[9]
    • Chẳng hạn bạn có một buổi thuyết trình ở công ty nhưng bạn thức dậy và bị cảm lạnh. Có thể buổi diễn thuyết không suôn sẻ như bạn muốn bởi vì bạn không khỏe. Thay vì cảm thấy bi quan, hãy tự hỏi bản thân một cách trung thực: trong hoàn cảnh bị nghẹt mũi và đầu óc không tỉnh táo, bạn đã cố gắng hết sức chưa? Nếu câu trả lời là có thì hãy quên mọi chuyện đi và giải phóng kỳ vọng về một bài diễn thuyết hoàn hảo. Có thể bài diễn thuyết vẫn rất tuyệt, đặc biệt là với tình huống như trên.
    • Chấp nhận và quên là hành động nói dễ hơn làm. Bước quan trọng nhất để quên đi sự thất vọng và chán chường là đưa ra một lời giải thích trung thực về tình huống này.[10] Bạn thấy bản thân lo lắng vì không được thăng tiến bởi vì không có bài thuyết trình hoàn hảo. Một phân tích trung thực của tình huống này sẽ là chuyện thăng tiến không chỉ đánh giá mỗi bài thuyết trình này mà liên quan tới toàn bộ biểu hiện của bạn. Hoặc bạn có thể tự nhủ rằng những người tham gia buổi thuyết trình biết bạn bị ốm và sẽ châm chước cho bạn.
  5. Học hỏi từ thất vọng. Luôn giữ bản thân vui vẻ. Thay vì đắm chìm trong nỗi thất vọng, hãy cân nhắc những điều đã học được từ chúng và cách áp dụng vào tương lai.[11]
    • Ví dụ, bạn thích một người. Cuối cùng bạn cũng thu hết dũng khí để mời người đó đi chơi nhưng họ lại từ chối. Bạn cảm thấy thất vọng là lẽ tự nhiên, nhưng hãy quên đi sự kỳ vọng rằng chỉ bởi vì bạn muốn có cuộc hẹn đó thì bạn phải có được nó. Thay vào đó, hãy tập trung vào sự can đảm của bản thân khi mở lời và coi đây như sự tập luyện để lần sau làm tốt hơn.
    • Một ví dụ khác, bạn tham gia phỏng vấn xin việc. Bạn nghĩ buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp nhưng bạn không được nhận. Hãy giải phóng kỳ vọng có được công việc đó, thay vào đó hãy coi đây như là buổi luyện tập kỹ năng phỏng vấn cho lần tiếp theo.
    • Viết nhật ký ghi chép những thứ không diễn ra như kỳ vọng để bạn có thể đánh giá nguyên nhân nó không hiệu quả, bạn có thể thay đổi điều gì trong tương lai để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ hơn. Ví dụ, bạn bỏ qua một công việc vì trả lương thấp mà không nhận ra đây là cơ hội để rèn luyện kỹ năng. Thay vì hối hận về hành động trong quá khứ, tập trung vào việc hợp tác, gắn bó và đánh giá cao những kỹ năng bạn đang được học.
  6. Thể hiện sự biết ơn. Biết ơn về mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả những thách thức, chính là cách để duy trì thái độ linh hoạt, tích cực. Bạn có thể lập danh sách 10 điều bạn biết ơn mỗi ngày. Nếu bạn thấy mất động lực, hãy nhắc bản thân nhớ về 10 điều bạn biết ơn ngay lập tức. Luôn mang theo danh sách này để có thể tự nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn mắc kẹt trong mớ suy nghĩ tiêu cực.[12]

Xây dựng Lòng Tự trọng[sửa]

  1. Nhắm đến sự tiến bộ thay vì sự hoàn hảo. Để cảm thấy hài lòng về bản thân và cuộc sống, điều quan trọng là ghi nhớ bạn và cuộc sống đều đnag tiến bộ. Miễn là bạn tiến bộ hay phấn đấu nghĩa là bạn đang làm điều đúng đắn cho bản thân và cuộc sống. Bạn càng có động lực phấn đấu, bạn càng thuyết phục bản thân rằng bạn xứng đáng cảm thấy vui vẻ.[13]
    • Nhắc nhở bản thân với câu thần chú “tiến bộ không phải hoàn hảo” vài lần mỗi ngày nếu bạn thấy hiệu quả.
  2. Lên danh sách mẫu người bạn muốn trở thành. Viết trong nhật ký những phẩm chất và đặc điểm bạn nghĩ là có giá trị. Nỗ lực hết sức mỗi ngày để cố gắng và đạt được những giá trị bạn muốn nhìn thấy ở bản thân và cuộc sống. Biết chính xác mẫu người mình muốn trở thành và giá trị tiến bộ vượt trên sự hoàn hảo, bạn có thể xây dựng giá trị và sự hài lòng trong khi hiện thực hóa mục tiêu.
  3. Tránh những người bi quan. Nên tránh những mối quan hệ phức tạp và xác định xem chúng trợ giúp hay làm tổn thương đến niềm vui của bạn. Để xây dựng lòng tự trọng, bạn cần ở cạnh những người tin tưởng bạn, giúp bạn cảm thấy mình xứng đáng và nâng bạn dậy. Nếu bạn thấy bản thân ở cạnh những người bi quan, hãy quyết định xem họ có thật sự phù hợp với bạn. Bạn nên thảo luận với họ về cách họ đối xử với bạn cũng như cảm nhận của bạn. Bạn hoàn toàn quyết định những người bạn muốn ở cạnh và xây dựng một hệ hỗ trợ vững chắc từ những con người lạc quan, ủng hộ là cách tuyệt vời để hình thành lòng tự trọng và cảm thấy hài lòng về cuộc sống.[14]
  4. Khen ngợi bản thân. Khích lệ bản thân và nhìn nhận những phẩm chất lành mạnh mà bạn có. Nếu mục tiêu của bạn là mỉm cười với 2 người lạ mỗi ngày và bạn đã hoàn thành, hãy khen ngợi bản thân vì đã lan tỏa sự lạc quan. Bạn đâu thể biết được có người sẽ cần nụ cười đó vào ngày đó. Giúp bản thân mạnh mẽ hơn theo cách thực tế và linh hoạt bằng cách đảm bảo bạn hiểu được giá trị bạn đem đến cho thế giới.[15]

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn không thể suốt ngày làm hài lòng tất cả mọi người. Nhớ kỳ vọng thực tế vào bản thân và hiểu được bạn đã làm hết sức mình.
  • Cười thường xuyên và cười lớn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn vẫn cảm thấy thất vọng mặc dù đã nỗ lực hết sức, bạn nên gặp tư vấn viên hoặc chuyên gia, đặc biệt là khi bạn có suy nghĩ làm tổn hại đến bản thân.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 Happy People Become Happier through Kindness: A Counting Kindnesses Intervention. By: Otake, Keiko; Shimai, Satoshi; Tanaka-Matsumi, Junko; Otsui, Klanako; Fredrickson, Barbara L. Journal of Happiness Studies. Sep2006, Vol. 7 Issue 3, p361-375. 15p.
  2. An Inestigation of the Predictive Role of Self-Compassion on Subjective Happiness in Turkish University Students. By: Akin, Ahmet; Akin, Umran. Education Sciences & Psychology. 2014, Vol. 32 Issue 6, p59-68. 10p.
  3. Getting the most out of giving: Concretely framing a prosocial goal maximizes happiness. By: Rudd, Melanie; Aaker, Jennifer; Norton, Michael I. Journal of Experimental Social Psychology. Sep2014, Vol. 54, p11-24. 14p.
  4. Practicing Compassion Increases Happiness and Self-Esteem. By: Mongrain, Myriam; Chin, Jacqueline; Shapira, Leah. Journal of Happiness Studies. Dec2011, Vol. 12 Issue 6, p963-981. 19p.
  5. Resilience—A Concept. By: Rensel, Dennis J. Defense Acquisition Research Journal: A Publication of the Defense Acquisition University. Jul2015, Vol. 22 Issue 3, p294-324. 31p.
  6. https://www.psychologytoday.com/blog/when-your-adult-child-breaks-your-heart/201501/how-improve-your-body-image
  7. Measuring happiness: The higher order factor structure of subjective and psychological well-being measures. By: Linley, P. Alex; Maltby, John; Wood, Alex M.; Osborne, Gabrielle; Hurling, Robert. Personality & Individual Differences. Dec2009, Vol. 47 Issue 8, p878-884. 7p.
  8. Self-Compassion Increases Self-Improvement Motivation. By: Breines, Juliana G.; Chen, Serena. Personality & Social Psychology Bulletin. Sep2012, Vol. 38 Issue 9, p1133-1143. 11p.
  9. An examination of self-compassion in relation to positive psychological functioning and personality traits. By: Neff, Kristin D.; Rude, Stephanie S.; Kirkpatrick, Kristin L. Journal of Research in Personality. Aug2007, Vol. 41 Issue 4, p908-916. 9p.
  10. https://www.psychologytoday.com/articles/201410/let-it-go
  11. Self-verification 360°: Illuminating the Light and Dark Sides. By: North, Rebecca J.; Swann Jr., William B. Self & Identity. Apr-Sep2009, Vol. 8 Issue 2/3, p131-146. 16p
  12. Gratitude and Happiness: Development of a Measure of Gratitude, and Relationships with Subjective Well-Being. By: Watkins, Philip C.; Woodward, Kathrane; Stone, Tamara; Kolts, Russell L. Social Behavior & Personality: an international journal. 2003, Vol. 31 Issue 5, p431-452. 22p.
  13. Negative Self-Efficacy and Goal Effects Revisited. By: Bandura, Albert; Locke, Edwin A. Journal of Applied Psychology. Feb2003, Vol. 88 Issue 1, p87-99. 13p
  14. The Relationship Between Social Support and Subjective Well-Being Across Age. By: Siedlecki, Karen; Salthouse, Timothy; Oishi, Shigehiro; Jeswani, Sheena. Social Indicators Research. Jun2014, Vol. 117 Issue 2, p561-576. 16p.
  15. Relationship Among Practice Change, Motivation, and Self-Efficacy. By: WILLIAMS, BETSY W.; KESSLER, HAROLD A.; WILLIAMS, MICHAEL V. Journal of Continuing Education in the Health Professions. 2014 Supplement 1, Vol. 34, pS5-S10. 6p.

Liên kết đến đây