Cảm thấy thoải mái khi khỏa thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiều người cảm thấy khỏe khoắn hơn khi không mặc quần áo trên người.[1] Tuy nhiên, có nhiều người lại cực kỳ khó chịu với sự khỏa thân, có thể do ngoại hình hoặc vấn đề đạo đức và xã hội[2]. Dẫu vậy, cảm giác thoải mái khi khỏa thân là dấu hiệu rõ ràng của sự tự tin.[3] Đôi khi chúng ta ở trong tình trạng không mảnh vải che thân, nhưng chỉ là lúc đi tắm hoặc thay quần áo, vì thế bạn nên tập làm quen với việc khỏa thân này.

Các bước[sửa]

Thay đổi quan điểm[sửa]

  1. Đặt mục tiêu và lên kế hoạch. Nếu chưa bao giờ cảm thấy dễ chịu khi khỏa thân hoặc luôn chán ghét cơ thể của mình, bước đầu tiên bạn cần xác định rằng mình phải thay đổi suy nghĩ đó.[3]
    • Đặt mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như muốn cảm thấy tự nhiên khi khỏa thân trước mặt chồng/vợ lúc đèn sáng, để bạn có thể đạt được mục tiêu nằm trong tầm khả năng của mình.[4]
    • Vạch kế hoạch chi tiết cách thức đạt mục tiêu. Xác định cách theo dõi tiến trình, thời điểm hoàn thành mục tiêu (bảo đảm rằng kế hoạch cho bạn đủ thời gian để thay đổi), và những điều cần làm để đạt được mục tiêu.
    • Bắt đầu với vị trí hiện tại của bản thân. Nếu không cảm thấy thoải mái ngay cả khi mặc quần áo, bạn nên bắt đầu từ lúc này, sau đó dần tiến lên sự khỏa thân. Nếu thấy ngại khi khỏa thân trước mặt người khác trong lúc sáng đèn, bạn có thể bật đèn khoảng vài giây. Sau khi làm quen với tình trạng không mảnh vải che thân, bạn có thể tăng dần thời gian bật đèn.
    • Không nên nản lòng khi chưa hoàn thành mục tiêu. Thay vào đó, bạn nên tự hào về bản thân vì đang nỗ lực đạt được mục tiêu này.
  2. Phấn đấu chấp nhận bản thân thay vì lo lắng về ý kiến của người khác. Có nhiều lý do tại sao người ta phê bình vóc dáng của bạn, và nhiều trong số đó không có liên quan gì đến bạn hoặc cơ thể của bạn. Vấn đề là bạn nghĩ gì, chứ không phải người khác nghĩ gì.
    • Thực hành chánh niệm, tập trung vào hiện tại và suy nghĩ cũng như cảm giác mà không đưa ra phán xét, có thể giúp bạn chấp nhận chính mình và dễ dàng phân tích khách quan ý kiến và giá trị liên quan đến vấn đề khỏa thân và cơ thể của bạn.[5]
    • Ghi nhớ rằng vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ si tình. Một số nền văn hóa và xã hội tôn thời một loại hình dạng cơ thể không có nghĩa đó là chuẩn mực tốt nhất. Để hiểu được khái niệm cái đẹp ở thời Phục Hưng, bạn có thể nhìn vào bức tranh “The Three Graces” của Peter Paul Rubens.[6]
    • Lấy cảm hứng từ những người thành công vượt qua nỗi sợ hãi. Ví dụ, bạn có thể cân nhắc tính can đảm của Jae West, người bị rối loạn ăn uống đứng trên đường phố London và chỉ mặc đồ lót để ủng hộ sự chấp nhận chính mình.[7]
  3. Xem xét vấn đề hợp lý. Ghi nhớ rằng tự phê bình là lời chỉ trích nặng nề nhất. Người khác thường hay chú ý về ngoại hình của họ hơn là của bạn. Bạn nghĩ rằng họ đang soi mói hay chọc ghẹo mình, nhưng chưa hẳn họ đã thực sự như vậy.
    • Thử đánh giá khách quan cơ thể của bạn. Suy nghĩ về những điều làm bạn lúng túng. Bạn có đang lo ngại về cân nặng? Làn da nhợt nhạt? Tàn nhang? Vết sẹo? Đổ mồ hôi? Nếu biết chính xác điều gì gây khó chịu, bạn sẽ biết cách giải quyết chúng.
    • Không nên trông đợi bản thân giống như người nổi tiếng. Người mẫu và diễn viên thường phải tuân theo tiêu chuẩn nghề nghiệp của họ. Những người bạn thấy trên phim ảnh hay tạp chí đều đủ khả năng thuê huấn luyện viên, đầu bếp, nhà tạo mẫu, chuyên viên trang điểm, cũng như mua mỹ phẩm đắt tiền, thiết bị tập luyện, và thực phẩm. Hơn nữa, hình ảnh trong tạp chí đều được chỉnh sửa để người trong hình trở nên đẹp hơn.
    • Ghi nhớ rằng bạn không thể chọn gen di truyền của mình. Đặc điểm ngoại hình được thừa hưởng từ bố mẹ.[8] Gen di truyền cũng quyết định khả năng tăng hoặc giảm cân.[9] Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ mục tiêu, nhưng chỉ cần chấp nhận sự thật rằng bạn cần phải giải quyết vấn đề hiện có của bản thân và rằng không thể thay đổi một số đặc điểm ngoại hình (chẳng hạn như chiều cao).

Chấp nhận cơ thể[sửa]

  1. Đối xử tốt với bản thân. Việc đổ lỗi cho chính mình không giải quyết được chuyện gì, mà chỉ làm bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn nên trân trọng và tập trung vào điểm mạnh của bản thân để bớt lo lắng.[10]
    • Bắt đầu với việc chuyển đổi suy nghĩ tiêu cực sang suy nghĩ tích cực. Nhắc nhở bản thân ít nhất một lần một ngày, rằng bạn yêu cơ thể của mình, và đã quyết định chấp nhận bản thân, cũng như sẵn sàng đi đến mục tiêu cảm thấy thoải mái khi khỏa thân.[11]
    • Nhận thức tình trạng không được bảo vệ khi trong tình trạng khỏa thân. Việc phơi bày bản thân, về nghĩa đen và nghĩa bóng, khiến bạn dễ bị tổn thương.[2] Tuy nhiên, nhà tâm lý học cho rằng bạn phải chấp nhận tổn thương để tận hưởng cơ hội và trải nghiệm mới. Sự tổn thương này cần phải có lòng can đảm để thúc đẩy lòng tự trọng cũng như dễ dàng đón nhận những điều xảy ra trong tương lai.[12]
  2. Cởi quần áo thường xuyên. Nếu không cảm thấy thoải mái hoặc sợ hãi tình huống chẳng hạn như khỏa thân, bạn thường có xu hương tránh né chúng. Điều này tạo nên vòng luẩn quẩn: nỗi sợ gây ra né tránh, và không dám đối mặt với vấn đề, do đó khiến cho nỗi sợ gia tăng hơn. Nhà tâm lý học sử dụng liệu pháp tiếp xúc, trong đó bao gồm tiếp xúc dần dần với tình huống hoặc đồ vật gây nên nỗi sợ để chữa trị chứng ám ảnh.[13][14]
    • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp tiếp xúc dựa trên sự tiếp nhận có thể giúp điều trị rối loạn dị hình cơ thể, bệnh tâm thần nghiêm trọng khiến bạn ám ảnh về ngoại hình của mình.[15]
    • Liệu pháp tiếp xúc có thể bao gồm tưởng tượng tình huống gây sợ hãi, tiếp xúc với tình huống thông qua thực tế ảo, và cuối cùng là trong đời thực.[16]
    • Điều trị tiếp xúc là dạng điều trị tâm lý cần được bác sĩ chuyên khoa giám sát. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng nguyên tắc cơ bản đó là càng đối mặt với sự sợ hãi mà không dẫn đến hậu quả, bạn càng ít sợ hơn.[17]
  3. Nhờ người khác giúp bạn xác định phẩm chất tốt đẹp nhất của bản thân. Chúng ta thường dễ nhận ra điểm mạnh trên cơ thể của người khác thay vì của bản thân chúng ta. Bạn bè của bạn cũng như vậy. Thay vì cố tự tìm ra ưu điểm của bản thân, bạn nên hỏi ý kiến bạn bè. [3]
    • Đây là vấn đề khá nhạy cảm, vì thế bạn nên chờ bạn bè đề nghị mình đánh giá trước khi đáp lại. Bạn bè sẵn sàng giúp đỡ bạn cảm thấy thoải mái khi khỏa thân không có nghĩa là người đó cũng sẵn sàng làm như vậy.
  4. Chú ý đến sức khỏe và thể dục thể chất hơn là ngoại hình. Thay vì chú trọng vẻ bề ngoài, bạn nên chuyển sang cải thiện sức khỏe và thể dục thể chất. Điều này giúp bạn có thêm động lực để tập luyện vì đang tập trung vào mục tiêu tích cực (cải thiện sức khỏe) thay vì tiêu cực (giảm cân).[18]
    • Một cách để chuyển đổi tập trung từ ngoại hình sang sức khỏe và thể dục thể chất đó là bạn nên tập luyện với mục tiêu pháp triển kỹ năng thể chất hữu hình. Nếu có thể chống đẩy yoga đảo ngược 10 lần, bạn sẽ tự hào về cơ thể của mình cho dù nó như thế nào đi nữa.[19]

Thay đổi ngoại hình[sửa]

  1. Tập thể dục. Những người thường xuyên tập luyện thường khá tích cực về ngoại hình cho dù họ không giảm cân.[18]
    • Không nên vội vã. Nếu không thể tắt tivi và ra ngoài đi bộ, ít ra bạn cũng nên đứng dậy và đi bộ trong phòng vài phút trước tivi. Tập luyện ít vẫn tốt hơn là ngồi ì một chỗ. Sau khi hình thành thói quen (mất khoảng hai tháng), bạn có thể bắt đầu gặt hái thành công của mình.
    • Tập luyện tim mạch và tăng cường sức khỏe. Hai loại bài tập này đều giúp giảm mỡ và làm thon gọn cơ bắp.[20]
  2. Điều chỉnh chế độ ăn uống. Không nên áp dụng chế độ giảm cân cấp tốc để sút cân nhanh. Thay vào đó, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống. Phương pháp này giúp bạn tránh được cảm giác bị thất bại (nếu bạn không giảm cân nhanh như ý muốn). Vòng luẩn quẩn của việc giảm và tăng cân cũng không tốt cho sức khỏe
    • Khi lập kế hoạch giảm cân, bạn nên bao gồm các loại thực phẩm thiết yếu để không bị thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.[21]
    • Chế độ ăn uống giảm cân phải phù hợp với lối sống và tình hình tài chính. Nếu không đủ khả năng chi trả hoặc tìm thực phẩm trong kế hoạch tại cửa hàng địa phương, hoặc nếu yêu cầu phải nấu nướng nhiều (và bạn không thích nấu ăn), bạn sẽ khó đạt được mục tiêu giảm cân của mình.[21]
  3. Tạo thói quen vệ sinh cá nhân và chăm sóc bản thân. Để duy trì vóc dáng và cảm thấy tự nhiên khi khỏa thân bạn nên biết cách quan tâm đến cơ thể của mình. Các hoạt động vệ sinh bao gồm tắm rửa, tẩy lông, và chăm sóc da, móng, và răng.
    • Nhiều dịch vụ làm đẹp có tác dụng thay đổi ngoại hình, chẳng hạn như xịt nhuộm da, tẩy lông bằng sáp hoặc phẫu thuật thẩm mỹ. Một số dịch vụ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (chẳng hạn như dùng bồn tắm nắng trong thời gian dài), vì thế bạn nên tìm hiểu nguy cơ tiềm ẩn nếu sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ làm đẹp.
  4. Điều chỉnh cử chỉ và dáng đi. Bạn có thể thay đổi ngoại hình bằng cách điều chỉnh tư thế đứng và cách tạo ấn tượng cho bản thân.
    • Đứng thẳng lưng. Đây là cách hiệu quả nhất giúp người khác biết rằng bạn khá tự tin[22], và tác động lên hình ảnh cơ thể.
    • Mặc dù đây có thể là hành động tự nhiên, đặc biệt là khi khỏa thân, nhưng bạn không nên bắt chéo hai tay. Người khác sẽ cho rằng đây là hành động bảo vệ bản thân hoặc căng thẳng. [22]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bị trầm cảm do cảm thấy thất vọng về ngoại hình, hoặc nghĩ rằng bị rối loạn ăn uống, bạn cần đi khám bác sĩ. Nếu ám ảnh về vóc dáng và cảm thấy đau khổ, có thể bạn mắc phải chứng rối loạn dị hình cơ thể, một bệnh tâm thần có thể chữa được. [15]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://youngnaturistsamerica.com/nudists-and-the-nudist-lifestyle-defined-by-yna/
  2. 2,0 2,1 http://www.pbs.org/thisemotionallife/blogs/confessions-spiritual-rookie-how-comfortable-are-you-naked
  3. 3,0 3,1 3,2 http://www.oprah.com/relationships/How-to-Feel-Good-Naked
  4. https://www.psychologytoday.com/blog/notes-self/201308/how-set-goals
  5. https://www.psychologytoday.com/basics/mindfulness
  6. http://www.cbsnews.com/pictures/body-art/4/
  7. http://www.usmagazine.com/celebrity-body/news/eating-disorder-survivor-undresses-in-public-to-honor-body-acceptance-2015178
  8. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002048.htm
  9. http://www.huffingtonpost.com/2013/01/10/fat-genes-obesity-ucla-study-diet-exercise_n_2450108.html
  10. https://www.psychologytoday.com/blog/wired-success/201305/do-self-affirmations-work-revisit
  11. http://www.counseling.ufl.edu/cwc/uploads/docs/Affirmations_For_Building_Self.pdf
  12. http://www.takingcharge.csh.umn.edu/tips-change/daring-be-vulnerable-brene-brown
  13. http://www.adaa.org/finding-help/treatment/therapy
  14. http://www.psychiatrictimes.com/anxiety/exposure-therapy-anxiety-disorders
  15. 15,0 15,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/body-dysmorphic-disorder/basics/definition/CON-20029953
  16. http://div12.org/sites/default/files/WhatIsExposureTherapy.pdf
  17. http://www.huffingtonpost.com/susan-harrow/a-nudity-experiment-are-y_b_302484.html
  18. 18,0 18,1 http://my.happify.com/hd/improve-body-image-infographic/
  19. http://pumpsandiron.com/2015/07/08/pride-in-ability-vs-pride-in-appearance-why-sports-fitness-matter/
  20. http://www.womenshealthmag.com/fitness/flatten-your-belly
  21. 21,0 21,1 http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/weight-loss/basics/diet-plans/hlv-20049483
  22. 22,0 22,1 http://www.foxnews.com/health/2011/09/13/top-10-ways-to-show-confidence-with-body-language/