Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/54
THAM LỢI TRƯỚC MẮT, QUÊN HẠI SAU LƯNG
Vua nước Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người can ngăn, vua nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng: "Ai can ta đánh nước Kinh thì phải xử tử".
Có một viên quan trẻ tuổi, muốn can ngăn mà không dám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm, cẩm cung, tên đến đứng vườn sau nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo.Hôm thứ ba, vua gặp, mới hỏi rằng:
"Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt cả áo như thế?
Viên quan thưa rằng:
- Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cây, có con ve sầu, hút gió, uống sương, rả rích kêu, cả ngày tưởng đã được yên thân lắm. Biết đâu, đằng sau có con bọ ngựa, đang dơ hai càng chực bắt. Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu, lại biết đâu đằng sau có con chim sẻ nghển cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muôn bắt con bọ ngựa, lại biết đâu dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muôn bắt con chim sẻ, mà không biết sương xuống ướt đầm cả áo... Như thế đểu là chỉ vị tham cái lợi trước mắt mà quên han cái hại ở ngay sau lưng vậy".
Vua nghe nói tỉnh ngộ, bèn thôi không đánh nước Kinh nữa.
THANH LẼ TỬ
GIẢI NGHĨA[sửa]
- Ngô: tên nước thời Xuân Thu bây giờ ở vảo địa phận phía nam sông Hoài, sông Tứ cho đến tỉnh Chiết Giang
- Kinh: (xem bài số 29)
- Hạ lệnh: truyền một điều gì xuống bắt người ta phải theo
- Xử tử: xử tội chết
- Cổ thụ: cây sống đã lâu năm
- Tỉnh ngộ: biết rằng mình mê muội và hiểu thấu lẽ phải trái.
- Thanh Lê Tử: tức là Lưu Hướng, người nhả Hán, làm quan Gián đại phu giỏi về văn chương lại kiêm cả kình thuật vả thiên văn.
NHỜI BÀN[sửa]
Ve sầu ở cao tưởng được yên thân, ngờ đâu có bọ ngựa muốn bắt ve sầu; bọ ngựa tại ngờ đâu có chim sẻ muốn bắt bọ ngựa, chim sẻ tại ngờ đâu có người muốn bắt chim sẻ, người bắt chim sẻ lại ngờ đâu sương xuống ướt đầm áo! Thế mới hay ở đời, chẳng nói chi một toài người, đến cả muôn loài, cũng chỉ rình muốn lấn nhau, nuốt lẫn nhau mà thôi. Nhưng biết đâu, trong khi minh muốn nuốt người, lại có kẻ khác muốn nuốt minh, mình chỉ ham mê trục cối mối lợi trước mắt, mà không phòng bị cái tai hoạ sau lưng. Mà khi tai hại nó đã xẩy đến, thì chang những không thấy lợi đâu, lại thiệt đến thân minh trước. Cho nên người không thấy cái lợi, thì lo cả đến cái hại, lợi bất cập hại, thì không bao giờ làm.