Chăm sóc phổi

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chăm sóc Phổi)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trung bình mỗi người hít thở khoảng 6 triệu nhịp mỗi năm.[1] Mỗi nhịp thở đều rất cần thiết để cung cấp khí O2 giúp duy trì sự sống của tế bào trong cơ thể. Bằng cách hiểu rõ những chất gây hại mà ta hít vào mỗi ngày, đồng thời biết cách tăng cường sức khỏe phổi, bạn có thể bắt đầu chăm sóc sức khỏe của phổi ngay từ hôm nay!

Các bước[sửa]

Tránh các Chất gây hại cho Phổi[sửa]

  1. Bỏ thuốc lá. Cách tốt nhất để bảo vệ phổi đó là bỏ thuốc lá và còn tốt hơn nữa nếu không bắt đầu hút thuốc. Khói thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Nguy cơ mắc ung thu phổi và COPD của người hút thuốc cao gấp 20 lần người không hút.[2]
    • Ung thư phổi là khi tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành khối u trong phổi. Những khối u này cản trở các chức năng của phổi như hít thở. Nếu di căn, ung thư có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác như ngực.[3]
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân tăng tiết chất nhầy, khó thở, thở khò khè, ho và căng tức ngực. Bệnh sẽ ngày càng trở nặng theo thời gian.[4]
    • Ngoài khói thuốc lá là tác nhân có hại cho phổi, các loại khói khác cũng đều không an toàn. Bạn nên tránh khói từ xì gà, cần sa và thuốc lào (ống điếu).[5]
  2. Tránh tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc. Bên cạnh việc không hút thuốc lá, bạn cũng nên tránh tiếp xúc gián tiếp với khói thuốc, ví dụ như trong quán bar, sòng bài và những địa điểm công cộng cho phép hút thuốc. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 20 lần so với người không hút thuốc và không hít phải khói thuốc. [2]
    • Mặc dù nghiên cứu còn khá mới nhưng nhiều chuyên gia tin rằng chúng ta, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên tránh tiếp xúc gián tiếp hai lần với khói thuốc. Đây là những chất độc hại và hóa chất còn bám lại trên quần áo, tóc, thảm, tường,...ngay cả khi dập thuốc lá. [6][7] Mùi thuốc lá còn sót lại khi khói thuốc đã tiêu tan là dấu hiệu của khói thuốc trung gian.
  3. Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời. Mặc dù gần như không thể tránh tiếp xúc với CO2 và các tác nhân gây ô nhiễm không khí thông thường nhưng bạn có thể hạn chế tiếp xúc với chúng. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về chất lượng không khí trong thành phố, nơi bạn sinh sống trước khi lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời.
    • Ôzôn (O3) là một tác nhân khí gây ô nhiễm không khí và thời tiết ngày hè có thể khiến O3 cùng các chất gây ô nhiễm khác bị dồn ứ trong không khí. Vì chính hiện tượng này nên bạn cần cẩn thận với chất lượng không khí ở nơi sinh sống từ cuối mùa xuân cho đến những tháng hè nóng bức. [8]
  4. Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong nhà. Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề đáng lo ở ngoài trời. Lò sưởi, lò đốt củi, lông thú nuôi và nấm mốc là những tác nhân phổ biến gây ô nhiễm không khí trong nhà. [5] Loại bỏ các tác nhân này, vệ sinh nhà cửa thường xuyên và thay máy lọc không khí có thể giúp giảm đáng kể không khí ô nhiễm trong nhà.
    • Cân nhắc việc mua máy lọc không khí trong gia đình để giúp lọc các chất gây ô nhiễm như khói thuốc, nấm mốc và lông thú nuôi.
    • Hóa chất từ dung dịch vệ sinh nhà cửa, sơn và các thiết bị gia dụng khác có thể gây kích ứng phổi hoặc góp phần gây ra các bệnh như hen suyễn. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn khi dùng các sản phẩm này ở khu vực thoáng khí.
    • Bạn có thể lên mạng tìm hiểu thông tin về cách cải thiện không khí trong nhà.
    • Radon là một loại khí tự nhiên xuất hiện ở nhiều gia đình và gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khí Radon có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. [2] Bạn nên tìm mua máy phát hiện khí Radon ở các cửa hàng thiết bị gia dụng để kiểm tra nồng độ khí Radon trong nhà.
  5. Tránh tiếp xúc với chất gây ung thư và chất gây ô nhiễm khi làm việc. Người làm việc ở hầm mỏ, phòng thí nghiệm hoặc các khu công nghiệp thường phải tiếp xúc với một số lượng lớn hóa chất gây ung thư và tác nhân gây ô nhiễm. Do đó, bạn nên sử dụng mặt nạ phòng độc, tủ hút khí độc và các thiết bị an toàn khác ở nơi làm việc.
    • Amiang, arsenic, niken và crom là một trong những hóa chất ở nơi làm việc có thể gây ung thư phổi và nhiều biến chứng khác ở phổi. [2]
    • Tiếp xúc với các chất này có thể dẫn đến ung thư phổi và COPD.
  6. Tránh hít phải các tác nhân khác gây kích thích. Có nhiều chất mà phổi không được cấu tạo để hít vào. Do đó, nên che miệng, mũi khi làm việc cùng hoặc trong không gian chứa các hạt nhỏ mà bạn có thể vô tình hít phải. Ngoài ra, không nhịn ho vì đây là cách cơ thể đào thải các chất từ bên ngoài xâm nhập vào. Nên tránh hít phải:
    • Bột Talc hoặc phấn em bé: chúng chứa các viên đá được nghiền nhỏ có thể mắc kẹt trong phổi. Thay vào đó, nên dùng phấn em bé từ bột ngô.
    • Sợi thủy tinh: Sợi thủy tinh có thể gây ra các vết cắt nhỏ trong phổi nếu hít phải.

Tăng cường Sức khỏe Phổi[sửa]

  1. Tập hít thở sâu thường xuyên. Hít sâu giúp cung cấp O2 cho toàn bộ cơ thể. Hít sâu sử dụng toàn bộ dung tích phổi để oxi hóa máu. Mặc dù nhịp thở bình thường không phải là không tốt cho sức khỏe nhưng hít thở sâu sẽ giúp đưa lượng oxi đi khắp cơ thể đạt mức cao nhất. [9]
    • Đặc biệt chú ý đến cơ hoành khi từ từ hít vào và thở ra thật sâu. Cảm nhận cơ hoành hạ thấp khi hít thở sâu cho đến khi bạn cảm thấy cơ bụng thắt chặt và cơ hoành nâng cao.[9]
  2. Cười nhiều hơn. Tương tự như việc hít thở sâu, cười lớn giúp đẩy không khí ra khỏi phổi, giúp bạn hít không khí trong lành vào và cung cấp nhiều khí O2 hơn. [9] Cười lớn còn giúp tăng cường sức khỏe cơ bụng và tăng dung tích phổi.
  3. Tập Cardio (bài tập tốt cho tim) thường xuyên. Chỉ tập Aerobic không thôi sẽ không thể giúp phổi khỏe mạnh hơn. Mặc dù vậy, các bài tập Cardio-hô hấp sẽ giúp phổi dễ dàng cung cấp khí O2 cho tim và các cơ. [5] Tập Cardio cũng tạo ít áp lực lên phổi để phổi có thể thực hiện tốt chức năng của nó mà không phải hoạt động quá nhiều.
    • Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên tập ít nhất 30 phút bài tập cơ tim cường độ vừa 5 ngày trong tuần hoặc nhiều hơn để duy trì sức khỏe tim mạch. [10]
  4. Thay đổi chế độ ăn. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chứa nhiều hoa quả tươi và cá rất có ích cho sức khỏe của phổi. [11] Điều này đặc biệt đúng đối với người bị hen suyễn, COPD và các bệnh về phổi khác.[11]
    • Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy chế độ ăn giàu rau họ Cải (bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, cải xoăn, cải thìa) có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi. [5]
  5. Thở bằng mũi. Lông mũi hoạt động như một chiếc máy lọc và chỉ cho phép các hạt vô cùng nhỏ xuyên qua. Mũi có thể lọc các hạt chỉ nhỏ bằng hạt phấn hoa với hiệu quả lên đến 100%.[12] Do đó, hít thở bằng mũi sẽ tốt hơn nhiều so với hít thở bằng miệng.
  6. Giữ cho mũi thông thoáng. Bệnh tật, dị ứng và nhiều bệnh khác có thể khiến mũi bị tắc nghẽn. Nghẹt mũi đồng nghĩa với việc bạn đang hút trực tiếp 100% mầm bệnh và ô nhiễm vào phổi do phải thở bằng miệng. [12] Thở bằng miệng có thể khiến các bệnh như hen suyễn hoặc các biến chứng khác về phổi trở nên trầm trọng hơn, hoặc thậm chí có thể gây bệnh hen suyễn hoặc biến chứng ở phổi.[12]
    • Điều trị dị ứng thông thường bằng thuốc kháng histamine hoặc các thuốc chữa tắc nghẽn khác để giữ sạch mũi.[12]
    • Mặt khác, mũi quá khô do bệnh tật cũng có thể khiến lông mũi lọc không khí kém hơn. Vì vậy, nên cân nhắc việc sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc thuốc xịt mũi không kê đơn để cung cấp độ ẩm cho mũi, từ đó giúp lọc không khí mà bạn hít vào được tốt hơn.[12]
  7. Uống nhiều nước. Bên cạnh những tác dụng tích cực khác, uống nhiều nước còn tốt cho phổi. Cung cấp nước giúp giữ cho lớp niêm mạc trong phổi được mỏng, từ đó phổi có thể thực hiện chức năng hiệu quả hơn. [9]
  8. Uống thuốc nếu mắc bệnh về phổi. Nếu bị hen suyễn hoặc mắc bệnh đường hô hấp, bạn nên đi khám bác sĩ đều đặn để kiểm soát bệnh. Ví dụ, thuốc Albuterol, một loại thuốc kê đơn giúp giãn phế quản, rất có ích trong việc giảm triệu chứng hen suyễn.
  9. Tiêm vắc-xin. Vắc-xin ngừa cúm hàng năm và vắc-xin ngừa vi khuẩn phế cầu có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. [5] Nhờ đó, bạn sẽ ít có nguy cơ mắc các biến chứng về phổi như viêm phổi.
    • Người hút thuốc từ độ tuổi 19-65 nên tiêm vắc-xin ngừa vi khuẩn phế cầu. Ngoài ra, đối tượng nên tiêm loại vắc-xin này gồm có người bị bệnh tim mãn tính, bệnh phổi mãn tính, người nghiện rượu, người bị bệnh gan mãn tính, người trên 65 tuổi.

Giảm Tiếp xúc với Ô nhiễm[sửa]

  1. Mua cây cảnh. Cây cảnh là một trong những cách tốt nhất để cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Ngoài việc chuyển khí CO2 thành O2, nghiên cứu cũng cho thấy rằng cây cảnh có thể giúp giảm tập trung khí O3 (một chất gây ô nhiễm độc hại) trong nhà.[13]
    • Ba loại cây cảnh được nghiên cứu chứng minh có lợi đó là cây lưỡi hổ, cây điếu lan (mẫu tử) và cây hoàng tâm diệp (thiết mộc lan, trầu bà xanh). [13]
  2. Sử dụng máy lọc không khí. Đặt máy lọc không khí trong nhà có thể giúp loại bỏ bụi, khói thuốc và các tác nhân gây ô nhiễm khác. Máy mọc không khí, máy lọc hạt bằng điện và máy i-on hóa là một số loại máy giúp lọc không khí trong nhà. [14]
    • Cẩn trọng đối với những thương hiệu sản phẩm tạo khí O3 để làm sạch không khí. O3 là chất gây ô nhiễm hàng đầu, đặc biệt là vào mùa hè. Vì vậy, nên tránh mua sản phẩm có thể tạo ra lượng khí O3 độc hại trong khi lọc sạch hạt trong không khí. [15]
  3. Tránh những khu vực dễ bị ùn tắc giao thông. Đối với người dân sống ở các thành phố lớn, người dân thường đi bộ hoặc đạp xe đạp ở những tuyến đường dễ bị ùn tắc như một hình thức tập thể dục. Khí thải từ phương tiện giao thông và các chất gây ô nhiễm khác có thể gây hại cho phổi, đặc biệt là khi bạn phải thở bằng miệng trong khi tập thể dục cường độ mạnh, khiến quá trình lọc tự nhiên bằng lỗ mũi không thể diễn ra.[16]
    • Nên tìm hiểu thông tin dự báo về tình hình ô nhiễm không khí trong khu vực để xác định chất lượng không khí ở nơi bạn sinh sống.

Lời khuyên[sửa]

  • Có thể sử dụng phế dung kế để tập luyện cho phổi và đo dung tích phổi. Bạn sẽ thở vào một cái ống để khiến cho piston trong xi-lanh nhựa dâng lên. Có thể tìm mua phế dung kế ở hầu hết các hiệu thuốc hoặc cửa hàng cung cấp dụng cụ y tế.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây