Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chăm sóc vết thương nông
Từ VLOS
Vết thương nông là vết đứt nhẹ, vết xây xát và vết đâm chỉ ảnh hưởng đến hai lớp ngoài cùng của da – lớp biểu bì và lớp hạ bì. Ngay cả một vết nứt nhỏ trên da cũng có thể tạo điều kiện cho các dị vật (như vi trùng và bụi bẩn) xâm nhập vào cơ thể. Do đó, việc xử lý đúng cách để tránh nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng hơn là cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu các bước cơ bản để chăm sóc các vết thương nông (vết đứt, rách da, xây xước, vết đâm và vết bỏng) tại nhà. Đối với các vết thương nặng hơn có các biểu hiện như liên tục chảy máu, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc do thú vật cắn, bạn cần nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế!
Mục lục
Các bước[sửa]
Chăm sóc các vết đứt[sửa]
-
Rửa
tay.
Các
vết
thương
hở
là
cửa
ngõ
cho
vi
khuẩn
xâm
nhập
vào
cơ
thể,
do
đó
điều
cần
thiết
là
rửa
tay
sạch
trước
khi
chăm
sóc
vết
đứt.
Rửa
bằng
nước
ấm
và
xà
phòng,
đồng
thời
lau
khô
tay
sau
khi
rửa
xong.[1]
- Nếu vết đứt nghiêm trọng và chảy nhiều máu, bạn hãy bỏ qua bước rửa tay và ngay lập tức ép lên vết thương. Tìm sự chăm sóc y tế sau khi đã cầm máu.
- Nếu không có sẵn nước, bạn có thể dùng khăn ướt hoặc nước rửa tay chứa cồn để rửa tay hoặc dùng găng tay y tế.
-
Rửa
bằng
nước
sạch
để
loại
bỏ
bụi
bẩn
và
các
mảnh
vụn
khỏi
vết
thương
và
vùng
da
xung
quanh.
Có
thể
bạn
cần
nhẹ
nhàng
chà
lên
da
để
loại
bỏ
mọi
mảnh
vụn.[1]
- Cẩn thận thấm khô vết thương sau khi rửa xong.
- Bạn cũng có thể rửa vết thương bằng dung dịch muối vô trùng nếu có sẵn.
-
Cầm
máu
bằng
cách
dùng
khăn
hoặc
mảnh
vải
sạch
ép
trực
tiếp
lên
vết
thương.
Tiếp
tục
ép
cho
đến
khi
máu
ngừng
hoặc
gần
như
ngừng
chảy.
Máu
không
thể
hoàn
toàn
ngừng
chảy
là
điều
bình
thường.[1]
- Nếu có thể, bạn hãy nâng vùng chảy máu lên mức cao hơn tim, ví dụ như ngồi trên ghế và đặt chân bị thương cao lên để giảm lưu thông máu đến vùng bị thương.
- Làm mát phần da bị thương bằng vải sạch nhúng nước lạnh hoặc túi đá bọc trong khăn nếu cần (xem phần “Lời khuyên”). Nhiệt độ thấp sẽ giúp máu lưu thông đến vùng bị thương chậm lại và bớt chảy máu từ vết thương.
-
Thoa
một
lớp
mỏng
thuốc
mỡ
sát
trùng
lên
vùng
da
bị
thương.
Các
vết
thương
hở
là
cửa
ngõ
cho
vi
khuẩn
xâm
nhập
vào
cơ
thể.
Bạn
hãy
giảm
rủi
ro
nhiễm
trùng
bằng
cách
bôi
thuốc
mỡ
sát
trùng
(như
Neosporin)
vào
vùng
da
xung
quanh
vết
đứt.[1]
- Chỉ bôi một lớp thuốc mỏng và sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên nhãn.
- Không dùng thuốc mỡ sát trùng cho các vết thương sâu và xâm nhập vào các mạch máu mà không tham khảo bác sĩ trước.
-
Băng
vết
thương.
Cố
gắng
băng
vết
thương
sao
cho
các
mép
vết
đứt
sát
vào
nhau
để
giúp
làm
liền
vết
thương.[1]
- Dùng băng không dính, gạc vô trùng hoặc băng thun dạng ống để cố định miếng gạc.
-
Thay
băng
mỗi
ngày
vài
lần,
đặc
biệt
khi
băng
bị
ướt
hoặc
bẩn.
Cẩn
thận
kẻo
làm
rách
vết
thương
khi
tháo
băng.
Nếu
vết
thương
bắt
đầu
chảy
máu,
bạn
cần
ép
chặt
cho
đến
khi
máu
ngừng
chảy.
- Bôi lại thuốc mỡ sát trùng (nếu cần) khi thay băng mới.
- Giữ ẩm và băng vết thương cho đến khi da có đủ thời gian lành lại.
- Tháo băng cho vết thương tiếp xúc với không khí nếu vết thương đã liền da và không dễ bị rách.
Chăm sóc vết bỏng nhẹ[sửa]
-
Ngắt
nguồn
gây
bỏng
để
không
bị
thương
tích
thêm.
Tuy
nhiên
các
mô
vẫn
tiếp
tục
bị
tổn
hại
ngay
cả
khi
không
còn
tiếp
xúc
với
nguồn
gây
bỏng
(như
lửa
hoặc
ánh
nắng
mặt
trời).
Do
đó,
điều
cần
làm
đầu
tiên
là
giảm
tổn
thương
thêm
trước
khi
rửa
sạch
vùng
da
bỏng.[2]
- Để phần da bị bỏng dưới dòng nước mát trong khoảng 15-20 phút.
- Nếu vết bỏng ở trên mặt, bàn tay, khớp hoặc trên vùng da rộng, bạn cần tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Dùng nước ấm để rửa các hóa chất nhẹ hoặc hóa chất tiếp xúc với mắt.
- Việc gọi cho bác sĩ là rất quan trọng khi mắt hoặc miệng tiếp xúc với hóa chất, vì điều này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
- Trong trường hợp bỏng hóa chất, bạn cần trung hòa hóa chất gây bỏng. Nếu không biết chắc chắn, bạn hãy tìm sự trợ giúp y tế.
- Nếu không có nguồn nước gần đó, bạn hãy chườm gạc mát (như túi đá bọc trong khăn) lên vùng da bỏng.
-
Thoa
lotion
lên
vết
bỏng.
Dùng
lotion,
gel
lô
hội
hoặc
kem
hydrocortisone
liều
thấp
để
bảo
vệ
da
và
giúp
chữa
lành
vết
thương.[2]
- Nhớ phải thấm khô da trước khi thoa lotion nếu cần thiết.
- Thoa lại lotion nhiều lần để đảm bảo giữ ẩm cho vùng da tổn thương.
-
Uống
thuốc
giảm
đau
không
kê
toa
nếu
đau
ở
vết
bỏng.
Các
vết
thương
do
bỏng
có
thể
rất
đau
đớn,
do
đó
bạn
cần
uống
thuốc
giảm
đau
không
kê
toa
(như
acetaminophen
hoặc
ibuprofen).[2]
- Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn trên nhãn và không dùng quá liều lượng. Tìm sự chăm sóc y tế trong trường hợp đau dữ dội hoặc đau liên tục không ngớt.
-
Cố
gắng
giữ
nguyên
các
vết
phồng
rộp.
Các
vết
bỏng
thường
gây
phồng
rộp
(các
túi
chứa
đầy
dịch
dưới
da).[2]
- Nếu vết phồng rộp bị vỡ, bạn cần dùng nước rửa sạch, bôi thuốc mỡ sát trùng và dùng băng không dính băng lại.
-
Quan
sát
các
dấu
hiệu
nhiễm
trùng.
Nếu
có
hiện
tượng
tấy
đỏ,
đau,
sưng
hoặc
chảy
dịch,
bạn
hãy
bôi
thuốc
mỡ
sát
trùng
và
dùng
gạc
sạch
đắp
lên
để
bảo
vệ
vết
thương
trong
thời
gian
chữa
lành.
- Liên hệ với bác sĩ nếu vết thương tiến triển xấu, có vẻ không đỡ, trông như bị nhiễm trùng và không cải thiện nhanh chóng khi được chăm sóc tại nhà, hoặc khi các vết phồng rộp trở nên nặng hơn hay da bị biến màu.
Chăm sóc vết thương do bị đâm[sửa]
-
Rửa
tay
trước
khi
chăm
sóc
vết
thương.
Dùng
nước
ấm
và
xà
phòng
để
rửa
ít
nhất
30
giây
để
đảm
bảo
thật
sạch.[1]
- Lau khô tay trước khi chạm vào vết thương để giảm rủi ro nhiễm trùng.
-
Rửa
vùng
bị
thương
bằng
nước
sạch
để
loại
bỏ
bụi
bẩn
và
các
mảnh
vụn.
Nếu
quá
trình
rửa
không
thể
loại
bỏ
hết
các
mảnh
vụn,
bạn
có
thể
dùng
nhíp
đã
khử
trùng
bằng
cồn
để
gắp
các
mảnh
nhỏ
ra.
Vật
đâm
vào
da
cũng
cần
được
lấy
ra
nếu
vẫn
còn
trên
vết
thương.[3]
- Tìm sự chăm sóc y tế nếu vật gây ra vết thương vẫn còn trong da và không thể lấy ra hoàn toàn, hoặc bạn không thể lấy ra mà không gây thêm tổn thương.
-
Dùng
vải
sạch
ép
lên
vết
thương
để
cầm
máu.
Nếu
vết
thương
chảy
máu,
bạn
cần
ép
lên
vết
thương
để
cầm
máu.
Có
thể
dùng
khăn
sạch
hoặc
túi
đá
bọc
trong
khăn
nếu
sẵn
có.[1]
- Tùy vào loại và kích thước của vết đâm, vết thương có thể không hề chảy máu.[4]
- Bôi một lớp mỏng thuốc mỡ sát trùng lên vùng da bị thương. CHỈ dùng biện pháp này cho vết thương nông. Không bôi bất cứ loại thuốc nào và tìm sự chăm sóc y tế nếu vết thương rộng, hở và ảnh hưởng đến các mô sâu dưới da.
-
Băng
vết
thương
bằng
gạc
sạch
hoặc
băng
y
tế.
Điều
này
sẽ
giúp
giữ
sạch
vết
thương,
giảm
nguy
cơ
nhiễm
trùng
và
các
biến
chứng
khác.[1]
- Thay băng mỗi ngày vài lần và mỗi khi băng bị ướt hoặc bẩn.
- Hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có nên tiêm phòng uốn ván trong vòng 48 giờ không. Việc tiêm phòng uốn ván thường được khuyến cáo nếu trong vòng 5 năm trở lại bạn chưa được tiêm phòng. Thậm chí chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Quan sát vết thương để tìm dấu hiệu nhiễm trùng (tấy đỏ, đau, chảy mủ hoặc sưng). Nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế nếu vết thương không lành hoặc có hiện tượng đau nhiều, ấm nóng, tấy đỏ và/hoặc chảy dịch.
Chăm sóc da bị rách[sửa]
-
Rửa
tay
thật
kỹ.
Dùng
nước
ấm
và
xà
phòng
rửa
tay
để
rửa
sạch
bụi
đất.
Tránh
dùng
tay
bẩn
chạm
vào
vết
thương
vì
có
thể
dẫn
đến
nhiễm
trùng.[1]
- Nếu không có sẵn nước sạch, bạn hãy lau tay bằng khăn ướt hoặc dùng găng tay.
- Rửa vết thương để làm trôi bụi bẩn. Cẩn thận đừng để đứt lìa những mẩu da đã bị bong ra (nếu mẩu da vẫn còn dính). Nhẹ nhàng thấm khô vết thương sau khi rửa.
-
Băng
vết
thương.
Nếu
mẩu
da
bong
ra
vẫn
còn
dính,
bạn
hãy
đặt
nó
về
chỗ
cũ
để
che
vết
thương
trước
khi
băng.
Nó
sẽ
giúp
làm
lành
vết
thương.
- Hoặc bạn cũng có thể dùng gạc không dính và băng thun dạng ống để cố định miếng gạc.
- Thay băng mỗi ngày vài lần, nhất là khi băng bị ướt hoặc bẩn. Cẩn thận tháo băng cũ, nhẹ nhàng rửa vết thương nếu cần và băng lại băng mới.
Lời khuyên[sửa]
- Học cách sơ cứu trước khi bạn cần dùng đến. Hãy chuẩn bị sẵn sàng.
- Một biện pháp để bảo vệ lớp gạc che vết thương trên bàn tay chỉ đơn giản là đi găng tay cao su. Găng tay sẽ giúp lớp gạc trên vết thương sạch và khô.
- Chỉ rửa vết thương bằng nước sạch. Không dùng cồn, dung dịch i-ốt hoặc nước ô-xy già. Dùng xà phòng để rửa bụi bẩn nếu vùng da tổn thương quá bẩn.
- Tiêm phòng uốn ván nếu bạn không được tiêm trong vòng 5-10 năm trở lại.
- Thận trọng với phản ứng dị ứng có thể xảy ra với neomycin có trong một số thuốc mỡ sát trùng. Các dấu hiệu dị ứng bao gồm ngứa, đỏ hoặc phát ban ở vùng da bôi thuốc. Nếu có hiện tượng này, bạn hãy ngưng dùng thuốc và liên lạc với bác sĩ.
- Đi găng tay y tế khi xử lý vết thương cho người khác. Vứt bỏ găng tay bằng cách bỏ trong túi kín (có thể sử dụng túi ni lông có khóa kéo) và vứt vào nơi người khác không chạm vào được.
- Cách làm túi đá: dùng túi ni lông có khóa kéo, đổ đá viên (đá xay là tốt nhất) đầy nửa túi và kéo khóa lại. Dùng khăn ăn hoặc áo gối bọc lại. Túi đá dùng để làm mát vết bỏng, giảm sưng và bầm tím sau khi bị thương và giúp máu chảy chậm lại trong trường hợp vết thương hở. Cách 10-15 phút nhấc túi đá ra khỏi vết thương nếu bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu và để da ấm lại. Điều này là để bảo vệ bạn khỏi bị lạnh và làm da tổn thương thêm.
Cảnh báo[sửa]
- Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn không biết chắc chắn.
- Ép lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, nhưng không cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông máu đến vùng bị thương.
- Nếu vết thương chảy máu ồ ạt, hoặc máu phun ra từ vết thương, đừng mất thời gian rửa vết thương. Cầm máu trước, sau đó nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế.
- Tìm trợ giúp y tế nếu không rõ loại hóa chất gây bỏng, hoặc nếu cảm thấy vết bỏng sâu hơn hai lớp trên cùng của da, hoặc hóa chất vào mắt hoặc miệng.
- Nếu máu thấm qua lớp băng trên vết thương, KHÔNG tháo lớp băng cũ để thay băng mới. Động tác đó làm gián đoạn quá trình đông máu và gây chảy máu nhiều hơn. Tronng trường hợp đó, tốt nhất là bạn chỉ cần băng thêm một lớp băng mới lên trên và tìm sự chăm sóc y tế.
- KHÔNG dùng ô-xy già, cồn, i-ốt, betadine, hoặc các chất "sát trùng" khác cho vết thương hở, trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các hóa chất này có tính kích ứng mạnh, có thể phá hủy các tế bào đang phát triển và tăng khả năng biến chứng trong quá trình chữa lành.
- Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn không thể cầm máu trong vòng 10 phút và/hoặc có dị vật trong vết thương mà không dễ dàng lấy ra.
- Các hướng dẫn này chỉ áp dụng cho các vết thương nhỏ, nông. Với các vết thương sâu, đi qua lớp hạ bì, hoặc vết bỏng ở trên mặt, bàn tay và các khớp, bạn hãy tìm cấp cứu ngay lập tức.
- Tìm sự chăm sóc y tế nếu thuốc mỡ sát trùng không giúp tình trạng nhiễm trùng khỏi nhanh. Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng bao gồm tấy đỏ, đau, ấm nóng và sưng ở vùng da tổn thương, vết thương có thể chảy dịch đục màu vàng hoặc xanh.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Thuốc mỡ sát trùng như Neosporin
- Băng y tế
- Gạc hoặc vải sạch
- Gạc cuộn
- Nước sạch
- Găng tay y tế hoặc găng tay vinyl
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 http://www.cdss.ca.gov/agedblinddisabled/res/VPTC2/8%20Paramedical%20Services/ABCs_Skin_and_Wound_Care.pdf
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-burns/basics/art-20056649
- ↑ http://www.ncemi.org/cse/cse1015.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-puncture-wounds/basics/art-20056665