Chương trình môn Công nghệ/Nội dung giáo dục/Lớp 10/Công nghệ trồng trọt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Công nghệ trồng trọt

Nội dung cơ bản[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Giới thiệu chung về trồng trọt - Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.

- Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt.

- Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

- Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.

Đất trồng - Trình bày được khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng.

- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng.

- Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đất/giá thể trồng cây (Ví dụ: Sản xuất đất/giá thể trồng cây từ xơ dừa, từ trấu, từ đất sét,...).

- Xác định được độ mặn, độ chua của đất.

- Vận dụng được kiến thức về sử dụng, cải tạo đất trồng vào thực tiễn.

Phân bón - Trình bày được khái niệm về phân bón, vai trò của phân bón trong trồng trọt; đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến.

- So sánh được các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón phổ biến.

- Trình bày được một số ứng dụng của công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón (Ví dụ: công nghệ vi sinh, công nghệ nano).

- Nhận biết được một số loại phân bón thông thường.

- Vận dụng được kiến thức về sử dụng và bảo quản phân bón vào thực tiễn.

Công nghệ giống cây trồng - Trình bày được khái niệm, vai trò của giống cây trồng.

- Mô tả được các phương pháp chọn, tạo và nhân giống cây trồng phổ biến.

- Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn, tạo và nhân giống cây trồng (Ví dụ: tạo cây trồng biến đổi gen, nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào).

- Thực hiện được việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính.

Phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng - Trình bày được tác hại của sâu, bệnh và ý nghĩa của việc phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Mô tả được đặc điểm nhận biết, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trừ một số loại sâu, bệnh hại cây trồng thường gặp.

- Nêu được ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Lựa chọn được các biện pháp an toàn cho con người và môi trường trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

- Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại cây trồng thường gặp.

Kĩ thuật trồng trọt - Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt.

- Nêu được một số ứng dụng nổi bật của cơ giới hoá trồng trọt.

- Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt.

- Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng.

- Chế biến được một số sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp đơn giản.

- Tham gia trồng và chăm sóc một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương.

Trồng trọt công nghệ cao - Trình bày được những vấn đề cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

- Mô tả được một số mô hình trồng trọt công nghệ cao. Giải thích được cơ sở khoa học của các hệ thống trồng cây không dùng đất (Ví dụ: trồng cây trong nhà có mái che, công nghệ tưới nhỏ giọt, hệ thống trồng cây thông minh; hệ thống trồng cây thuỷ canh, khí canh).

- Thực hiện được việc trồng cây bằng phương pháp không dùng đất.

Bảo vệ môi trường trong trồng trọt - Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

- Nêu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt.

- Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình xử lí chất thải trồng trọt.

Chuyên đề học tập[sửa]

Tên chuyên đề Yêu cầu cần đạt
Công nghệ sinh học trong trồng trọt - Trình bày được khái niệm, vai trò và một số thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt.

- Phân tích được một số hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.

- Đánh giá được triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt.

- Có ý thức về an toàn lao động và đạo đức nghề nghiệp.

Trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh - Trình bày được vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.

- Nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.

- Lựa chọn được quy trình nhân giống phù hợp cho một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.

- Mô tả được quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.

- Trồng và chăm sóc được một loại hoa, cây cảnh.

- Yêu thích công việc trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh, có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, các tiêu chí của trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Tóm tắt được các yêu cầu về: chọn đất trồng, nguồn nước tưới, giống, phân bón, phòng, trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế và kiểm tra, vận chuyển, bảo quản và sử dụng sản phẩm trong trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Lựa chọn được mô hình trồng trọt thích hợp cho một số loại cây trồng phổ biến.

- Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Có ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây