Chương trình môn Công nghệ/Nội dung giáo dục/Lớp 11/Công nghệ chăn nuôi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Công nghệ chăn nuôi

Nội dung cơ bản[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Giới thiệu chung về chăn nuôi - Trình bày được vai trò và triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Phân loại được vật nuôi theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng.

- Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi.

- Nêu được các phương thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta; xu hướng phát triển của chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới (Ví dụ: Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm sạch, mô hình chăn nuôi bền vững, phát triển chăn nuôi theo chuỗi khép kín).

- Nêu được đặc điểm cơ bản của chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.

- Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi.

Công nghệ giống vật nuôi - Trình bày được khái niệm và vai trò của giống trong chăn nuôi.

- Nêu được các chỉ tiêu cơ bản và phương pháp chọn giống vật nuôi.

- Lựa chọn được phương pháp chọn, nhân giống phù hợp với mục đích.

- Phân tích được ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi.

Công nghệ thức ăn chăn nuôi - Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.

- Giải thích được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi.

- Mô tả được các phương pháp sản xuất, bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.

- Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi.

- Thực hiện được việc chế biến, bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.

Phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Trình bày được vai trò của phòng, trị bệnh trong chăn nuôi.

- Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến trong chăn nuôi.

- Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.

- Trình bày được ứng dụng của công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

- Vận dụng được kiến thức về phòng, trị bệnh cho vật nuôi vào thực tiễn.

Công nghệ chăn nuôi - Mô tả được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi phổ biến.

- Trình bày được những yêu cầu về chuồng nuôi của một số loại vật nuôi phổ biến.

- Đề xuất được một số biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

- Phân tích được quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Mô tả được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao (Ví dụ: hệ thống chăn nuôi cung cấp khẩu phần ăn tự động; hệ thống chăn nuôi thu gom, phân loại trứng tự động; hệ thống chăn nuôi vắt sữa bò tự động).

- Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Chế biến được một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản.

- Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình kĩ thuật chăn nuôi.

Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi - Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

- Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi.

- Nêu được ứng dụng của công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi (Ví dụ: đệm lót sinh học, các chế phẩm và quy trình thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi).

- Có ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

Chuyên đề học tập[sửa]

Tên chuyên đề Yêu cầu cần đạt
Công nghệ sinh học trong chăn nuôi - Trình bày được khái niệm, vai trò và một số thành tựu của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

- Phân tích được một số hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong chăn nuôi (Ví dụ: chọn tạo giống, công nghệ sinh sản, sản xuất thức ăn, chẩn đoán bệnh, sản xuất vắc-xin, sản xuất đệm lót sinh học) ở Việt Nam và trên thế giới.

- Đánh giá triển vọng của công nghệ sinh học trong chăn nuôi.

- Có ý thức về an toàn lao động và đạo đức nghề nghiệp.

Nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh - Trình bày được đặc điểm và yêu cầu điều kiện sống của một số động vật cảnh phổ biến.

- Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho một số động vật cảnh phổ biến.

- Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho một số động vật cảnh phổ biến.

- Thực hiện được một số công việc trong nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh.

- Yêu thích công việc nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh; có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Chăn nuôi theo tiêu chuẩn

VietGAP

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa, các tiêu chí của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Tóm tắt được các yêu cầu về: chọn vị trí, chuồng trại, con giống, thức ăn chăn nuôi, nước uống, vệ sinh thú y, quản lí chất thải trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Nhận biết được các bước trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Lựa chọn được mô hình chăn nuôi thích hợp cho một số đối tượng vật nuôi phổ biến.

- Thực hiện được một số công việc đơn giản trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây