Chương trình môn Sinh học/Nội dung giáo dục
1. Nội dung khái quát[sửa]
a) Nội dung giáo dục cốt lõi[sửa]
Nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học bao quát các cấp độ tổ chức sống, gồm: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. Kiến thức về mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm: cấu trúc, chức năng; mối quan hệ giữa cấu trúc, chức năng và môi trường sống. Từ kiến thức về các cấp độ tổ chức sống, chương trình môn học khái quát thành các đặc tính chung của thế giới sống như: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, di truyền, biến dị và tiến hoá. Thông qua các chủ đề nội dung, chương trình môn học trình bày các thành tựu công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ô nhiễm môi trường, nông nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dược học.
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
---|---|---|---|
Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học |
-
Đối
tượng
và
các
lĩnh
vực
nghiên
cứu
của
sinh
học
- Mục tiêu và vai trò của môn Sinh học - Sinh học trong tương lai - Các ngành nghề liên quan đến sinh học |
||
Sinh học và sự phát triển bền vững |
-
Phát
triển
bền
vững
môi
trường
tự
nhiên
- Phát triển xã hội: đạo đức sinh học; kinh tế; công nghệ |
||
Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học |
-
Phương
pháp
nghiên
cứu
- Vật liệu, thiết bị - Kĩ năng tiến trình |
||
Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống |
-
Khái
niệm
và
đặc
điểm
của
các
cấp
độ
tổ
chức
sống
- Các cấp độ tổ chức sống - Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống |
||
Sinh học tế bào |
-
Khái
quát
về
tế
bào
- Thành phần hoá học của tế bào - Cấu trúc tế bào - Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào - Thông tin ở tế bào - Chu kì tế bào và phân bào - Công nghệ tế bào và một số thành tựu - Công nghệ enzyme và ứng dụng |
-
Hô
hấp
tế
bào
- Tế bào thần kinh |
-
Cơ
sở
nhiễm
sắc
thể
của
sự
di
truyền
- Nhiễm sắc thể: hình thái, cấu trúc siêu hiển vi |
Sinh học vi sinh vật và virus |
-
Khái
niệm
và
các
nhóm
vi
sinh
vật
- Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật - Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật - Quá trình sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn - Virus và các ứng dụng |
||
Sinh học cơ thể |
-
Trao
đổi
chất
và
chuyển
hoá
năng
lượng
ở
sinh
vật
- Cảm ứng ở sinh vật - Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Sinh sản ở sinh vật - Dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch - Một số bệnh dịch ở người và cách phòng trừ - Vệ sinh an toàn thực phẩm |
||
Di truyền học |
-
Di
truyền
phân
tử
- Di truyền nhiễm sắc thể - Di truyền gene ngoài nhân - Mối quan hệ kiểu gene - môi trường - kiểu hình - Thành tựu chọn, tạo giống bằng các phương pháp lai hữu tính - Di truyền quần thể - Di truyền học người |
||
Tiến hoá |
-
Các
bằng
chứng
tiến
hoá
- Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài - Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại - Tiến hoá lớn và phát sinh chủng loại |
||
Sinh thái học và môi trường |
-
Môi
trường
và
các
nhân
tố
sinh
thái
- Sinh thái học quần thể - Sinh thái học quần xã - Hệ sinh thái - Sinh quyển - Sinh thái học phục hồi, bảo tồn và phát triển bền vững - Kiểm soát sinh học - Sinh thái nhân văn |
b) Chuyên đề học tập[sửa]
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng hoặc hứng thú với sinh học và công nghệ sinh học được chọn học một số chuyên đề học tập.
Hệ thống các chuyên đề học tập môn Sinh học chủ yếu được phát triển từ nội dung các chủ đề sinh học ứng với chương trình mỗi lớp 10, 11, 12. Các chuyên đề nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, tìm hiểu ngành nghề để trực tiếp định hướng, làm cơ sở cho các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến sinh học. Nội dung các chuyên đề hướng đến các lĩnh vực của nền công nghiệp 4.0 như: công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y - dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,... Các lĩnh vực công nghệ này ứng dụng theo cách tích hợp các thành tựu không chỉ của sinh học mà còn của các khoa học liên ngành (giải trình tự gene, bản đồ gene, liệu pháp gene,...), trong đó công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng.
Hệ thống chuyên đề học tập trong bảng sau:
Chuyên đề | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
---|---|---|---|
Chuyên đề 10.1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu | X | ||
Chuyên đề 10.2: Công nghệ enzyme và ứng dụng | X | ||
Chuyên đề 10.3: Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường | X | ||
Chuyên đề 11.1: Dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch | X | ||
Chuyên đề 11.2: Một số bệnh dịch ở người và cách phòng ngừa, điều trị | X | ||
Chuyên đề 11.3: Vệ sinh an toàn thực phẩm | X | ||
Chuyên đề 12.1: Sinh học phân tử | X | ||
Chuyên đề 12.2: Kiểm soát sinh học | X | ||
Chuyên đề 12.3: Sinh thái nhân văn | X |