Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chấm dứt tình trạng mộng du
Từ VLOS
(đổi hướng từ Chấm dứt Tình trạng Mộng du)
Người mộng du có thể ngồi trên giường và mở to mắt, có vẻ mặt vô hồn, bước ra khỏi giường, thực hiện hoạt động hằng ngày chẳng hạn như trò chuyện và thay quần áo, không phản ứng với người khác, khó thức giấc, bối rối khi họ thức tỉnh, và sau đó không nhớ bất kỳ chuyện gì vào ngày hôm sau! Mặc dù khá hiếm, đôi khi, họ có thể ra khỏi nhà, nấu ăn, lái xe, tiểu tiện, quan hệ tình dục, làm hại bản thân, hoặc trở nên bạo lực khi tỉnh giấc. Hầu hết tình trạng mộng du thường kéo dài không quá 10 phút, nhưng thỉnh thoảng, quá trình này có thể diễn ra trong nửa giờ. Nếu bạn hoặc một người nào đó trong gia đình bạn bị mộng du, có một vài biện pháp mà bạn có thể thực hiện.[1][2][3]
Mục lục
Các bước[sửa]
Giảm thiểu Sự nguy hiểm trong Quá trình Mộng du[sửa]
-
Ngăn
ngừa
tai
nạn
trong
quá
trình
mộng
du.
Bạn
nên
biến
ngôi
nhà
của
bạn
trở
thành
nơi
càng
an
toàn
càng
tốt
để
người
mộng
du
không
thể
gây
tổn
thương
cho
bản
thân
hoặc
cho
người
khác.
Bởi
vì
người
mộng
du
có
thể
thực
hiện
hoạt
động
phức
tạp,
bạn
đừng
giả
định
rằng
họ
sẽ
thức
giấc
trước
khi
tiến
hành
một
hành
động
nào
đó
đòi
hỏi
sự
phối
hợp.[4][2][3]
- Khóa cửa ra vào và cửa sổ để người đó không thể rời khỏi nhà.
- Giấu chìa khóa xe để người đó không thể lái xe.
- Khóa và giấu mọi chìa khóa tủ cất giữ vũ khí hoặc vật dụng sắc nhọn có thể được sử dụng như vũ khí.
- Chặn cầu thang và cửa ra vào bằng loại cổng bảo vệ có đệm mềm để ngăn người đó té ngã.
- Không nên cho trẻ nhỏ bị mộng du ngủ trên chiếc giường phía trên cùng của loại giường tầng.
- Di dời đồ vật có thể khiến người mộng du bị vấp ngã.
- Ngủ trên sàn nếu có thể.
- Sử dụng giường có thanh chắn hai bên.
- Nếu có thể, bạn nên cài đặt hệ thống chống trộm để báo động và đánh thức người đó nếu họ rời khỏi nhà.
-
Thông
báo
cho
người
nhà
của
bạn
được
biết
để
họ
chuẩn
bị.
Trông
thấy
một
ai
đó
đang
bị
mộng
du
có
thể
sẽ
khá
hãi
hùng
hoặc
bối
rối
đối
với
người
không
hiểu
rõ
chuyện
gì
đang
xảy
ra.
Nếu
họ
biết
về
vấn
đề
này,
họ
có
thể
giúp
người
bệnh
đối
phó
với
nó.[3]
- Bạn có thể nhẹ nhàng hướng dẫn người mộng du quay về với giường ngủ. Đừng chạm vào họ mà hãy sử dụng giọng nói của mình và nhẹ nhàng trấn an người ấy trở về giường ngủ.
- Không níu kéo, la hét, hoặc khiến người đó giật mình. Người mộng du khi bị đánh thức thường cảm thấy bối rối, và điều này có thể khiến họ hoảng loạn hoặc bạo lực. Nếu người đó đang trở nên bạo lực, bạn nên tránh xa họ càng nhanh càng tốt và giữ an toàn cho bản thân bằng cách ẩn náu trong một căn phòng được khóa kín.
- Nếu bạn cẩn thận đánh thức người ấy sau khi người ấy đã quay về giường ngủ, hành động này sẽ gây gián đoạn cho chu kỳ ngủ của họ, khiến người đó không thể tiếp tục bị mộng du trong cùng một chu kỳ ngủ.
-
Đến
gặp
bác
sĩ
nếu
tình
trạng
mộng
du
khá
nghiêm
trọng,
nguy
hiểm,
hoặc
có
dấu
hiệu
liên
quan
đến
bệnh
lý
tiềm
ẩn
khác.
Tuy
nhiên,
người
bệnh
cần
phải
đi
khám
bệnh
nếu
mộng
du:
[1]
- Bắt đầu trong độ tuổi trưởng thành. Hầu hết người bị mộng du là trẻ nhỏ và thông thường, vấn đề này sẽ chấm dứt khi chúng lớn lên mà không cần phải điều trị y tế. Nếu mộng du kéo dài đến độ tuổi thanh thiếu niên, trẻ cần phải đi khám bệnh.
- Liên quan đến việc thực hiện các hành động nguy hiểm.
- Diễn ra nhiều hơn hai lần mỗi tuần.
- Gây ảnh hưởng đến mọi người trong nhà.
Chấm dứt Tình trạng Mộng du Thông qua Sự thay đổi trong Lối sống[sửa]
-
Ngủ
nhiều
hơn.
Quá
mệt
mỏi
sẽ
kích
hoạt
trạng
thái
mộng
du.
Một
người
trưởng
thành
trung
bình
cần
phải
ngủ
ít
nhất
là
8
giờ
mỗi
đêm.
Trẻ
nhỏ
cần
14
giờ
để
ngủ,
tùy
thuộc
vào
độ
tuổi.
Bạn
có
thể
giảm
bớt
sự
kiệt
sức
bằng
cách:[4][3][5]
- Chợp mắt ngắn trong ngày.
- Đi ngủ sớm.
- Theo sát thói quen thường ngày để cơ thể luôn sẵn sàng cho việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
- Giảm thiểu lượng caffein tiêu thụ. Cà phê là chất kích thích và sẽ khiến bạn khó ngủ.
- Giảm thiểu sử dụng rượu bia trước khi ngủ để bạn không phải thức giấc để đi vệ sinh.
-
Thư
giãn
trước
khi
ngủ.
Căng
thẳng
và
lo
lắng
có
thể
khiến
người
dễ
bị
mộng
du
mắc
phải
tình
trạng
này
thường
xuyên
hơn.
Bạn
nên
thiết
lập
thói
quen
thư
giãn
trước
khi
ngủ,
hoặc
rèn
luyện
"vệ
sinh
giấc
ngủ"
(sleep
hygiene).
Quá
trình
này
có
thể
bao
gồm
bất
kỳ
yếu
tố
nào
sau
đây:[3]
- Duy trì độ tối và sự yên tĩnh cho căn phòng
- Tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong nước nóng
- Đọc sách hoặc nghe nhạc
- Duy trì nhiệt độ mát cho căn phòng
- Hạn chế sử dụng bất kỳ một vật dụng nào có màn hình – TV, điện thoại di động, máy vi tính, máy tính bảng, v.v – trước khi ngủ.
- Sử dụng kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn như tưởng tượng về nơi yên bình, thiền, hít thở sâu, căng và chùng từng nhóm cơ trên cơ thể theo mức độ tăng dần, mát-xa hoặc tập yoga.[6]
-
Cải
thiện
kỹ
năng
quản
lý
căng
thẳng.
Phát
triển
biện
pháp
lành
mạnh
để
đối
phó
với
căng
thẳng
sẽ
ngăn
nó
không
thể
quấy
rầy
giấc
ngủ
của
bạn.
Căng
thẳng
thường
liên
quan
đến
tình
trạng
mộng
du.[7]
- Tìm kiếm chế độ tập thể dục phù hợp. Cơ thể bạn sẽ giải phóng endorphin giúp bạn thư giãn và cảm thấy tốt hơn. Sự thư giãn này sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn nếu bạn được thực hiện hoạt động mà bạn thích. Bạn có thể chạy bộ, đi bộ nhanh, hoặc tham gia đội thể thao cộng đồng.
- Duy trì sự gắn kết với gia đình và bạn bè. Họ sẽ cung cấp sự hỗ trợ và giúp bạn đối phó với tác nhân gây lo lắng cho bạn.[8]
- Tham gia nhóm hỗ trợ hoặc đến gặp chuyên viên tư vấn nếu bạn cần người để tâm sự nhưng bạn không thể nào chia sẻ với bạn bè hoặc gia đình. Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn nhóm hỗ trợ hoặc chuyên viên tư vấn phù hợp với tình hình của bạn.
- Cho phép bản thân có thời gian để theo đuổi thú vui mà bạn yêu thích. Hành động này sẽ giúp bạn tập trung vào một yếu tố nào đó mà bạn thích thú và khiến bạn ngừng suy nghĩ về nhân tố đang gây căng thẳng cho bạn.[9]
-
Viết
nhật
ký
để
theo
dõi
tình
trạng
mộng
du.
Biện
pháp
này
đòi
hỏi
một
người
nào
đó
trong
gia
đình
bạn
phải
ghi
chép
lại
mức
độ
thường
xuyên
và
thời
điểm
mà
vấn
đề
này
xuất
hiện
trong
đêm.[10][3]
Bạn
nên
viết
nhật
ký
mộng
du
để
có
thể
lưu
giữ
mọi
thông
tin
tại
cùng
một
nơi.
- Nếu mộng du diễn ra theo một khuôn khổ cụ thể, nhật ký sẽ giúp xác định nguyên nhân khiến một người nào đó bị mộng du. Ví dụ, nếu người đó bị mộng du sau những ngày căng thẳng, điều này có nghĩa là căng thẳng và lo âu là tác nhân kích hoạt tình trạng này.
-
Sử
dụng
phương
pháp
đánh
thức
trước
thời
hạn
(anticipatory
awakening).
Đây
là
kỹ
thuật
được
sử
dụng
khi
một
người
nào
đó
biết
rõ
thời
điểm
họ
thường
mộng
du
trong
đêm,
và
một
người
khác
sẽ
đánh
thức
họ
dậy
trước
thời
điểm
này.[3][10]
- Người đó cần phải được đánh thức khoảng 15 phút trước thời điểm mà họ thường mộng du và duy trì trạng thái thức trong khoảng 5 phút.
- Hành động này sẽ phá vỡ chu kỳ ngủ và khiến người đó bước vào giai đoạn ngủ khác khi họ ngủ lại, giúp họ không bị mộng du.
- Nếu bạn bị mộng du và sống một mình, bạn nên cài đặt giờ báo thức để đánh thức bạn.
-
Giảm
thiểu
lượng
rượu
bia
mà
bạn
tiêu
thụ.
Rượu
bia
có
thể
gây
rối
loạn
giấc
ngủ
và
kích
hoạt
trạng
thái
mộng
du.
Bạn
nên
tránh
sử
dụng
rượu
bia
trước
giờ
ngủ.
- Nam giới và nữ giới trên 65 tuổi không nên uống nhiều hơn 1 ly rượu mỗi ngày. Đàn ông dưới 65 tuổi chỉ nên uống nhiều nhất là 2 ly mỗi ngày.[11]
- Không nên uống rượu bia nếu bạn đang mang thai, được chẩn đoán mắc phải chứng nghiện rượu, có vấn đề với tim, gan, hoặc tuyến tụy, đã từng bị đột quỵ, hoặc đang sử dụng các loại thuốc có thể tương tác với rượu bia.[12]
Tìm kiếm Sự trợ giúp Y tế[sửa]
-
Tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
xem
liệu
các
loại
thuốc
mà
bạn
sử
dụng
có
phải
là
tác
nhân
gây
nên
tình
trạng
mộng
du.
Một
vài
loại
thuốc
có
thể
phá
vỡ
chu
kỳ
ngủ
của
con
người
và
hình
thành
bệnh
mộng
du.
Tuy
nhiên,
bạn
không
nên
ngừng
uống
thuốc
mà
không
tham
khảo
ý
kiến
của
bác
sĩ
trước
tiên.
Bác
sĩ
của
bạn
có
thể
sẽ
cho
bạn
sử
dụng
loại
thuốc
khác
vẫn
có
khả
năng
điều
trị
vấn
đề
sức
khỏe
của
bạn
và
đồng
thời
giảm
thiểu
mộng
du.
Thuốc
có
tác
dụng
phụ
gây
mộng
du
bao
gồm:[13][2]
- Thuốc an thần
- Thuốc dành cho bệnh tâm thần
- Thuốc có tác dụng thôi miên ngắn
-
Tham
khảo
ý
kiến
bác
sĩ
xem
liệu
mộng
du
có
phải
là
triệu
chứng
của
bệnh
lý
tiềm
ẩn
khác.
Mặc
dù
thông
thường,
mộng
du
không
phải
là
dấu
hiệu
của
tình
trạng
sức
khỏe
nghiêm
trọng
khác,
có
khá
nhiều
loại
bệnh
có
thể
kích
hoạt
quá
trình
này:[2][13]
- Động kinh cục bộ phức hợp
- Rối loạn não ở người lớn tuổi
- Lo âu
- Trầm cảm
- Chứng ủ rũ
- Hội chứng chân không yên
- Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)
- Đau nửa đầu
- Cường giáp
- Chấn thương đầu
- Đột quỵ
- Sốt cao hơn 38°C (101°F)
- Khuôn khổ hít thở bất thường trong khi ngủ, chẳng hạn như hội chứng ngưng thở khi ngủ.
-
Xét
nghiệm
tình
trạng
rối
loạn
giấc
ngủ.
Quá
trình
này
đòi
hỏi
bạn
phải
ngủ
trong
phòng
ngủ
thí
nghiệm.
Đây
là
phòng
thí
nghiệm
nơi
mà
bạn
sẽ
ngủ
qua
đêm
và
một
nhóm
các
bác
sĩ
sẽ
tiến
hành
dùng
máy
đo
giấc
ngủ
(polysomnogram).
Bộ
cảm
biến
sẽ
được
kết
nối
từ
cơ
thể
bạn
(thông
thường
là
gắn
trên
thái
dương,
da
đầu,
ngực,
và
chân)
đến
một
chiếc
máy
vi
tính
làm
nhiệm
vụ
theo
dõi
giấc
ngủ
của
bạn.
Bác
sĩ
sẽ
đo
đạc:
[14]
- Sóng não của bạn
- Lượng ôxy trong máu
- Nhịp tim
- Nhịp thở
- Chuyển động mắt và chân của bạn
-
Dùng
thuốc.
Trong
nhiều
trường
hợp,
bác
sĩ
sẽ
kê
toa
thuốc
để
đối
phó
với
tình
trạng
mộng
du.
Bác
sĩ
thỉnh
thoảng
sẽ
chỉ
định
các
loại
thuốc
sau:[10]
- Benzodiazepines, thường có tác dụng an thần
- Thuốc chống trầm cảm, thường khá hữu ích trong việc điều trị rối loạn liên quan đến lo âu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/symptoms/con-20031795
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000808.htm
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 http://www.nhs.uk/Conditions/sleepwalking/Pages/Introduction.aspx
- ↑ 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/lifestyle-home-remedies/con-20031795
- ↑ https://sleepfoundation.org/sleep-topics/children-and-sleep/page/0/1
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/sleepwalking/Pages/Introduction.aspx#what-to-do
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044289?pg=2
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-management/art-20044289?pg=2
- ↑ 10,0 10,1 10,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/treatment/con-20031795
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/alcohol/art-20044551?pg=1
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/alcohol/art-20044551?pg=2
- ↑ 13,0 13,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/causes/con-20031795
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sleepwalking/basics/tests-diagnosis/con-20031795