Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chấp nhận bản thân không phải là mẫu người hấp dẫn
Từ VLOS
(đổi hướng từ Chấp nhận Bản thân Không phải là Mẫu người Hấp dẫn)
Ai cũng có khuyết điểm, nhưng những điều đó không hề khiến bạn trở nên kém hấp dẫn. Nếu bạn nghĩ rằng mình là một người không mấy thu hút, có rất nhiều việc bạn có thể làm để cải thiện hình ảnh của bản thân, ví dụ như đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực, nâng cao sự tự tin, và nhận sự giúp đỡ từ người khác. Bằng việc thực hiện những biện pháp dưới đây, bạn sẽ học được cách chấp nhận con người thật của bản thân và có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đối mặt với những Suy nghĩ Tiêu cực[sửa]
- Hãy nhớ rằng giá trị của bạn không nằm ở vẻ bề ngoài. Hãy nghĩ về những ưu điểm mà bạn muốn người khác nhớ về bạn. Liệu "Sự hấp dẫn" có phải là một trong những yếu tố đầu tiên trong danh sách đó? Hay đối với bạn, những phẩm chất như lòng thương cảm, tham vọng, sự tử tế, kiên định và khả năng sáng tạo có giá trị hơn? Cố gắng xác định điều gì là quan trọng nhất đối với bạn.[1]
-
Hãy
kiềm
chế
những
cảm
xúc
tiêu
cực
của
chính
bạn.
Não
của
bạn
thường
tập
trung
vào
những
trải
nghiệm
hoặc
những
thông
tin
không
mấy
tốt
đẹp.
Điều
này
vẫn
đúng
ngay
cả
khi
những
trải
nghiệm
vui
vẻ
của
bạn
thậm
chí
còn
nhiều
hơn
những
trải
nghiệm
không
tốt.
[4]
Não
bộ
thường
xúi
dục
bạn
tin
vào
những
suy
nghĩ
tiêu
cực
như
"Bạn
không
đủ
cao"
hoặc
"Bạn
trông
không
được
hấp
dẫn".
Tuy
nhiên,
nó
lại
thường
bỏ
qua
rất
nhiều
những
điều
tuyệt
vời
về
bản
thân
bạn
để
tập
trung
vào
những
khuyết
điểm.[5]
- Hãy thử chọn một câu thần chú, hay một cụm từ mang nghĩa tích cực có thể bình thường hóa những trải nghiệm của bạn và giúp bạn cảm thấy được động viên. Hãy lặp đi lặp lại điều đó cho tới khi những suy nghĩ tiêu cực trong bạn dần thay đổi theo hướng tích cực hơn. Ví dụ, bạn có thể nhắc đi nhắc lại rằng "Tôi chấp nhận chính con người thật của mình" hoặc "Tôi là người quyết định ngoại hình của mình".
-
Hãy
tập
trung
vào
những
mặt
tích
cực.
Nếu
xung
quanh
bạn,
mọi
người,
các
phương
tiện
thông
tin
đại
chúng
luôn
nói
rằng
vẻ
bề
ngoài
của
bạn
thật
kém
thu
hút,
bạn
có
thể
sẽ
dần
tin
vào
những
điều
mà
bạn
không
thích
về
bản
thân.
[6]
Hãy
thách
thức
với
những
suy
nghĩ
này
bằng
cách
tìm
ra
những
mặt
tích
cực
và
tập
trung
vào
đó.
- Hãy cố gắng tìm ra một ưu điểm nào đó của bản thân mỗi khi bạn nghĩ về những khuyết điểm trong vẻ ngoài của bạn. Ví dụ khi bạn vô tình lướt qua gương và nghĩ "Ôi, răng mình trông thật xấu", hãy cố gắng cân bằng lại bằng cách nghĩ tới điều gì đó thật tích cực như "Ai cũng có thể nhận ra tâm trạng vui vẻ của mình khi mình cười".
- Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc tìm ra ưu điểm của bản thân, hãy thử tập trung vào những điều tuyệt vời mà bạn có thể làm. Bạn có thể nhảy, chạy, cười hay thậm chí là thở? Hãy học cách biết ơn cơ thể hữu ích của mình và bạn sẽ có thể dễ dàng tìm ra điều mà bạn thích ở cơ thể mình hơn. [7]
-
Đừng
áp
đặt
những
mệnh
đề
"Nên"
cho
bản
thân.
Đó
là
điều
sẽ
xảy
ra
khi
bạn
bắt
đầu
nghĩ
về
những
mong
muốn
không
có
thật.
Ví
dụ
như
"Lẽ
ra
mình
nên
đẹp
như
siêu
mẫu",
"Lẽ
ra
cơ
thể
mình
nên
là
cỡ
2"
hay
"Lẽ
ra
mình
nên
thay
đổi
Da/Tóc/Mắt/Chiều
cao/Cân
nặng/hay
bất
cứ
thứ
gì".[8]
Những
suy
nghĩ
như
vậy
sẽ
khiến
bạn
cảm
thấy
mặc
cảm
và
buồn
bã.
- Ví dụ, có một điều có thể khiến bạn cảm thấy bản thân thật kém thu hút đó là so sánh mình với các diễn viên hay siêu mẫu. Hãy nhớ rằng thậm chí cả những người mẫu ngoài đời cũng không hề giống như ảnh trong tạp chí hay quảng cáo. Người ta thường sử dụng Photoshop để tút lại vẻ ngoài của họ.[9]
- Cố gắng sử dụng hiện thực để chống lại mệnh đề "Nên". Ví dụ như nếu bạn thường cảm thấy rằng lẽ ra răng của mình "nên" đều và đẹp hơn, hãy nghĩ rằng "Răng của mình vốn như vậy. Chúng vẫn hoạt động tốt".
-
Hãy
nghĩ
về
việc
liệu
bạn
có
thể
nói
những
điều
tương
tự
đó
với
bạn
của
mình.
Bạn
thường
cảm
thấy
khắt
khe
với
bản
thân
hơn
là
với
bạn
bè
hoặc
những
người
mà
bạn
yêu
quý.
Khi
bạn
nghĩ
rằng
mình
là
một
người
không
thu
hút,
hãy
suy
xét
xem
liệu
bạn
có
chê
bai
bạn
của
mình
như
vậy.
Nếu
bạn
không
nói
thế
với
những
người
mà
bạn
yêu
quý,
vậy
tại
sao
lại
tự
nói
với
bản
thân
mình?[10]
- Ví dụ như nếu bạn đang phiền lòng vì cân nặng của mình, có thể bạn sẽ nhìn mình trong gương và nghĩ rằng "Mình thật béo và xấu xí, sẽ chẳng có ai nghĩ rằng mình hấp dẫn cả". Bạn sẽ không đời nào nói những lời như vậy với bạn bè hay người thân của mình. Bạn có lẽ cũng không bao giờ đánh giá cân nặng của người mà bạn yêu mến. Hãy đối xử với bản thân rộng lượng như với những người khác.
-
Hãy
chống
lại
suy
nghĩ
"Được
ăn
cả,
ngã
về
không".
Đó
là
khi
bạn
nhìn
thế
giới
một
cách
phiến
diện
chỉ
với
hai
màu
đen
trắng.
Đó
là
một
cách
nghĩ
hoàn
toàn
sai.
Bạn
nên
loại
bỏ
những
ý
kiến
cho
rằng
bạn
chẳng
thu
hút
chút
nào
cả
chỉ
bởi
vì
bạn
có
một
vài
khuyết
điểm.[6]
Hãy
nhớ
rằng
ai
cũng
có
khuyết
điểm,
kể
cả
khi
đó
không
phải
những
thứ
dễ
dàng
nhận
thấy
được.
- Ví dụ như siêu mẫu Cindy Crawford đã từng được người khác khuyên nên tẩy nốt ruồi trên mặt bởi vì nó "xấu xí". Thế nhưng thay vì làm vậy, Crawford đã biến nó thành một nét đặc trưng riêng của mình và trở thành một trong những siêu mẫu thành công nhất trên thế giới.[11]
- Khi hãng nội y Aerie ngừng photoshop ảnh quảng cáo của các người mẫu của họ và để lộ những "khuyết điểm" như nếp nhăn hay tàn nhang trên da, doanh thu của họ đã tăng một cách đáng kể.[12]
Xây dựng Sự tự tin[sửa]
-
Học
cách
yêu
thương
bản
thân.
Tự
chỉ
trích
bản
thân
sẽ
làm
giảm
sự
tự
tin
của
chính
bạn.
Tự
chỉ
trích
cũng
có
thể
gây
ra
lo
lắng
và
tuyệt
vọng.[13]
Hãy
chống
lại
sự
tự
chỉ
trích
bản
thân
bằng
cách
tự
yêu
thương
chính
mình.
Tự
yêu
thương
chính
mình
bao
gồm
ba
yếu
tố:[14]
- Tử tế với chính mình. Cũng giống như việc bạn sẽ không khắc nghiệt với bạn bè của mình, bạn cũng không nên khắc nghiệt với bản thân mình. Hãy chấp nhận rằng việc hoàn hảo hay không phụ thuộc vào chủ quan của mỗi người. Hãy nhắc nhở bản thân rằng không có bất cứ một chuẩn mực nào cho sự hoàn hảo. Hãy rộng lượng và tử tế với chính bản thân mình.
- Mọi người đều giống nhau. Bạn sẽ luôn có xu hướng suy nghĩ rằng mình là người duy nhất phải chịu đựng. Hãy nhận thức rằng mọi người đều giống bạn - không hề hoàn hảo. Tiêu chuẩn bạn đề ra thường cao hơn những gì mà bạn đạt được, điều đó có thể khiến bạn tự chối bỏ bản thân mình.
- Chánh niệm. Chánh niệm là khái niệm bắt nguồn từ Đạo Phật với suy nghĩ chấp nhận những thành quả và cảm xúc của bản thân mà không phán xét đúng sai. Khi học Chánh niệm, bạn sẽ biết cách tập trung vào những thành quả hiện tại.
-
Xác
định
những
điều
mà
bạn
không
thích
về
bản
thân.[15]
Cố
gắng
viết
ra
những
điều
mà
bạn
nghĩ
rằng
không
tốt
hoặc
kém
thu
hút.
Hãy
viết
cả
những
gì
mà
bạn
cảm
nhận.
Cố
gắng
đừng
phán
xét
những
cảm
xúc
của
bản
thân,
hãy
thật
thoải
mái
và
thành
thật
với
chính
mình.[16]
- Tiếp theo, hãy thử hình dung quan điểm của một người luôn biết chấp nhận và yêu thương vô điều kiện. Nếu bạn theo Đạo giáo hoặc Tôn giáo, quan điểm này có thể là một hình mẫu trong tín ngưỡng của bạn. Nếu không, hãy cứ tưởng tưởng tượng rằng bạn quen một người luôn chấp nhận chính con người thật của bạn. Đừng để cho những người bạn tưởng tượng này đánh giá bất cứ điều gì. Họ sẽ luôn hết sức chu đáo, tận tình và biết chấp nhận.
- Hãy đứng dưới quan điểm này và tự viết cho mình một lá thư. Tưởng tưởng xem người bạn ấy sẽ nói gì khi biết những suy nghĩ của bạn về những khiếm khuyết của bản thân. Họ sẽ làm thế nào để tỏ rõ tình yêu thương đối với bạn? Họ sẽ làm thế nào để gợi nhớ cho bạn về những đức đính tốt đẹp của bạn? Họ thật sự nghĩ gì về những điều mà bạn cho rằng là "khiếm khuyết", là "kém thu hút"?
- Đọc đi đọc lại lá thư cho đến khi bạn dần cảm thấy mặc cảm vì ngoại hình của mình. Hãy để ý xem khi nào thì những suy nghĩ tiêu cực của bạn xuất hiện. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự yêu thương bản thân và tự chấp nhận chính mình hơn là cảm thấy buồn bã bởi bản thân không đạt được tiêu chuẩn của sự hoàn hảo.
-
Hãy
tự
mình
định
nghĩa
về
"Sự
thu
hút".
Văn
hóa
phương
Tây
thường
có
những
định
nghĩa
hạn
chế
và
không
thực
tế
về
"Sự
thu
hút".
Thông
thường
thì
nó
luôn
đồng
nghĩa
với
việc
trắng
trẻo,
cao
ráo,
mảnh
mai
và
trẻ
trung.
[17]
Bạn
không
nhất
thiết
phải
chấp
nhận
định
nghĩa
về
cái
đẹp
này.
"Sự
thu
hút"
là
một
vấn
đề
mang
tính
chủ
quan,
vậy
nên
hãy
tự
mình
phá
vỡ
những
định
kiến
để
tạo
ra
cho
mình
một
hình
mẫu
nhất
định.
- Hãy nghĩ về những điều mà bạn cảm thấy đẹp ở bạn bè và những người mà bạn yêu thương. Con người thường có xu hướng làm bạn với những người họ cho rằng rất thu hút ở một khía cạnh nào đó. [18] Bạn cảm thấy họ đẹp ở điểm nào? Định nghĩa về sự thu hút mà bạn dành cho bạn bè của mình thường rộng rãi hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn mà bạn đặt ra cho chính mình.
-
Hãy
tìm
những
điểm
mà
bạn
yêu
thích
ở
bản
thân.
Cố
gắng
tạo
một
danh
sách
những
điều
mà
bạn
yêu
quý
ở
bản
thân
mình
mà
không
liên
quan
tới
ngoại
hình.
Biết
rõ
giá
trị
của
bản
thân
sẽ
giúp
bạn
cảm
thấy
vui
vẻ
và
tự
tin
hơn.[19]
- Ví dụ như bạn có thể nghĩ tới việc bạn đã quan tâm tới bạn bè của mình như thế nào? Hay óc thẩm mỹ của bạn tuyệt vời ra sao?
- Những ưu điểm này không nhất thiết phải là những điều khiến bạn hơn người hay trở nên phi thường. Ép buộc bản thân trở nên phi thường hoàn toàn không khiến bạn tự tin hơn mà có thể sẽ dẫn tới hậu quả ngược lại.[20] Bạn nấu ăn rất ngon? Bạn luôn đi làm đúng giờ? Đó cũng có thể là những ưu điểm tuyệt vời mà bạn sở hữu.
-
Viết
nhật
ký.
Nhật
ký
là
một
trong
những
cách
tuyệt
vời
nhất
để
bạn
hiểu
rõ
được
cảm
xúc
của
bản
thân.
Hãy
viết
Nhật
ký
mỗi
khi
bạn
cảm
thấy
mình
thật
kém
thu
hút.
Hãy
cố
gắng
viết
thật
chi
tiết:
Điều
gì
khiến
bạn
cảm
thấy
mình
kém
hấp
dẫn?
Bạn
đang
tập
trung
làm
gì?
Những
suy
nghĩ
đó
khiến
bạn
cảm
thấy
như
thế
nào?
Điều
gì
đã
xảy
ra
trước
và
ngay
sau
những
cảm
xúc
đó?[21]
- Hãy cố gắng xác định tại sao bạn lại tự chê bai mình như vậy. Đôi khi, bạn có thể tự chê bai ngoại hình của mình khi bạn không hài lòng với bản thân vì một điều nào đó khác. Căng thẳng và lo lắng cũng có thể ảnh hưởng tới suy nghĩ của bạn đối với chính mình.[22]
-
Học
cách
biết
ơn.
Hãy
cố
gắng
học
cách
biết
ơn
mỗi
ngày.
Những
người
biết
thể
hiện
lòng
biết
ơn
thường
sống
vui
vẻ,
lạc
quan
và
ít
cảm
thấy
bị
cô
lập.
Thậm
chí
hệ
miễn
dịch
của
họ
cũng
có
thể
hoạt
động
tốt
hơn.[23]
Nếu
bạn
tập
trung
vào
những
điều
tốt
đẹp
và
tích
cực
trong
cuộc
sống
của
mình,
bạn
sẽ
ít
nghĩ
tới
những
điều
mà
bạn
không
có.
- Biết ơn không chỉ trong suy nghĩ. Biết ơn là cả một quá trình. Não của bạn thường chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực và lãng quên những điều tích cực. Vì vậy, bạn cần phải luyện tập để chống lại điều đó.[4]
- Biến những sự việc tích cực thành những trải nghiệm tích cực. Những sự việc này không nhất thiết phải là những việc lớn lao. Đơn giản như một người lạ đã cười với bạn trên phố hay bạn nhận ra hoa trong công viên đang nở rộ. Hãy chủ động tìm kiếm những khoảnh khắc tuyệt vời xung quanh bạn và để ý khi chúng xảy ra.
- Hãy khiến những trải nghiệm tuyệt vời đó kéo dài hơn. Cố gắng tập trung vào những khoảnh khắc tuyệt vời trong ít nhất một vài giây. Bạn càng tập trung vào những khoảnh khắc tuyệt vời thì bạn càng lưu giữ chúng được lâu hơn - và bạn sẽ càng để tâm hơn. Hãy "Khắc họa trong tâm trí" hoặc tự nói một điều gì đó với bản thân như "Khoảnh khắc này thật tuyệt diệu".[24]
- Hấp thu những khoảnh khắc tích cực. Cố gắng tưởng tượng những khoảnh khắc tuyệt vời đó đang tràn ngập trong tâm trí bạn. Thư giãn cơ thể và tập trung vào những điều mà các giác quan của bạn đang cảm nhận. Hãy nghĩ tới những điều mà khoảnh khắc này mang lại.[4]
-
Mua
sắm.
Tuy
nhiên,
hãy
nhớ
rằng
đừng
lấy
việc
mua
sắm
làm
công
cụ
để
bạn
cảm
thấy
thoải
mái
hơn.
Mặc
dù
vậy,
khi
bạn
mặc
quần
áo
mà
mình
thích
hay
thay
đổi
kiểu
tóc,
bạn
sẽ
cảm
thấy
tự
tin
hơn.[25]
Tự
tin
vào
bản
thân
sẽ
giúp
bạn
biết
trân
trọng
cơ
thể
mình
và
thay
đổi
cách
mà
bạn
thể
hiện
bản
thân
với
người
khác.
Điều
này
sẽ
giúp
bạn
trông
thu
hút
hơn
rất
nhiều.[26][27]
- Đừng tiêu pha quá nhiều bằng không sau cùng bạn sẽ lại cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân. Cũng đừng nghĩ rằng bạn phải mua cả tủ đồ. Hãy chọn một vài bộ trang phục đẹp mà bạn cảm thấy tự tin khi khoác lên mình.
-
Hãy
chọn
trang
phục
phù
hợp
với
cơ
thể
của
bạn.
Bạn
có
thể
sẽ
có
suy
nghĩ
chờ
đợi
tới
lúc
mình
có
một
cơ
thể
"lý
tưởng"
rồi
mới
đầu
tư
vào
trang
phục.
Hoặc
bạn
sẽ
chọn
những
trang
phục
có
thể
che
giấu
cơ
thể
của
bạn
chỉ
vì
bạn
cảm
thấy
mình
quá
béo
hoặc
quá
gầy.
Những
điều
này
sẽ
ảnh
hưởng
xấu
tới
những
cảm
xúc
của
bạn
dành
cho
chính
mình.
Hãy
chọn
những
bộ
trang
phục
phù
hợp
với
cơ
thể
của
bạn
để
cảm
thấy
thoải
mái
hơn.[22]
- Cách mà bạn ăn mặc có ảnh hưởng trực tiếp tới cảm xúc của bạn dành cho chính mình.[28] Các diễn viên vẫn thường nói rằng mặc "trang phục" có thể giúp họ dễ dàng nhập tâm vào nhân vật. Hãy mặc giống với con người mà bạn hướng tới chứ không phải con người mà tiếng nói tiêu cực bên trong bạn vẫn nói. [29]
- Quần áo cũng có thể thay đổi cách hành xử của bạn. Nếu có một loại trang phục bạn cảm thấy rất thu hút, hãy mặc nó! Bạn có thể sẽ cảm thấy rằng bản thân cũng hấp dẫn như vậy.[30]
- Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng bạn xứng đáng. [22] Mặc trang phục mà bạn thích. Hãy để quần áo của bạn thể hiện tính cách và gu thẩm mỹ của chính bạn.[31]
- Chọn những bộ trang phục vừa vặn. Quần áo vừa vặn sẽ làm tăng mức độ thu hút của bạn trong mắt người khác cho dù bạn vẫn là chính bạn.[32]
-
Tập
thể
dục
thường
xuyên.
Tập
thể
dục
là
cách
tốt
nhất
để
giữ
dáng
vóc
cũng
như
giải
phóng
hoóc-môn
Endorphins
-
hoóc-môn
tạo
cảm
giác
vui
vẻ
và
hạnh
phúc.[33]
Tập
thể
dục
thường
xuyên
sẽ
giúp
bạn
tăng
sự
tự
tin
và
giảm
lo
lắng.Tập
thể
dục
điều
độ
và
thường
xuyên
trên
10
tuần
sẽ
giúp
bạn
cảm
thấy
khỏe
mạnh,
lạc
quan
và
bình
tĩnh
hơn.[34]
- Cố gắng đừng tập thể dục với suy nghĩ để "thay đổi" bản thân. Điều này mang tính tiêu cực nhiều hơn là tích cực, nó giống như tự nhận rằng mình không đủ tốt. Thậm chí, việc luyện tập có thể trở nên khó khăn hơn nếu bạn quá chú ý tới việc bản thân cảm thấy tồi tệ như thế nào.[35] Thay vào đó, hãy tập trung vào sự quan tâm của bạn dành cho chính mình bằng việc giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và hạnh phúc - cho dù cơ thể của bạn có trông như thế nào đi chăng nữa.
-
Thách
thức
những
quan
điểm
về
chuẩn
mực
của
cái
đẹp
trên
truyền
thông
đại
chúng.
Những
thân
hình
nóng
bỏng
hay
những
đường
nét
cân
xứng
một
cách
hoàn
hảo
-
chuẩn
mực
về
cái
đẹp
trên
các
thông
tin
đại
chúng
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
bản
thân
thật
thua
kém.
Thậm
chí
những
sản
phẩm
làm
đẹp
với
mục
đích
hạn
chế
các
"khuyết
điểm"
như
kem
tan
mỡ
hay
xóa
nếp
nhăn
cũng
có
thể
khiến
bạn
cảm
thấy
tồi
tệ
hơn.[36]
- Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng này đối với bạn là vô cùng mạnh mẽ. Quảng cáo về những thân hình hoàn hảo không có thật có thể khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ và gia tăng mức độ bất mãn đối với cơ thể của chính bạn.[37]
- Để tìm xem có bao nhiêu trong số những hình mẫu lý tưởng về cái đẹp đó là nhân tạo, hãy lên mạng và tìm hiểu về các thông tin liên quan tới "Thất bại của Photoshop". Gần như không có bất cứ một hình ảnh quảng cáo nào trên mạng hay tạp chí lại chưa qua chỉnh sửa.
Luyện tập với Bạn bè[sửa]
-
Hãy
nhờ
tới
sự
giúp
đỡ
từ
bạn
bè.
Dù
bạn
không
muốn
dựa
vào
người
khác
để
tự
khích
lệ
bản
thân,
nó
vẫn
có
thể
giúp
bạn
chia
sẻ
những
cảm
xúc,
suy
nghĩ
của
chính
mình.
[38]
Bạn
có
thể
phát
hiện
ra
rằng
bạn
bè
của
bạn
thấy
bạn
có
rất
nhiều
nét
thu
hút
mà
chính
bạn
chưa
bao
giờ
nghĩ
tới.
- Ôm! Ôm hay tiếp xúc cơ thể với những người mà bạn yêu mến sẽ giúp tiết ra Oxytocin (Hoóc-môn tình yêu). Hoóc-môn này sẽ giúp bạn cảm thấy được yêu thương và gần gũi với mọi người. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn cải thiện tâm trạng.[39] Cảm giác ấm áp của những cái ôm có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.[40]
-
Đối
mặt
với
chứng
sợ
xã
hội.
Nếu
bạn
không
tự
tin
về
vẻ
ngoài
của
mình,
bạn
sẽ
tránh
tham
dự
các
bữa
tiệc
tùng
hay
những
nơi
đông
người
bởi
bạn
lo
lắng
về
cách
mà
người
khác
nhìn
bạn.
Bạn
sợ
bị
đánh
giá.
Mặc
dù
ở
nhà
là
một
phương
pháp
dễ
dàng
hơn
nhưng
nó
không
hề
giúp
ích
cho
bạn
vượt
qua
nỗi
sợ
hãi
hay
lo
lắng.
[41]
- Xếp hạng nỗi sợ hãi của bạn theo thứ tự thấp dần. Ví dụ, một nhận xét không tốt về gương mặt của bạn được xếp vào khoảng thứ 9 hoặc 10. Bị bàn tán thì khoảng thứ 7 hoặc 8. Bạn nghĩ rằng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đi tới những nơi đông người? Hãy viết ra những phỏng đoán và những điều mà bạn lo sợ.
- Thử kiểm tra những nỗi sợ này. Cách duy nhất để bạn biết những suy nghĩ của mình là đúng hay sai đó là kiểm tra. Hãy tới dự một bữa tiệc. Thể hiện sự tự tin và tích cực mà bạn đã luyện tập. Cố gắng đừng "hành động an toàn" như tránh giao tiếp bằng mắt với người khác hay trốn vào một góc. [41]
- Quan sát kỹ những điều xảy ra. Những bằng chứng nào chứng tỏ suy nghĩ của bạn là đúng? Ví dụ như nếu bạn lo lắng rằng mọi người ở bữa tiệc nghĩ rằng bạn "quá béo" để diện một chiếc đầm cocktail, hãy thử tìm xem có bằng chứng nào chứng tỏ cho giả định của bạn là đúng. Làm thế nào bạn biết được đó là điều mà mọi người nghĩ? Những người khác ở bữa tiệc trong hoàn cảnh giống vậy đã từng trải qua điều này chưa? Cố gắng đừng suy sụp. Hãy chống lại những suy nghĩ tiêu cực bên trong bạn.[41]
-
Tránh
tiếp
xúc
với
những
người
khiến
bạn
cảm
thấy
tiêu
cực
về
bản
thân.
Đó
là
những
người
lấy
bạn
làm
trò
cười
hay
nhận
xét
về
ngoại
hình
của
bạn
mà
không
hề
nhận
ra
điều
đó
ảnh
hưởng
tới
bạn
như
thế
nào.
Họ
đưa
ra
những
nhận
xét
gây
tổn
thương
cho
bạn
bởi
vì
họ
chưa
được
dạy
về
việc
đánh
giá
người
khác.
Hãy
bình
tĩnh
cho
họ
biết
họ
đã
khiến
bạn
tổn
thương
như
thế
nào
và
yêu
cầu
họ
dừng
những
việc
đó
lại.
Hãy
tránh
tiếp
xúc
với
họ
nếu
họ
vẫn
không
thay
đổi.[7]
- Con người là loài sinh vật xã hội, và tâm trạng của chúng ta thường bị quyết định bởi những người xung quanh. Nếu xung quanh bạn là những người chăm chút cho vẻ bề ngoài, hoặc những người khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy tự ti với ngoại hình của mình. May mắn rằng điều này ngược lại cũng rất có ích nếu xung quanh bạn là những người cởi mở và chấp nhận chính con người của bạn chứ không phải ngoại hình của bạn, bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân.[42]
- Đôi khi, những nhận xét tiêu cực về ngoại hình của bạn cũng có thể tới từ những người tự ti giống như bạn. Những nhận xét này thường là những điều họ cảm thấy ở chính mình hơn là ở bạn.
- Nếu bạn là nạn nhân của bạo lực, bắt nạt hay các hành vi ngược đãi khác, bạn không cần phải chấp nhận điều đó. Hãy báo cáo những hành vi này với các cơ quan có thẩm quyền (Ban giám hiệu Trường, Ban quản lý Nhân sự, v.v.).
-
Nhận
biết
dấu
hiệu
của
chứng
rối
loạn
ăn
uống.
Đôi
khi,
bạn
có
thể
cảm
thấy
không
vui
với
ngoại
hình
của
mình
tới
mức
bạn
áp
dụng
những
biện
pháp
quyết
liệt
và
nguy
hại
để
thay
đổi
cơ
thể
mình.
Nếu
bạn
lo
lắng
tới
cân
nặng,
hình
thể
hay
kích
cỡ
cơ
thể,
bạn
sẽ
hình
thành
những
thói
quen
nguy
hại
và
có
thể
gây
ra
chứng
rối
loạn
ăn
uống.
Đây
là
chứng
bệnh
vô
cùng
nghiêm
trọng
và
bạn
sẽ
cần
phải
tìm
đến
sự
giúp
đỡ
của
những
người
có
chuyên
môn.[43]
-
Chứng
Anorexia
nervosa
(Biếng
ăn
tâm
lý)
xảy
ra
khi
bạn
quá
khắt
khe
với
chế
độ
ăn
uống
của
mình.
Nếu
bạn
ăn,
bạn
sẽ
cảm
thấy
vô
cùng
tội
lỗi
vì
điều
đó.
Thậm
chí
bạn
còn
tập
thể
dục
quá
mức
hoặc
dùng
thuốc
xổ.[44]
Một
vài
dấu
hiệu
của
bệnh
Biếng
ăn:
- Hạn chế tiếp nhận ca-lo ở mức tối đa
- Ám ảnh về loại thức ăn cũng như số lượng đồ ăn bạn hấp thụ
- Duy trì chế độ ăn uống khắt khe
- Luôn cảm thấy "béo" ngay cả khi bạn thậm chí còn không bị thừa cân
-
Chứng
Bulimia
nervosa
(Háu
ăn
tâm
lý)
xảy
ra
khi
một
người
ngốn
một
lượng
thức
ăn
lớn
trong
một
thời
gian
ngắn
sau
đó
tự
trừng
phạt
mình
bằng
việc
tự
làm
nôn
ra,
sử
dụng
thuốc
nhuận
tràng
hoặc
vận
động
cơ
thể
quá
mức.[45]
Cũng
giống
như
các
chứng
rối
loạn
ăn
uống
khác,
chứng
Háu
ăn
tâm
lý
cũng
có
liên
quan
tới
việc
ám
ảnh
bởi
hình
dáng
cơ
thể,
cân
nặng
hoặc
kích
cỡ.
Những
dấu
hiệu
của
chứng
bệnh
này
bao
gồm:
- Cảm thấy tội lỗi khi ăn
- Không thể kiểm soát được mình ăn gì và ăn bao nhiêu
- Thèm ăn một lượng thức ăn lớn
-
Chứng
Binge-eating
disorder
(Háu
ăn
vô
độ)
là
một
chứng
bệnh
tương
đối
mới
nhưng
cũng
được
xem
như
một
chứng
rối
loạn
ăn
uống.
Sự
khác
nhau
giữa
chứng
bệnh
này
với
các
chứng
bệnh
rối
loạn
ăn
uống
khác
đó
là
người
bệnh
sẽ
ăn
một
cách
vô
độ
nhưng
không
có
các
hành
vi
"tự
trừng
phạt"
như
kích
thích
nôn
hay
hoạt
động
cơ
thể
quá
mức.
Những
biểu
hiện
của
chứng
bệnh
này
bao
gồm:[46]
- Cảm thấy như bạn không kiểm soát được mình ăn gì và ăn bao nhiêu
- Cảm thấy tội lỗi và chán ghét sau khi ăn
- Ăn ngay cả khi bạn không đói hoặc thậm chí khi bạn đang no
-
Chứng
Anorexia
nervosa
(Biếng
ăn
tâm
lý)
xảy
ra
khi
bạn
quá
khắt
khe
với
chế
độ
ăn
uống
của
mình.
Nếu
bạn
ăn,
bạn
sẽ
cảm
thấy
vô
cùng
tội
lỗi
vì
điều
đó.
Thậm
chí
bạn
còn
tập
thể
dục
quá
mức
hoặc
dùng
thuốc
xổ.[44]
Một
vài
dấu
hiệu
của
bệnh
Biếng
ăn:
-
Yêu
cầu
giúp
đỡ.
Đừng
đối
mặt
với
vấn
đề
một
mình.
Cảm
giác
mất
cân
bằng
nhẹ
có
thể
được
xóa
bỏ
bằng
một
vài
thay
đổi
nhỏ
trong
suy
nghĩ
cũng
như
thói
quen
của
bản
thân.
Tuy
nhiên,
các
chứng
bệnh
rối
loạn
cơ
thể
nghiêm
trọng
là
bệnh
cần
phải
có
sự
giúp
đỡ
của
những
người
có
chuyên
môn.
Nếu
cảm
giác
xấu
xí,
tự
ti
mạnh
mẽ
tới
mức
ngăn
cản
bạn
làm
những
điều
bạn
thích,
hoặc
bạn
cảm
thấy
như
mình
có
thể
khiến
bản
thân
bị
tổn
thương,
hãy
tìm
đến
sự
giúp
đỡ
của
các
chuyên
gia
tâm
thần.
- Có rất nhiều chuyên gia tâm thần phụ trách về các vấn đề khác nhau. Trong số đó, Bác sĩ Tâm thần hoặc Chuyên viên Tâm thần học thường là những người duy nhất có thể kê đơn thuốc hoặc trị liệu tâm lý. Bác sĩ Tâm thần, Nhân viên Công tác Xã hội có ngạch, Bác sĩ Trị liệu Hôn nhân và Gia đình hay Nhân viên Tư vấn Chuyên nghiệp cũng có thể tiến hành trị liệu tâm lý.
- Một vài người cho rằng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác là biểu hiện của sự yếu đuối. Có thể bạn nghĩ rằng lẽ ra bạn "nên" tự điều khiển cảm xúc của mình. Hãy nhớ tới những tác hại mà mệnh đề "nên" có thể gây ra. Tìm kiếm sự giúp đỡ là một hành động dũng cảm thể hiện sự quan tâm của bạn đối với chính bản thân mình![47]
Lời khuyên[sửa]
- Hãy viết những câu khẩu hiệu tích cực về bản thân và dán chúng trên gương của bạn.
- Tìm một người bạn thân hoặc một thành viên trong gia đình mà bạn có thể trút bầu tâm sự mỗi khi cảm thấy khó khăn. Một cái ôm và những lời an ủi từ người mà bạn yêu thương sẽ có ý nghĩa rất lớn.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bạn từng có suy nghĩ hay cảm giác muốn tự làm tổn thương bản thân, hãy tìm đến sự giúp đỡ ngay lập tức. Liên lạc với Bác sĩ, Chuyên gia Tâm thần hoặc các dịch vụ khẩn cấp.[48]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.shambhala.com/when-things-fall-apart-1.html
- ↑ http://www.motherteresa.org/layout.html
- ↑ http://www.hawking.org.uk/
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://greatergood.berkeley.edu/article/item/taking_in_the_good
- ↑ http://psychcentral.com/lib/therapists-spill-12-ways-to-accept-yourself/00013976
- ↑ 6,0 6,1 http://www.apsu.edu/sites/apsu.edu/files/counseling/COGNITIVE_0.pdf
- ↑ 7,0 7,1 https://www.nationaleatingdisorders.org/10-steps-positive-body-image
- ↑ http://daphne.palomar.edu/jtagg/should.htm
- ↑ http://www.beautyredefined.net/photoshopping-altering-images-and-our-minds/
- ↑ http://www.apsu.edu/sites/apsu.edu/files/counseling/COGNITIVE_0.pdf
- ↑ http://www.vogue.co.uk/news/2014/05/13/cindy-crawford-removing-beauty-mark-mole
- ↑ http://www.adweek.com/news/advertising-branding/when-lingerie-brand-stopped-photoshopping-models-sales-went-through-roof-161224
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2012/06/27/5-strategies-for-self-compassion/
- ↑ http://self-compassion.org/the-three-elements-of-self-compassion-2/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/adult-health/in-depth/self-esteem/art-20045374
- ↑ http://self-compassion.org/exercise-3-exploring-self-compassion-writing/
- ↑ http://www.hofstra.edu/pdf/orsp_shahani-denning_spring03.pdf
- ↑ http://allpsych.com/psychology101/attribution_attraction/
- ↑ https://www.nationaleatingdisorders.org/10-steps-positive-body-image
- ↑ http://self-compassion.org/what-self-compassion-is-not-2/
- ↑ http://self-compassion.org/exercise-6-self-compassion-journal/
- ↑ 22,0 22,1 22,2 http://www.webmd.com/beauty/style/build-a-better-body-image-no-dieting-required
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/expandinggratitude
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/10_steps_to_savoring_the_good_things_in_life
- ↑ http://business.time.com/2013/04/16/is-retail-therapy-for-real-5-ways-shopping-is-actually-good-for-you/
- ↑ http://www.scienceofpeople.com/the-psychology-of-attraction/
- ↑ http://www.thedatereport.com/dating/science/2168-science-explains-why-confidence-scores-you-dates/
- ↑ http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/what-your-clothes-say-about-you/
- ↑ http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/what-your-clothes-say-about-you/2/
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0022103112000200
- ↑ http://www.apa.org/gradpsych/2012/11/odd-jobs.aspx
- ↑ http://99u.com/articles/14510/the-smart-creatives-guide-to-dressing-for-work
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/stress-management/in-depth/exercise-and-stress/art-20044469
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20479481
- ↑ http://www.cam.ac.uk/research/news/feeling-powerless-increases-the-weight-of-the-world-literally#sthash.eHCn2arf.dpuf
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201012/time-body-image-makeover-10-step-guide
- ↑ http://guilfordjournals.com/doi/abs/10.1521/jscp.23.1.23.26991
- ↑ http://www.counseling.ufl.edu/cwc/uploads/docs/Self-Esteem_UT_Austin.pdf
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0018506X12000098
- ↑ http://journal.frontiersin.org/researchtopic/1627
- ↑ 41,0 41,1 41,2 https://www.psychologytoday.com/blog/anxiety-files/201410/how-overcome-your-social-anxiety
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/sapient-nature/201303/dealing-negative-people
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eating-disorders/basics/definition/con-20033575
- ↑ http://www.nedc.com.au/anorexia-nervosa
- ↑ http://www.nedc.com.au/bulimia-nervosa
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eating-disorders/basics/symptoms/con-20033575
- ↑ http://psychcentral.com/lib/who-needs-counseling-10-therapy-myths-dispelled/00018901
- ↑ http://www.nami.org/Learn-More/Know-the-Warning-Signs