Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chẩn đoán rách cơ bắp chân
Từ VLOS
Căng và chấn thương cơ bắp chân xảy ra khá phổ biến, đặc biệt với các vận động viên.[1] Một trong những chấn thương thể thao ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng vận động là rách cơ bắp chân. Vấn đề chính là rất khó phân biệt tình trạng này với căng hoặc giãn cơ bắp chân, vì cơ tại đây có thể sẽ rách nếu bạn tiếp tục vận động. Rách cơ bắp chân cần nhiều thời gian lành và cũng dễ tái chấn thương. Có những chấn thương khác cũng gây đau bắp chân nhưng nếu cơn đau dữ dội hoặc nghe thấy tiếng "bốp" hay "tách" phát ra từ chân, bạn nên đi khám bệnh ngay.
Mục lục
Các bước[sửa]
Nhận biết rách cơ bắp chân[sửa]
-
Hiểu
cơ
nào
có
thể
bị
tổn
thương
trong
bắp
chân.
Thật
ra
“cơ
bắp
chân”
có
cấu
tạo
từ
ba
cơ
dính
vào
gân
Achilles
nằm
ở
mặt
sau
phía
dưới
chân,
ba
cơ
này
là
cơ
sinh
đôi
cẳng
chân,
cơ
dép
và
cơ
gan
bàn
chân,
trong
đó
cơ
sinh
đôi
cẳng
chân
là
lớn
nhất.
Đa
số
các
chấn
thương
xảy
ra
ở
bắp
chân
là
chấn
thương
cơ
sinh
đôi
cẳng
chân.[1]
- Cơ này đi qua khớp gối và mắt cá chân, có cấu tạo gồm nhiều sợi cơ co giật nhanh. Chính tính chất này khiến nó dễ bị căng và rách vì phải thường xuyên chịu kéo giãn và co lại với tốc độ nhanh.[1]
- Cơ dép đi qua khớp mắt cá chân và có cấu tạo gồm nhiều sợi cơ co giật chậm, vì vậy nó ít bị chấn thương hơn cơ sinh đôi cẳng chân. Tuy nhiên cách điều trị đối với chấn thương cơ dép không giống với cơ sinh đôi cẳng chân.[1]
- Cơ gan bàn chân không liên quan nhiều đến bắp chân và được xem là lượng cơ còn sót lại. Nếu cơ này bị chấn thương, cách điều trị tương tự với cơ sinh đôi cẳng chân.[1]
- Gân Achilles nối liền ba cơ này với xương gót chân, nó cũng có thể bị chấn thương và gây đau bắp chân. Các chấn thương phổ biến của gân Achilles là viêm gân hoặc rách gân.[2]
-
Biết
nguyên
nhân
làm
rách
cơ.
Rách
cơ
bắp
chân
chủ
yếu
xảy
ra
trong
các
hoạt
động
gắng
sức,[3]
khi
bạn
đang
tập
thể
dục
và
bất
ngờ
đổi
hướng
hay
tăng
nhanh
tốc
độ
tập.[4]
Chấn
thương
thường
xảy
ra
sau
khi
bạn
đột
ngột
chuyển
động
mạnh
tạo
nhiều
sức
ép
lên
bắp
chân,
chẳng
hạn
trong
các
môn
thể
thao
đòi
hỏi
tăng
tốc
độ
đột
suất
(ví
dụ
đua
vượt
rào,
nhảy
cao,
bóng
rổ,
bóng
đá).[5]
- Co đột ngột. Đột ngột tăng tốc độ từ vị trí đứng yên là nguyên nhân phổ biến làm rách bắp chân. Vận động viên chạy cự ly ngắn rất dễ mắc chấn thương này.[6] Thay đổi hướng vận động đột ngột như khi chơi bóng rổ hay quần vợt cũng có thể là nguyên nhân.[7]
- Thoái hóa kéo dài. Làm việc quá sức hoặc vận động quá nhiều là yếu tố thường dẫn đến rách cơ, dễ xảy ra với vận động viên chạy bộ và cầu thủ bóng đá. Cầu thủ vừa phải co cơ đột ngột vừa chạy trong thời gian dài, hai yếu tố này kết hợp lại khiến họ rất dễ rách cơ bắp chân.
- “Chiến binh cuối tuần” là cách gọi những người vận động gắng sức nhưng không thường xuyên, họ cũng là đối tượng dễ rách cơ bắp chân. Đàn ông dễ gặp chấn thương này hơn phụ nữ.[8]
-
Nhận
diện
triệu
chứng
của
rách
cơ.
Các
triệu
chứng
rách
cơ
bắp
chân
thường
xảy
ra
tức
thời
và
rõ
ràng
hơn
triệu
chứng
căng
cơ.
Tương
tự
như
đứt
gân
Achilles,[4]
các
triệu
chứng
bao
gồm:[9][3]
- cảm thấy như vừa bị đánh hay đá vào phía sau chân
- nghe rõ tiếng “bốp” hay “tách” trong chân
- đau dữ dội và đột ngột trong bắp chân (thường bị nhói)
- đau khi sờ và sưng ở chân dưới
- bầm tím và/hoặc đổi màu
- giảm khả năng vận động ở mắt cá chân
- gặp khó khăn khi đi lại hoặc đứng trên các ngón chân
- đi khập khiễng
-
Để
chân
nghỉ
ngơi.
Ngồi
xuống,
kê
cao
chân
và
nghỉ
ngơi.
Nếu
chân
rất
đau
và
bắt
đầu
sưng
thì
hầu
như
chắc
chắn
bạn
đã
bị
chấn
thương
bắp
chân
và
cần
phải
được
điều
trị.
Khu
vực
bắp
chân
có
thể
sẽ
bầm
tím,
đặc
biệt
nếu
là
rách
cơ
vì
khi
đó
bắp
chân
bị
chảy
máu
trong.
- Nếu nghe thấy tiếng “bốp” hoặc sưng ở bắp chân thì bạn phải đi cấp cứu ngay lập tức.[10]
- Sưng hoặc chảy máu có thể gây ra tình trạng gọi là hội chứng chèn ép khoang, do áp lực tăng nên sẽ không có đủ ôxi và chất dinh dưỡng dẫn đến cơ và dây thần kinh trong khu vực bị chấn thương.[11] Tình trạng này xảy ra sau khi có xương gãy hay cơ bị bầm nghiêm trọng, vì vậy nếu bạn nghĩ mình bị chấn thương nặng thì nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để hội chứng chèn ép khoang phát triển, bạn có thể phải phẫu thuật.
-
Liên
hệ
với
bác
sĩ.
Điều
quan
trọng
là
phải
phân
biệt
được
cơ
nào
trong
bắp
chân
bị
tổn
thương,
mà
bạn
không
thể
tự
mình
làm
việc
đó.
Bác
sĩ
sẽ
tiến
hành
các
xét
nghiệm
như
thăm
khám
và
chụp
MRI
để
xác
định
mức
độ
chấn
thương.
Vì
vậy
nếu
cho
rằng
cơ
bắp
chân
bị
rách
thì
bạn
phải
đi
khám
bệnh
ngay.[1]
- Nếu bạn tự chẩn đoán và cố gắng điều trị rách cơ bắp chân ở nhà thì có khả năng phát sinh thêm chấn thương khác hoặc chấn thương trở nên nặng hơn.
-
Hỏi
bác
sĩ
về
các
xét
nghiệm
kiểm
tra
chấn
thương.
Họ
thường
yêu
cầu
siêu
âm
hoặc
chụp
cộng
hưởng
từ
(MRI)
ở
khu
vực
bị
chấn
thương.[5]
- Kỹ thuật chụp MRI sử dụng sóng từ trường và máy vi tính tạo hình ảnh 2-D và 3-D của vị trí cần chụp, dùng để chẩn đoán các chấn thương bên trong mà những kỹ thuật đơn giản hơn như X-quang không thể làm được.[12]
- Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA), là một dạng chuyên biệt của kiểu chụp MRI nhưng thể hiện được hình ảnh mạch máu và thường sử dụng thuốc nhuộm tương phản để thấy rõ mạch máu hơn. MRA giúp phát hiện các mạch máu bị tổn thương hoặc bị kẹt vốn có thể dẫn đến tình trạng khác như hội chứng chèn ép khoang.[13]
-
Làm
theo
hướng
dẫn
của
bác
sĩ.
Điều
trị
rách
cơ
bắp
chân
thường
không
cần
phải
phẫu
thuật,
nhưng
bạn
phải
tuyệt
đối
tuân
theo
hướng
dẫn
của
bác
sĩ
trong
thời
gian
dưỡng
thương.
Nếu
không
bạn
có
thể
bị
tái
chấn
thương
nặng
hơn
hoặc
bị
tổn
thương
lâu
dài.
Bạn
phải
kiên
trì
vì
thời
gian
phục
hồi
cần
tới
8
tuần
và
phải
nhiều
tháng
sau
đó
bắp
chân
mới
hoàn
toàn
trở
về
trạng
thái
bình
thường.[7]
- Thông thường cách điều trị tức thời là phải nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và cố định (bằng nẹp v.v...).
- Điều trị phục hồi bao gồm tập vật lý trị liệu, mát xa và sử dụng nạng.
Tìm hiểu các nguyên nhân khác gây đau bắp chân[sửa]
-
Nhận
diện
triệu
chứng
chuột
rút.
Chuột
rút
làm
bắp
chân
rất
đau
vì
khi
đó
cơ
đột
ngột
co
lại,[14]
mặc
dù
vậy
cơn
đau
này
sẽ
tự
động
trôi
qua
nhanh
chóng
hoặc
chỉ
cần
một
biện
pháp
đối
phó
đơn
giản.
Đặc
điểm
của
chuột
rút
bắp
chân
bao
gồm:[15]
- Cơ bắp chân cứng và thắt chặt
- Đột ngột đau nhói trong cơ
- Có “cục u” hoặc phồng lên ở bắp chân
-
Điều
trị
chuột
rút.
Chuột
rút
hoặc
co
rút
cơ
thường
tự
động
hết
khá
nhanh,
nhưng
bạn
có
thể
đẩy
nhanh
quá
trình
này
bằng
cách
kéo
giãn
cơ
và
chườm
nóng
(hay
lạnh).[16]
- Kéo giãn cơ bắp chân bị chuột rút. Để làm việc này bạn dùng khối lượng của chính mình đè lên chân đó và hơi cong đầu gối. Một phương pháp khác là bạn ngồi xuống với chân đau duỗi thẳng trước mặt, sử dụng khăn tắm nhẹ nhàng kéo phần đầu của bàn chân về phía mình.[17]
- Chườm nóng. Sử dụng đai quấn nóng, chai nước nóng hoặc khăn tắm tẩm nước ấm để thả lỏng cơ bắp chân. Tắm bồn hay vòi sen bằng nước ấm cũng có tác dụng tốt.[16]
- Chườm lạnh. Xoa bóp bắp chân bằng túi đá có thể trị khỏi chuột rút. Mỗi lần chườm lạnh không được lâu hơn 15-20 phút và luôn luôn bọc túi đá trong khăn tắm để tránh phỏng lạnh.
-
Nhận
biết
triệu
chứng
của
viêm
gân.
Gân
là
các
“dải
mô”
nối
liền
cơ
với
xương[18]
và
bất
kì
vị
trí
nào
có
gân
đều
có
thể
xảy
ra
viêm
gân.
Tuy
nhiên
viêm
gân
thường
xuất
hiện
ở
khuỷu
tay,
đầu
gối
và
gót
chân.
Bệnh
này
gây
đau
ở
phần
dưới
bắp
chân
hoặc
gót
chân.
Triệu
chứng
của
viêm
gân
bao
gồm:[19][20]
- Đau nhức âm ỉ trở nên nặng hơn khi bạn vận động khớp
- Có cảm giác lạo xạo khi cử động khớp xương
- Đau khi sờ hoặc ửng đỏ
- Sưng hoặc có cục u
- Điều trị viêm gân. Cách điều trị viêm gân khá đơn giản: nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau không kê toa, chườm lạnh, quấn băng ép và kê cao khớp xương bị chấn thương.[21]
-
Nhận
diện
triệu
chứng
của
căng
cơ
dép.
Căng
cơ
dép
ít
nghiêm
trọng
hơn
căng
hay
rách
cơ
sinh
đôi
cẳng
chân.
Chấn
thương
này
xảy
ra
phổ
biến
ở
các
vận
động
viên
chơi
những
môn
thể
thao
đòi
hỏi
phải
chạy
bộ
hằng
ngày
hay
chạy
bộ
đường
dài.
Thông
thường
triệu
chứng
của
căng
cơ
dép
bao
gồm:[1]
- Căng cứng ở cơ bắp chân
- Đau ngày càng trầm trọng hơn sau vài ngày hoặc vài tuần
- Đau nặng hơn sau khi đi hoặc chạy bộ
- Hơi sưng
-
Nhận
biết
triệu
chứng
của
đứt
gân
Achilles.
Vì
gân
này
nối
cơ
bắp
chân
với
xương
gót
nên
nó
sẽ
gây
đau
bắp
chân
khi
bị
chấn
thương.
Chấn
thương
gân
Achilles
xảy
ra
khi
bạn
tập
thể
dục
mạnh,
ngã,
bước
hụt
xuống
hố
hoặc
nhảy
không
đúng
tư
thế.[22]
Bạn
nên
tìm
biện
pháp
điều
trị
ngay
lập
tức
nếu
cho
rằng
gân
Achilles
đã
bị
đứt
vì
đây
là
chấn
thương
nặng.
Triệu
chứng
của
đứt
gân
bao
gồm:[2]
- nghe rõ tiếng “bốp” hoặc “tách” trong gót chân (thường là vậy nhưng không phải luôn luôn)
- đau nhiều ở gót chân và có thể lan lên bắp chân
- sưng
- không thể cong bàn chân xuống
- không thể sử dụng chân bị chấn thương để “đẩy” khi bước đi
- không thể đứng trên ngón chân khi có chân bị thương
-
Nhận
biết
yếu
tố
rủi
ro
khiến
đứt
hay
rách
gân
Achilles.
Nếu
biết
những
người
nào
có
rủi
ro
cao
bị
đứt
gân
Achilles
thì
bạn
có
thể
xác
định
được
liệu
đây
có
phải
là
nguyên
nhân
gây
đau
chân.
Những
đối
tượng
dễ
bị
rách
hay
đứt
gân
Achilles
bao
gồm:[23]
- Người trong độ tuổi 30-40
- Đàn ông (có nguy cơ đứt gân cao hơn phụ nữ đến 5 lần)
- Người chơi các môn thể thao đòi hỏi phải chạy, nhảy và tăng tốc đột ngột
- Người tiêm steroid
- Người sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolone, bao gồm ciprofloxacin (Cipro) hoặc levofloxacin (Levaquin)
Đề phòng chấn thương cơ bắp chân[sửa]
-
Kéo
giãn.
Theo
trường
Đại
học
Y
tế
Thể
thao
Hoa
Kỳ
bạn
nên
kéo
giãn
cơ
tối
thiểu
hai
lần
mỗi
tuần,[24]
nhưng
không
nhất
thiết
phải
kéo
giãn
cơ
trước
khi
tập
thể
dục.
Tuy
nhiên
nhiều
chuyên
gia
khuyến
cáo
bạn
nên
kéo
giãn
cơ
sau
khi
tập
thể
dục.[24]
Áp
dụng
các
phương
pháp
tập
làm
tăng
sự
dẻo
dai
của
cơ
thể
như
yoga
sẽ
giúp
bạn
tránh
được
chấn
thương
cơ.[25]
- Tập dùng khăn kéo giãn cơ bắp chân. Ngồi thẳng lưng với chân duỗi thẳng trước mặt. Vòng chiếc khăn tắm quanh bàn chân và giữ hai đầu, nhẹ nhàng kéo các ngón chân về phía mình cho đến khi cảm thấy lực căng trong bắp chân. Giữ yên trong 5 giây rồi thả lỏng. Lập lại 10 lần. Lập lại tương tự với chân bên kia.[26]
- Sử dụng dây đàn hồi để tăng cường sức khỏe bắp chân. Ngồi thẳng lưng với một chân duỗi thẳng trước mặt, và chỉa các ngón chân về phía đầu của bạn. Quấn dây đàn hồi quanh bàn chân và giữ hai đầu. Trong khi dùng tay duy trì sức căng của dây, bạn đẩy đầu bàn chân về phía sàn nhà. Lúc này bạn sẽ cảm thấy cơ bắp chân bị kéo căng. Quay về vị trí bắt đầu. Lập lại 10-20 lần cho mỗi chân.[26]
-
Làm
ấm
trước
khi
tập
thể
dục.
Áp
dụng
các
động
tác
kéo
giãn
động
để
làm
nóng
trước
khi
tập
luyện
thể
thao.
Không
giống
như
kéo
giãn
tĩnh
là
thường
giữ
yên
một
tư
thế
trong
một
hay
hai
phút,
kéo
giãn
động
tương
tự
như
các
chuyển
động
trong
khi
tập
luyện
nhưng
tiêu
hao
ít
sức
lực
hơn.[24]
- Tập đi bộ nhanh ngoài trời hay trên máy tập.
- Bước tấn trước, đung đưa chân và các động tác tăng cường tuần hoàn máu rất phù hợp để làm nóng.
- Bạn cũng có thể thực hiện một số bài tập trên bóng tập, chẳng hạn kéo giãn nhẹ.
- Nghỉ ngơi. Vận động quá nhiều hoặc lặp đi lặp lại một động tác kéo căng sẽ tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến chấn thương cơ bắp chân.[8] Bạn nên cân nhắc tạm nghỉ môn thể thao thường chơi hay hoạt động thường tham gia để thử một môn mới.
Cảnh báo[sửa]
- Không tự mình điều trị rách cơ bắp chân! Tìm biện pháp điều trị ngay lập tức.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2697334/
- ↑ 2,0 2,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/achilles-tendon-rupture/basics/symptoms/con-20020370
- ↑ 3,0 3,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3845475/
- ↑ 4,0 4,1 http://physioworks.com.au/injuries-conditions-1/calf-muscle-tears
- ↑ 5,0 5,1 http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/calf-muscle-strain
- ↑ http://www.running-physio.com/acutecalf/
- ↑ 7,0 7,1 http://www.footeducation.com/foot-and-ankle-conditions/calf-muscle-tear-gastrocnemius-tear/
- ↑ 8,0 8,1 http://emedicine.medscape.com/article/91687-overview
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/91687-clinical
- ↑ http://www.drugs.com/health-guide/leg-strain.html
- ↑ http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00204
- ↑ http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/treatments-and-procedures/magnetic-resonance-imaging
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007269.htm
- ↑ https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/002066.htm
- ↑ http://www.medicinenet.com/script/main/art.asp?articlekey=47633
- ↑ 16,0 16,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/muscle-cramp/basics/lifestyle-home-remedies/con-20014594
- ↑ http://www.webmd.com/pain-management/muscle-spasms-cramps-charley-horse
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tendinitis/basics/definition/con-20020309
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tendinitis/basics/symptoms/con-20020309
- ↑ http://www.medicalnewstoday.com/articles/175596.php
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tendinitis/basics/lifestyle-home-remedies/con-20020309
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/achilles-tendon-rupture/basics/causes/con-20020370
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/achilles-tendon-rupture/basics/risk-factors/con-20020370
- ↑ 24,0 24,1 24,2 https://www.acsm.org/public-information/articles/2012/01/10/basic-injury-prevention-concepts
- ↑ https://www.acsm.org/public-information/articles/2012/02/02/improving-your-flexibility-and-balance
- ↑ 26,0 26,1 http://www.physioadvisor.com.au/8042350/calf-strain-calf-tear-torn-calf-muscle-physi.htm