Chẩn đoán sỏi mật

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sỏi mật hình thành trong túi mật và ống dẫn mật, hai bộ phận được cơ thể sử dụng để phân bổ enzym tiêu hóa. Khi có hiện tượng bất thường, bên trong và xung quanh túi mật sẽ xuất hiện sỏi mật. Các hạt sỏi này có đường kính từ vài mm đến vài cm và thường không gây nên triệu chứng gì.[1] Sỏi mật do nhiều yếu tố gây nên, chẳng hạn như do quá trình trao đổi chất, di truyền, hệ miễn dịch và môi trường.[2] Việc chẩn đoán sỏi mật được dựa trên các dấu hiệu tiềm ẩn và bệnh tật gây nên sỏi mật. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tiến hành điều trị phù hợp.

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng sỏi mật[sửa]

  1. Lưu ý rằng sỏi mật thường không có triệu chứng. Chúng có thể tồn tại nhiều năm mà không có ảnh hưởng gì đến cơ thể. Hầu hết bệnh nhân không nhận thấy triệu chứng khi bị sỏi mật; trên thực tế chỉ có 5 đến 10% trong số đó biểu hiện triệu chứng sỏi mật. Điều này khiến bạn khó nhận biết liệu mình có bị sỏi mật hay không, do đó việc đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác là điều hết sức quan trọng.[2]
    • Số người bị sỏi mật phát hiện triệu chứng chỉ chiếm chưa tới 50%.
  2. Nhận biết hiện tượng đau bụng do sỏi mật. Những người bị sỏi mật có thể đau phần bụng trên bên phải kéo dài hoặc thượng vị. Ngoài ra có thể xuất hiện cơn đau cồn cào, buồn nôn và nôn mửa. Đau bụng mật thường kéo dài hơn 15 phút và đôi khi có thể chuyển sang đau lưng.[2][3]
    • Bệnh nhân sẽ thường xuyên trải qua nhiều cơn đau bụng mật sau cơn đau đầu tiên. Ngoài ra, đau bụng mật thường xảy ra và biến mất. Bạn sẽ chỉ cảm thấy đau vài lần trong năm.
    • Triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với đau bụng do tiêu hóa hoặc thông thường.
    • Nếu nghi ngờ bị đau bụng do sỏi mật, bạn nên đi khám bác sĩ.
  3. Lưu ý cảm giác sau khi ăn bữa lớn hoặc nhiều chất béo. Quan sát hiện tượng đau bụng và/hoặc đau bụng mật sau khi ăn no hoặc ăn nhiều chất béo, ví dụ như bữa sáng nhiều thịt xông khói và xúc xích hoặc bữa ăn lớn trong ngày lễ Tết. Đây là những thời điểm bạn dễ bị đau và/hoặc đau bụng mật.
    • Ở một số bệnh nhân, triệu chứng đau bụng mật nhẹ không kèm theo dấu hiệu viêm nhiễm có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc.
  4. Lưu ý triệu chứng đau bụng dữ dội lan sang phần lưng hoặc vai. Đây là triệu chứng chính của viêm túi mật thường do sỏi mật gây nên. Cơn đau thường trở nên dữ dội hơn khi kéo một hơi thở dài.[2]
    • Bạn có thể bị đau giữa hai bả vai và đặc biệt là ở vai phải.[3]
  5. Nhận biết triệu chứng sốt. Viêm túi mật có mức độ nghiêm trọng hơn đau bụng mật, và dấu hiệu sốt là cách chính xác nhất để phân biệt hai triệu chứng dựa trên mức độ nghiêm trọng. Bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc ý tế ngay lập tức nếu nghi ngờ bị viêm túi mật.
    • Tình trạng viêm xảy ra ở khoảng 20% số bệnh nhân, và tỷ lệ này cao hơn ở người bị tiểu đường.
    • Viêm nhiễm có thể dẫn đến hoại tử và thủng túi mật.[1]
    • Bệnh vàng da cũng thường đi kèm với triệu chứng sốt. Chúng gây nên hiện tượng vàng màng cứng và da.

Tìm hiểu yếu tố nguy cơ[sửa]

  1. Lưu ý ảnh hưởng do tuổi tác. Càng lớn tuổi thì rủi ro mắc bệnh sỏi mật càng gia tăng. Trên thực tế, độ tuổi dễ mắc sỏi mật là từ sáu mươi đến bảy mươi.[2]
  2. Tìm hiểu yếu tố giới tính. Phụ nữ thường hay mắc sỏi mật hơn nam giới với tỷ lệ mắc bệnh là 2-3:1. Trong số những phụ nữ đạt độ tuổi 60 thì khoảng 25% trong số họ sẽ bị sỏi mật. Sự mất cân bằng này là do ảnh hưởng nội tiết tố estrogen của nữ giới. Estrogen kích thích gan bài tiết cholesterol, và nhiều loại sỏi mật hình thành từ cholesterol.[2][1]
    • Phụ nữ dùng thuốc thay thế nội tiết tố gặp phải nguy cơ sỏi mật gia tăng do estrogen. Liệu pháp nội tiết tố có thể khiến rủi ro mắc bệnh sỏi mật tăng lên gấp hai hoặc ba lần. Tương tự như vậy, thuốc ngừa thai cũng dẫn đến hình thành sỏi mật do tác dụng lên nội tiết tố của phụ nữ.[1]
  3. Nhận biết yếu tố mang thai gây nên rủi ro. Khi mang thai bạn dễ bị mắc sỏi mật. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ gặp phải triệu chứng như đã nêu ở trên so với phụ nữ bình thường.[1]
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ đau bụng mật hoặc viêm túi mật.
    • Sỏi mật có thể biến mất sau khi sinh mà không cần phẫu thuật hoặc dùng thuốc.
  4. Nhận biết yếu tố di truyền. Nhóm người Bắc Âu và Tây Ban Nha là hai nhóm dân tộc có nguy cơ cao mắt bệnh sỏi mật. Một vài chủng tộc người Mỹ Bản địa, đặc biệt là các bộ lạc ở Peru và Chile rất dễ bị sỏi mật.[2][4]
    • Tiền sử gia đình cũng có thể là vấn đề. Bạn sẽ có nguy cơ cao nếu thành viên trong gia đình bị sỏi mật. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa xác minh yếu tố rủi ro này.[1]
  5. Xem xét tiền sử bệnh tật. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị viêm đường ruột, xơ gan hoặc rối loạn máu vì đây là những bệnh có thể gây nên sỏi mật. Quá trình cấy ghép nội tạng và nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài cũng có thể hình thành sỏi mật.[1]
    • Những người bị tiểu đường cũng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật và túi mật không đi kèm sỏi. Nguyên nhân có thể là do cân nặng và béo phì.[5]
  6. Nhận thức rằng lối sống cũng là yếu tố rủi ro. Thừa cân và ăn kiêng cấp tốc thường xuyên được cho là làm gia tăng nguy cơ sỏi mật từ 12 đến 30 %. Ở những người béo phì, gan sản sinh nhiều cholesterol, và khoảng 20% sỏi mật hình thành từ cholesterol. Nói chung, tình trạng tăng và sút cân thường xuyên có thể gây sỏi mật. Những người sút hơn 24% khối lượng cơ thể và sút hơn 1,5 kg mỗi tuần thuộc nhóm nguy cơ cao.[1][4]
    • Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều chất béo cũng như cholesterol có thể là nguyên nhân hình thành sỏi mật cholesterol (loại sỏi mật phổ biến có màu vàng).[2][6]
    • Nếu ít vận động hay thường xuyên ở nhà, bạn đang có nguy cơ cao mắc sỏi thận.
  7. Lưu ý rằng một số loại thuốc có thể tác động đến sự hình thành sỏi mật. Việc sử dụng thuốc ngừa thai ở độ tuổi trẻ, liều lượng thay thế estrogen cao, dùng corticosteroid hoặc liệu pháp kìm hãm tế bào, và thuốc giảm cholesterol có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.[2][1]

Chẩn đoán sỏi mật y khoa[sửa]

  1. Tiến hành siêu âm bụng. Siêu âm là phương pháp xét nghiệm hiệu quả nhất để chẩn đoán và phân biệt sỏi mật. Đây là kỹ thuật hình ảnh không gây đau trong đó các sóng âm thanh tạo ra hình ảnh mô mềm bên trong bụng. Kỹ thuật viên có trình độ sẽ tìm ra sỏi mật trong túi mật hoặc ống dẫn mật.[1]
    • Xét nghiệm này có thể phát hiện sỏi mật chính xác khoảng 97% đến 98% số người mắc bệnh.[2]
    • Quá trình siêu âm bao gồm sử dụng thiết bị vô hại tái tạo hình ảnh túi mật bằng cách phản xạ sóng âm thanh không thể nghe thấy xuyên qua cơ thể. Kỹ thuật viên siêu âm sẽ thoa gel lên bụng để sóng âm đi qua cơ thể và phát hiện chính xác hơn. Quá trình này thường kéo dài từ 15 đến 30 phút và không gây đau đớn.
    • Bạn không nên ăn uống trước khi siêu âm 6 tiếng hoặc hơn.
  2. Tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT). Nếu bác sĩ cần thu thập hình ảnh tĩnh hoặc phương pháp siêu âm không cho kết quả rõ ràng, việc chụp CT có thể là cần thiết. Chụp CT sẽ tạo hình ảnh chéo túi mật bằng tia x-quang đặc biệt và đưa vào máy tính để phân tích.[7]
    • Bạn sẽ nằm lên thiết bị hình trụ giống bánh vòng để chụp cơ thể khoảng 30 phút. Quá trình này diễn ra khá nhanh và sẽ không gây đau đớn.
    • Trong một số trường hợp, bác sĩ dùng thiết bị chụp cộng hưởng từ (MRI) thay cho máy chụp CT. Thiết bị này cài đặt tương tự như chụp cắt lớp và dùng sự biến đổi trong dao động từ tính để tạo ra hình ảnh nội tạng bên trong một cách chính xác. Quá trình này có thể kéo dài tối đa một tiếng, và bạn sẽ nằm trong thiết bị chụp hình trụ.
    • CT không có lợi thế vượt trội so với siêu âm, ngoại trừ CT có thể nhận biết sỏi mật trong ống dẫn mật từ túi mật đến ruột.[2]
  3. Xét nghiệm máu. Nếu nghi ngờ viêm nhiễm vùng bụng, bạn có thể tiến hành xét nghiệm máu có tên gọi xét nghiệm máu toàn bộ (CBC). Xét nghiệm này được thực hiện khi túi mật bị viêm nặng cần phải phẫu thuật. Ngoài ra, xét nghiệm cũng phát hiện biến chứng khác do sỏi mật gây nên ngoài tình trạng viêm, bao gồm bệnh vàng da và viêm tụy.[8]
    • Đây là xét nghiệm máu tiêu chuẩn. Y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ dùng kim nhỏ để chích lấy máu cho vào lọ nhỏ và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích thông tin theo yêu cầu của bác sĩ.
    • Chứng tăng bạch cầu và protein phản ứng C tăng cao là chất chỉ thị liên quan đến viêm túi mật cấp tính, một dạng viêm túi mật do sỏi mật gây nên. Bác sĩ có thể kiểm tra mức độ và bảng điện giải tiêu chuẩn cũng như phân tích máu hoàn chỉnh.[2]
  4. Tiến hành nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Bác sĩ có thể khuyến nghị ERCP, một kĩ thuật được thực hiện bằng cách dùng ống soi mềm có đường kính khoảng chừng ngón trỏ đi qua miệng xuống thực quản vào dạ dày và sau đó vào tá tràng để quan sát ống mật và tụy. Nếu bác sĩ phát hiện sỏi mật thì chúng có thể được loại bỏ.[9]
    • Cung cấp thông tin cho bác sĩ về tất cả loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là insulin, aspirin, thuốc chữa huyết áp, coumadin, heparin. Những thuốc này có thể gây chảy máu trong khi xét nghiệm, và bác sĩ có thể yêu cầu điều chỉnh thói quen dùng thuốc.
    • Do tính chất xâm nhập của phương pháp này, bạn sẽ uống thuốc để rơi vào tình trạng ngủ lơ mơ, và bạn nên dẫn theo một người đi cùng hoặc đưa bạn về nhà sau khi xét nghiệm xong.
  5. Loại trừ sỏi mật trong xét nghiệm chức năng gan (LFT). Trong lúc tiến hành xét nghiệm bệnh gan hoặc xơ gan, bác sĩ có thể phát hiện sỏi mật bằng cách nhận định hiện tượng mất cân bằng.[10]
    • Xét nghiệm này có thể được thực hiện cùng lúc với với xét nghiệm máu để chẩn đoán sỏi mật chính xác.
    • Bác sĩ sẽ kiểm tra mức sắc tố da cam, [1] men gan (GGT), và photphat kiềm.[11] Nếu nồng độ tăng cao, có thể bạn đã bị sỏi mật hoặc vấn đề khác liên quan đến túi mật.

Ngăn ngừa sỏi mật[sửa]

  1. Giảm cân từ từ. Nếu muốn giảm cân, bạn không nên ăn kiêng cấp tốc. Thay vào đó, bạn nên ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều trái cây và rau quả tươi, carbohydrate phức (chẳng hạn như bánh mì, mì sợi, và gạo nguyên chất), và protein. Bạn chỉ nên giảm tối đa từ 0,5 đến 1 kg mỗi tuần.[12]
    • Giảm cân với tốc độ chậm và đều có thể giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
  2. Hạn chế mỡ động vật. Bơ, thịt và phô mai trong bữa ăn có thể làm tăng cholesterol và gây nên sỏi mật. Chất béo và cholesterol tăng cao góp phần hình thành sỏi mật cholesterol và sỏi mật vàng, hai loại sỏi mật lâm sàng phổ biến.[6][1]
    • Thay vào đó, bạn nên chọn loại chất béo bão hòa đơn. Chất béo này tăng cường mức “cholesterol có lợi” giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi mật. Bạn nên chọn dầu ô liu và cải dầu thay cho mỡ động vật bão hòa như là bơ và mỡ lợn. Axit béo omega-3 có trong dầu cải, hạt lanh, và dầu cá có tác dụng giảm nguy cơ sỏi mật.[1][13]
    • Các loại hạt là nguồn chất béo lành mạnh, và một số nghiên cứu cho hay bạn có thể giảm nguy cơ bị sỏi mật bằng cách ăn đậu lạc và đậu cây như là hồ đào và quả hạnh.[1]
  3. Ăn 20 đến 35 g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ có tác dụng ngăn ngừa sỏi mật. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng xơ cao gồm rau đậu, hạt, trái cây, rau quả, và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn có thể nạp đủ chất xơ thông qua bữa ăn hằng ngày.[14] [15]
    • Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc dùng chất bổ sung chất xơ, chẳng hạn như bột hạt lanh. Để chế biến nhanh, bạn có thể pha hai thìa bột hạt lanh đầy vào một ly nước táo (240 ml).
  4. Thận trọng trong việc lựa chọn carbohydrate. Đường, mỳ và bánh mỳ có thể gây nên sỏi mật.[1] Bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả để giảm nguy cơ sỏi thận và cắt bỏ túi mật.
    • Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa việc nạp nhiều carbohydrate với nguy cơ sỏi mật gia tăng. Lý do là vì carbohydrate được chuyển hóa thành đường trong cơ thể.[16][1]
  5. Uống cà phê và rượu bia có chừng mực. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống cà phê hằng ngày và rượu bia có chừng mực (một hoặc hai ly mỗi ngày) có thể giảm thiểu rủi ro hình thành sỏi mật.[1]
    • Cà-phê-in trong cà phê kích thích co thắt túi mật và giảm cholesterol trong ống mật. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì các loại đồ uống cà-phê-in khác, chẳng hạn như trà và soda, lại không có tác dụng tương tự.[17]
    • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần uống 30 ml rượu bia mỗi ngày cũng có thể giảm nguy cơ sỏi mật xuống 20% ở một số người.[1]

Cảnh báo[sửa]

  • Không nên vội vàng kết luận rằng tình trạng đau bụng là do sỏi mật hoặc bệnh túi mật gây nên. Một số bệnh khác như là hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm loét đại tràng, viêm phổi, viêm ruột thừa, axit trào ngược, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm túi thừa và bệnh tim mạch cũng có thể gây đau bụng. Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bị đau bụng dữ dội.[2] [18]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,00 1,01 1,02 1,03 1,04 1,05 1,06 1,07 1,08 1,09 1,10 1,11 1,12 1,13 1,14 1,15 1,16 1,17 http://umm.edu/health/medical/reports/articles/gallstones-and-gallbladder-disease
  2. 2,00 2,01 2,02 2,03 2,04 2,05 2,06 2,07 2,08 2,09 2,10 2,11 2,12 Domino, F. (n.d.). Tiêu chuẩn tư vấn lâm sàng 5 phút 2015 (ấn bản thứ 23)
  3. 3,0 3,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/basics/symptoms/con-20020461
  4. 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/basics/risk-factors/con-20020461
  5. http://www.mayoclinic.com/health/gallstones/DS00165/DSECTION=risk-factors
  6. 6,0 6,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/basics/causes/con-20020461
  7. http://www.mayoclinic.com/health/gallstones/DS00165/DSECTION=tests-and-diagnosis
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/basics/tests-diagnosis/con-20020461
  9. http://www.pennmedicine.org/gastroenterology/patient-care/gi-procedures/endoscopic-retrograde-cholangiopancreatography-ercp.html
  10. http://www.webmd.com/digestive-disorders/tests-diagnose-gallbladder-problems
  11. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/liver-function-test-lft
  12. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gallstones/basics/prevention/con-20020461
  13. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19803550
  14. http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/gallbladder-disease
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15190042
  16. http://gut.bmj.com/content/54/6/823
  17. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10499460
  18. http://www.nytimes.com/health/guides/disease/gallstones/diagnosis.html