Chẩn đoán và chữa trị sa bàng quang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bàng quang của phụ nữ khi bị lệch khỏi vị trí và sà xuống âm đạo thì được gọi là “sa bàng quang.” Về phương diện giải phẫu học, bàng quang nằm giữa xương mu (phía trước) và tử cung (phía sau) và ở trên âm đạo. Hiện tượng sa bàng quang, hay còn gọi là chứng sa ruột của bàng quang, xảy ra khi các cơ thành âm đạo suy yếu và không đủ khả năng giữ chắc nội tạng vùng chậu đúng vị trí; trong trường hợp này, bàng quang bị phồng lên hoặc thụt vào âm đạo .[1] Khoảng 11% phụ nữ cần tiến hành phẫu thuật để khắc phục tình trạng sa bàng quang.[2] Chứng sa ruột của bàng quang có thể gây khó chịu và mất kiểm soát, vì thế bạn cần phải chẩn đoán và khắc phục triệu chứng càng nhanh và hiệu quả càng tốt.[3]

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng sa bàng quang[sửa]

  1. Cảm nhận sự hiện diện của bướu trong âm đạo. Trong một số trường hợp nặng, bạn có thể cảm thấy bàng quang bị hạ thấp xuống âm đạo. Khi ngồi xuống, bạn có cảm giác như đang ngồi trên quả bóng hoặc trứng; cảm giác này sẽ biến mất khi đứng dậy hoặc nằm xuống. Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của chứng sa bàng quang, và bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc phụ khoa càng sớm càng tốt.[1][4]
    • Cảm giác này được xem là dấu hiệu sa bàng quang nghiêm trọng.
  2. Lưu ý hiện tượng đau hoặc khó chịu vùng chậu. Nếu cảm thấy đau, áp lực, hoặc khó chịu phần bụng dưới, vùng chậu, hoặc âm đạo, bạn cần đi khám bác sĩ. Một vài tình trạng bệnh, bao gồm sa bàng quang, có thể gây nên những triệu chứng trên.[1][4]
    • Nếu bị sa bàng quang, bạn sẽ cảm thấy đau, áp lực, hoặc khó chịu hơn khi ho, hắt hơi, ráng sức hoặc tạo áp lực lên sàn chậu. Khi đó bạn cần phải trình bày rõ ràng với bác sĩ.
    • Nếu bị sa bàng quang, bạn sẽ cảm thấy như thể có thứ gì đó rơi ra khỏi âm đạo của mình.
  3. Quan sát các triệu chứng tiết niệu. Nếu hay bị chảy nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười lớn, hoặc ráng sức, bạn đang gặp phải tình trạng “mất kiểm soát căng thẳng.” Phụ nữ sinh con thường dễ gặp rủi ro và nguyên nhân chính có thể là sa bàng quang. Bạn cần đi khám bác sĩ để giải quyết vấn đề này.[1][4]
    • Quan sát bất kỳ thay đổi khi đi vệ sinh, bao gồm tình trạng khó tiểu, bí tiểu, cũng như đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp.
    • Quan sát tần suất nhiễm trùng bàng quang, hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Nhiễm trùng bàng quang xảy ra thường xuyên nếu trong thời gian sáu tháng có nhiều lần bị UTI. Phụ nữ bị sa bàng quang cũng thường hay nhiễm trùng bàng quang, vì thế bạn cần hết sức lưu ý tần suất xảy ra UTI.
  4. Lưu ý cảm giác đau đớn khi quan hệ. Đau trong khi giao hợp được gọi là “chứng giao hợp đau” và có thể do một số nguyên nhân liên quan đến thể chất gây nên, bao gồm tình trạng sa bàng quang. Nếu bị hiện tượng này, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc phụ khoa càng sớm càng tốt.[5][4]
    • Nếu chứng giao hợp đau mới xuất hiện, và gần đây bạn có sinh con theo phương pháp tự nhiên, có thể nguyên nhân chính là do sa bàng quang. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  5. Quan sát hiện tượng đau lưng. Một số phụ nữ mắc chứng sa ruột của bàng quang thường cảm thấy đau, áp lực, hoặc khó chịu vùng thắt lưng. Đau lưng là triệu chứng phổ biến của nhiều tình trạng bệnh, hoặc không có gì nghiêm trọng cả. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi khám bác sĩ trong trường hợp gặp phải những triệu chứng khác.[1][4]
  6. Lưu ý rằng một số phụ nữ không hề xuất hiện triệu chứng. Nếu đây là trường hợp nhẹ, bạn sẽ không phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Một vài tình trạng sa bàng quang được phát hiện trong lúc kiểm tra phụ khoa.
    • Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc phụ khoa.
    • Nếu không có triệu chứng, bạn không cần phải chữa trị.

Tìm hiểu nguyên nhân gây sa bàng quang[sửa]

  1. Lưu ý mang thai và sinh con là nguyên nhân chính gây nên sa bàng quang. Trong thời gian mang thai và sinh nở, các cơ vùng chậu và mô hỗ trợ thường bị kéo căng. Đây là những nhóm cơ giữ cố định bàng quang, vì thế nếu chúng bị căng quá mức hoặc yếu đi sẽ khiến cho bàng quang rơi tuột vào âm đạo.[4][5]
    • Phụ nữ mang thai trước đây, đặc biệt là sinh nở nhiều lần, thường có nguy cơ cao bị chứng sa ruột của bàng quang. Ngay cả phụ nữ sinh mổ cũng có thể gặp phải tình trạng này.
  2. Nhận biết vai trò của thời kỳ mãn kinh. Những phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh thường gặp rủi ro sa bàng quang do nồng độ estrogen nội tiết tố nữ bị giảm sút. Estrogen có nhiệm vụ chính là duy trì sức mạnh, sự rắn chắc, và đàn hồi của cơ âm đạo. Vì thế hiện tượng nồng độ estrogen giảm thấp kèm theo giai đoạn chuyển sang mãn kinh có thể làm cho nhóm cơ mỏng và ít đàn hồi hơn, gây suy yếu toàn bộ.[3]
    • Lưu ý rằng hiện tượng sụt giảm estrogen vẫn diễn ra ngay cả khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh bằng biện pháp nhân tạo, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ tử cung và/hoặc buồng trứng. Các loại hình phẫu thuật này không chỉ gây tổn thương vùng chậu mà còn ảnh hưởng đến nồng độ estrogen. Vì thế, cho dù đang còn trẻ tuổi hơn những phụ nữ mãn kinh và có sức khỏe tốt, bạn vẫn có thể gặp rủi ro bị sa bàng quang.[1]
  3. Nhận thức rằng tình trạng căng cơ cũng là yếu tố thúc đẩy. Sự căng thẳng quá mức hoặc nhấc đồ nặng đôi khi có thể góp phần gây nên sa bàng quang. Khi căng nhóm cơ sàn chậu, bạn có nguy cơ bị sa bàng quang (đặc biệt nếu cơ thành âm đạo bị suy yếu do mãn kinh hoặc sinh nở). Dưới đây là một số hoạt động căng cơ có thể gây nên chứng sa ruột của bàng quang:[1]
    • Nhấc đồ rất nặng (kể cả trẻ em)
    • Ho mãn tính và nặng
    • Táo bón và căng cơ khi đi vệ sinh
  4. Lưu ý cân nặng. Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, bạn rất dễ bị sa bàng quang. Trọng lượng thừa tăng thêm áp lực lên các nhóm cơ sàn chậu.[5]
    • Bạn có thể biết được một người bị thừa cân hoặc béo phì bằng chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số thể hiện tình trạng béo của cơ thể. BMI được tính bằng cách chia khối lượng cơ thể tính bằng kg cho bình phương chiều cao tính bằng m. Chỉ số BMI từ 25-29,9 được xem là thừa cân, và lớn hơn 30 được xem là béo phì.[6]

Chẩn đoán sa bàng quang[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ. Nếu cho rằng mình bị sa bàng quang, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc phụ khoa.
    • Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ, kể cả tiền sử bệnh tật và mô tả chi tiết triệu chứng của bản thân.
  2. Đi khám phụ khoa. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa định kỳ. Trong lúc khám, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng sa bàng quang bằng cách dùng mỏ vịt (dụng cụ kiểm tra khung cơ thể) ép vào thành âm đạo trong lúc nằm thẳng và gập đầu gối lại, đặt mắt cá chân vào bàn đạp. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn “đẩy” (giống như khi đẩy thai nhi hoặc chất thải ra ngoài) hoặc ho. Nếu bạn bị sa bàng quang, bác sĩ sẽ thấy hoặc cảm nhận khối mềm phình ra trước thành âm đạo khi tiến hành động tác căng cơ.[7]
    • Bàng quang sà xuống âm đạo được xem là kết quả dương tính sa bàng quang.[4]
    • Trong một số trường hợp, ngoài việc khám phụ khoa thông thường, bác sĩ có thể phải kiểm tra thêm ở vị trí đứng. Điều này giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sa bàng quang ở mỗi tư thế khác nhau.
    • Nếu nhận thấy hiện tượng sa bàng quang ở thành sau âm đạo, bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tràng. Bước này giúp bác sĩ xác định sức bền của cơ bắp.[8]
    • Bạn không cần phải chuẩn bị trước cho cuộc kiểm tra này và quá trình cũng không kéo dài lâu. Bạn chỉ sẽ cảm thấy hơi khó chịu trong lúc khám phụ khoa, nhưng đối với nhiều phụ nữ đây chỉ là cuộc kiểm tra định kỳ để lấy mẫu chẩn đoán HPV.
  3. Thực hiện một vài xét nghiệm khác nếu bạn bị chảy máu, mất kiểm soát, hoặc suy giảm chức năng tình dục. Bác sĩ sẽ khuyến cáo tiến hành kiểm tra áp lực bàng quang hoặc niệu động học.
    • Nghiên cứu áp lực bàng quang đo lượng nước tiểu trong bàng quang khi muốn đi vệ sinh, khi bàng quang cảm thấy "đầy," và khi nào thì bàng quang đầy hoàn toàn.[9]
    • Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi tiểu vào vật chứa kết nối với máy tính thực hiện đo lường. Sau đó bạn sẽ nằm xuống bàn kiểm tra và bác sĩ sẽ đặt ống thông đường tiểu mỏng và dẻo vào trong bàng quang.
    • Niệu động học bao gồm một loạt xét nghiệm khác nhau. Trong đó bao gồm thông bàng quang nhằm xác định khoảng thời gian để bắt đầu đi tiểu, hoàn thành việc đi tiểu, và lượng nước tiểu thải ra. Ngoài ra niệu động học cũng bao gồm xét nghiệm áp lực bàng quang như mô tả ở trên, xét nghiệm bài tiết và giai đoạn xả.
    • Trong hầu hết các xét nghiệm niệu động học, bác sĩ sẽ đặt ống thông đường tiểu mỏng và dẻo cố định vị trí trong lúc bạn đi tiểu. Bộ cảm biến đặc biệt sẽ thu thập dữ liệu để bác sĩ phân tích.
  4. Trao đổi với bác sĩ về một số xét nghiệm bổ sung. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyến cáo tiến hành xét nghiệm thêm nếu tình trạng sa bàng quang trở nên nghiêm trọng hơn. Một số xét nghiệm bổ sung bao gồm:
    • Phân tích nước tiểu - Trong xét nghiệm này, nước tiểu sẽ được xét nghiệm để phát hiện viêm nhiễm (chẳng hạn như UTI). Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra bàng quang để xem có rỗng hoàn toàn hay không bằng cách đặt ống thông đường tiểu vào niệu đạo để loại bỏ và đo lượng nước tiểu còn lại sau khi bài tiết, chất cặn sau khi bài tiết (PVR). Nếu PVR hơn 50-100 ml thì được xem là bí tiểu, một trong những triệu chứng của sa bàng quang.[10][8]
    • Siêu âm với PVR - Xét nghiệm siêu âm phát ra sóng âm thanh làm nảy bàng quang và thu về máy siêu âm, trong quá trình đó sẽ tạo ra hình ảnh bàng quang. Hình ảnh cũng hiển thị lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi bài tiết.[4]
    • Chụp X-quang bàng quang-niệu đạo khi đi tiểu (VCUG) – Đây là xét nghiệm dùng tia X trong lúc bài tiết để quan sát bàng quang và đánh giá tình trạng. VCUG thể hiện hình dáng bàng quang và phân tích dòng nước tiểu để phát hiện sự cố tắc nghẽn nếu có. Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán tình trạng mất kiểm soát bài tiết căng thẳng do chứng sa ruột của bàng quang gây nên. Bác sĩ cần thực hiện hai chẩn đoán này, vì bệnh nhân cũng cần xét nghiệm mất kiểm soát ngoài việc chữa trị sa bàng quang (nếu cần phẫu thuật). [11][4]
  5. Chẩn đoán cụ thể. Sau khi bác sĩ kết luận sa bàng quang, bạn cần hỏi thêm chi tiết thông tin chẩn đoán. Sa bàng quang được chia thành nhiều cấp tùy vào mức độ nghiêm trọng. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào loại sa bàng quang, cũng như triệu chứng xuất hiện. Sa bàng quang có thể thuộc một trong những “cấp” sau đây:[4][12]
    • Sa bàng quang Cấp 1 ở mức độ nhẹ. Nếu bị sa bàng quang Cấp 1, chỉ có một phần bàng quang phình ra ngoài âm đạo. Bạn có thể bị một số triệu chứng nhẹ như là hơi khó chịu và chảy nước tiểu, nhưng một số phụ nữ lại không có triệu chứng nào. Một số biện pháp chữa trị bao gồm bài tập Kegel, nghỉ ngơi, và tránh nhấc đồ nặng cũng như căng cơ quá mức. Nếu đang ở giai đoạn sau mãn kinh, bạn có thể cân nhắc liệu pháp thay thế estrogen.
    • Sa bàng quang Cấp 2 ở mức độ trung bình. Lúc này toàn bộ bàng quang phình ra khỏi âm đạo. Chúng có thể sà xuống gần cửa âm đạo. Các triệu chứng như là khó chịu và mất kiểm soát bài tiết trở nên xấu đi. Trường hợp này có thể phải phẫu thuật điều chỉnh vị trí bàng quang, nhưng bạn vẫn có thể khắc phục triệu chứng bằng vòng nâng âm đạo (dụng cụ nhỏ bằng nhựa hoặc xi-li-côn đặt vào trong âm dạo để cố định thành âm đạo).[13]
    • Sa bàng quang Cấp 3 ở mức độ nặng. Trong thời điểm này, một phần bàng quang nhô ra khỏi cửa âm đạo. Các triệu chứng khó chịu và mất kiểm soát bài tiết trở nên nghiêm trọng. Phương pháp chữa trị bao gồm phẫu thuật điều chỉnh sa bàng quang và/hoặc sử dụng vòng nâng âm đạo tương tự với sa bàng quang cấp 2.
    • Sa bàng quang Cấp 4 ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Lúc này toàn bộ bàng quang sà xuống cửa âm đạo. Khi đó bạn có thể gặp phải một số vấn đề khác nặng hơn bao gồm sa tử cung và trực tràng.

Chữa trị sa bàng quang[sửa]

  1. Hỏi bác sĩ về việc điều trị. Sa bàng quang Cấp 1 thường không cần điều trị y tế miễn là không gây ra cảm giác đau đớn hoặc khó chịu cho bệnh nhân. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về một vài khuyến cáo điều trị y tế hoặc phương pháp “chờ đợi kết quả”. Nếu triệu chứng không ảnh hưởng nhiều đến bạn, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp chữa trị cơ bản bao gồm tập luyện Kegel và vật lý trị liệu.[14]
    • Lưu ý rằng bác sĩ có thể khuyến cáo bạn nên ngưng một số hoạt động như là cử tạ hoặc những hoạt động làm căng cơ vùng chậu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rèn luyện thể chất đều đặn.[15]
    • Bạn cũng nên hiểu rõ tầm ảnh hưởng của triệu chứng đối với chất lượng cuộc sống nhằm đưa ra quyết định chữa trị. Ví dụ, bạn có thể bị sa bàng quang nặng nhưng không bị tác động bởi các triệu chứng đi kèm. Trong trường hợp này, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về một số phương pháp điều trị ít nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp khác, bạn có thể bị sa bàng quang nhẹ nhưng các triệu chứng khiến bạn đau đớn cùng cực hoặc cảm thấy bất tiện. Khi đó bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số phương pháp tiếp cận mạnh mẽ hơn.
  2. Tập Kegel. Bài tậy này được thực hiện bằng cách kéo căng cơ bắp sàn chậu (giống như khi ngưng tiểu), giữ trong một khoảng thời gian nhất định, rồi thả lỏng hoàn toàn. Thường xuyên tập luyện không cần dụng cụ đặc biệt và thực hiện ở bất kỳ nơi nào (kể cả trong lúc xếp hàng chờ, ngồi tại bàn làm việc, hoặc thư giãn trên ghế nệm) để tăng cường cơ bắp. Trong một số trường hợp nhẹ, bài tập này có thể giúp cho bàng quang bớt sà xuống sâu hơn. Để áp dụng bài tập Kegel:[5]
    • Kéo căng, hoặc co cơ sàn chậu. Đây là nhóm cơ dùng để ngưng dòng tiểu khi đang bài tiết.
    • Giữ cơ bắp ở tình trạng co cứng khoảng năm giây và sau đó thả lỏng khoảng năm giây.
    • Tăng dần thời gian lên mười giây một lần.
    • Mục tiêu là thực hiện từ 3 đến 4 lần tập với mỗi lần bao gồm 10 động tác lặp lại
  3. Sử dụng vòng nâng âm đạo. Loại vòng này có kích thước nhỏ, làm bằng chất liệu nhựa hoặc xi-li-côn, được đưa vào bên trong âm đạo nhằm giữ cố định vị trí bàng quang (và các bộ phận khung chậu khác). Một số loại được thiết kế cho mục đích tự sử dụng; còn số khác cần được chuyên gia sử dụng. Vòng nâng âm đạo có nhiều hình dạng và kích thước để bác sĩ lựa chọn loại vòng phù hợp nhất với bệnh nhân.[16]
    • Vòng nâng âm đạo có thể gây khó chịu, và một số phụ nữ gặp phải tình trạng vòng bị rơi ra ngoài. Ngoài ra, chúng có thể gây loét (nếu không có kích thước phù hợp) và nhiễm trùng (nếu không được tháo rời và vệ sinh hằng tháng) âm đạo. Bạn cần dùng kem thoa estrogen để tránh làm tổn thương thành âm đạo.
    • Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng vòng nâng âm đạo là phương pháp thay thế hiệu quả, đặc biệt nếu bạn muốn trì hoãn hay không thể phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ, và xem xét ưu nhược điểm tình trạng của bản thân.
  4. Thử liệu pháp thay thế estrogen. Nồng độ estrogen giảm thấp thường gây suy yếu cơ âm đạo, vì thế bác sĩ có thể khuyến cáo áp dụng liệu pháp estrogen. Bác sĩ có thể kê toa estrogen ở dạng thuốc viên, kem thoa âm đạo, hoặc vòng đặt vào âm đạo để tăng cường cơ bắp sàn chậu bị suy yếu. Kem thoa không thẩm thấu hiệu quả, cho nên chúng chỉ phát huy tác dụng tối đa ở vùng tiếp xúc trực tiếp.[16]
    • Liệu pháp estrogen mang lại một số rủi ro. Phụ nữ bị một vài loại ung thư không nên sử dụng estrogen, và bạn cần trao đổi nguy cơ tiềm ẩn cũng như lợi ích với bác sĩ. Nói chung, phương pháp điều trị estrogen dạng thoa thường ít gây rủi ro hơn phương pháp điều trị estrogen “xâm nhập” bằng đường uống.
  5. Tiến hành phẫu thuật. Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, hoặc chứng sa bàng quang trở nên đặc biệt nghiêm trọng (Cấp 3 hoặc 4), bác sĩ có thể khuyến cáo phẫu thuật. Phương pháp này có hiệu quả hơn ở một số phụ nữ. Ví dụ, nếu đang muốn có con, bạn có thể trì hoãn phẫu thuật sau khi sinh nở xong nhằm tránh hiện tượng sa bàng quang tái phát sau khi sinh con. Những người phụ nữ lớn tuổi thường gặp rủi ro cao khi phẫu thuật.[17]
    • Giải phẫu thẩm mỹ âm đạo là phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến. Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vị trí của bàng quang, sau đó có thể làm chặt hoặc củng cố nhóm cơ âm đạo để các cơ quan ở đúng vị trí ban đầu. Bạn có thể cân nhắc một số loại hình phẫu thuật khác, và bác sĩ sẽ khuyến cáo hình thức phẫu thuật tốt nhất cho bạn.[15]
    • Bác sĩ sẽ giải thích quy trình, rủi ro và lợi ích, cũng như một số biến chứng có khả năng xảy ra trước khi phẫu thuật. Các biến chứng tiềm ẩn bao gồm UTI, mất kiểm soát bài tiết, chảy máu, viêm nhiễm, và trong một số trường hợp hiếm có thể là tổn thương đường tiết niệu cần phải tiến hành phẫu thuật đúng cách. Ngoài ra phụ nữ có thể cảm thấy ngứa rát hoặc đau đớn trong lúc giao hợp sau khi trải qua phẫu thuật do mũi khâu hoặc mô sẹo bên trong âm đạo.[5]
    • Tùy vào trường hợp cụ thể, bạn sẽ cần được gây tê cục bộ, gây tê vùng, hoặc gây tê toàn thân. Nhiều phụ nữ có thể xuất viện từ một đến ba ngày sau khi phẫu thuật và hầu hết bệnh nhân có thể quay trở lại hoạt động thường ngày sau khoảng sáu tuần.[5]
    • Nếu bạn bị sa tử cung, bác sĩ có thể khuyến cáo nên phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Nếu sa bàng quang liên kết với mất kiểm soát bài tiết căng thẳng, bác sĩ có thể phải tiến hành thủ thuật treo niệu đạo song song.

Lời khuyên[sửa]

  • Mặc dù chứng sa ruột của bàng quang có thể gây đau, khó chịu, và bất tiện, nhưng chúng vẫn có thể được chữa khỏi và không đe dọa đến tính mạng. Đừng vội hoảng loạn khi cho rằng mình bị sa bàng quang; chỉ cần đi khám bác sĩ và trao đổi về phương pháp điều trị phù hợp. Sau đó tình trạng của bạn sẽ thuyên giảm hoàn toàn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystocele/basics/definition/con-20026175
  2. http://emedicine.medscape.com/article/276259-overview#a8
  3. 3,0 3,1 http://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Cystocele_Fallen_Bladder
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 4,7 4,8 4,9 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/urologic-disease/cystocele/Pages/facts.aspx
  5. 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 http://www.health.harvard.edu/family_health_guide/what-to-do-about-pelvic-organ-prolapse
  6. http://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/adult_bmi/index.html
  7. http://www.merckmanuals.com/professional/gynecology-and-obstetrics/pelvic-relaxation-syndromes/cystoceles-urethroceles-enteroceles-and-rectoceles
  8. 8,0 8,1 http://uvahealth.com/services/womens-health/women-continence-pelvic/pelvic-conditions/pelvic-organ-prolapse
  9. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003904.htm
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/overactive-bladder/basics/tests-diagnosis/con-20027632
  11. http://emedicine.medscape.com/article/1848220-overview
  12. http://www.obgynplano.com/1137/prolapsed-bladder-what-is-cystocele-cystocele-repair-surgery-plano-texas/
  13. http://uvahealth.com/services/womens-health/women-continence-pelvic/pelvic-conditions/pelvic-organ-prolapse-treaments
  14. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pelvic-organ-prolapse/care-at-mayo-clinic/treatment/con-20036092
  15. 15,0 15,1 http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Cystocele
  16. 16,0 16,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystocele/basics/definition/con-20026
  17. http://www.acog.org/Patients/FAQs/Surgery-for-Pelvic-Organ-Prolapse