Chữa đau ngón chân

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa Đau Ngón chân)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ngón chân rất dễ bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân có thể gây đau nhức, như chấn thương, nhiễm trùng, viêm khớp, gút, vấn đề về lưu thông máu, u dây thần kinh, u biến dạng ngón chân cái.[1] Các nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ngón chân gồm chấn thương nhẹ, mang giày không vừa, và móng chân mọc ngược do cắt tỉa không đúng cách. Cho dù là nguyên nhân nào thì cũng có rất nhiều phương thuốc và cách chữa trị tại nhà có thể giúp bạn giảm cơn đau ở ngón chân.

Các bước[sửa]

Tự chữa Đau Ngón chân[sửa]

  1. Để chân nghỉ ngơi. Cách tốt nhất trị đau chân là nghỉ ngơi và thư giãn. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn nghĩ rằng ngón chân đau do bị thương hoặc hoạt động quá mức. Thử và tránh vận động chân trong vài ngày và xem có bất kỳ sự cải thiện nào không. Không tập các bài tập nặng và tránh đi bộ cho đến khi hết đau.[2]
  2. Chườm đá lên ngón chân. Chườm đá lên ngón chân đau có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục. Bạn có thể tự làm túi đá tại nhà hoặc túi đá ở hiệu thuốc.
    • Nếu bạn mua túi đá ở cửa hàng, đảm bảo bạn không chườm trực tiếp lên da. Túi đá nên được bọc trong khăn hoặc giẻ trước khi chườm lên chỗ bị thương.[2]
    • Bạn cũng có thể cho đá viên vào túi nhựa hoặc túi như túi đựng rau đông lạnh.[2]
  3. Uống thuốc giảm đau mua không cần đơn. Thuốc giảm đau không theo đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen có thể làm giảm đau chân. Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn trên bao bì. Đảm bảo rằng bạn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có vấn đề về thuốc. Bạn cần đảm bảo thuốc mua không theo đơn sẽ không ảnh hưởng xấu đến các phương thuốc điều trị hiện tại.[2]
  4. Thử ngâm muối Epsom. Mặc dù có ít bằng chứng khoa học cho thấy lợi ích của việc ngâm muối hạt to, nhưng nhiều người thấy chúng có thể làm dịu cơn đau chân. Bạn có thể mua muối hột ở các hiệu thuốc. Cho nước âm ấm vào bồn tắm hoặc chậu, sau đó cho một nắm muối vào nước. Ngâm chân trong 20 – 30 phút và xem có đỡ đau không.[3]
  5. Nâng cao ngón chân. Sự nâng lên có thể giúp giảm sưng đau ở chân và ngón chân. Thử nâng chân từ từ lên cao hơn tim khi có thể. Xem xem việc này có giúp bạn đỡ đau không.[4]

Điều trị Y tế[sửa]

  1. Quyết định đi khám bác sĩ. Đau ngón chân thường tự khỏi trong vài ngày và không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:
    • Đau hoặc sưng dữ dội
    • Vết thương hở
    • Có dấu hiệu của nhiễm trùng, như nổi đỏ, nóng, mẫn cảm, hoặc sốt hơn 38°C, hoặc có mủ từ vết thương hoặc nơi bị đau.
    • Không thể đi lại
    • Không thể đứng [2]
  2. Làm quen với những nguyên nhân có thể xảy ra. Đau ngón chân có thể là do nhiều loại bệnh gây ra. Xem thử liệu bạn có các triệu chứng khác có thể chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến của việc đau ngón chân. Bị thương do làm rơi đồ vật lên ngón chân, đá phải vật nào đó, hoặc bị vấp ngón chân có thể gây đau ngón chân dữ dội. Khám bác sĩ nếu bạn bị thương ở ngón chân và bị đau, sưng dữ dội, hoặc các triệu chứng nghiêm trọng khác.
    • Gút, một loại viêm khớp, có thể là nguyên nhân đau ngón chân. Ngoài bị đau ngón chân, bạn còn bị nổi đỏ, nóng và mẫn cảm gần ngón chân.[5]
    • Vết phồng rộp, vết chai chân là những bệnh về chân phổ biến đôi khi có thể gây đau ngón chân. Bạn sẽ thường xuyên thấy mảng phồng rộp đầy mủ, mụn nhọt, và vùng da vàng chai cứng. Các vết phồng rộp thường tự lành trong khi các vết chai có thể cần được chữa trị bằng thuốc.[5]
    • Móng chân mọc ngược là nguyên nhân phổ biến của đau chân. Chúng xảy ra khi góc móng chân mọc ngược vào trong da. Móng chân đâm vào da, làm nổi đỏ, sưng phồng, hoặc mẫn cảm. Bạn có thể thấy móng chuyển sang màu nâu.[5]
  3. Loại bỏ các nguyên nhân nghiêm trọng của đau ngón chân. Mặc dù nhiều nguyên nhân đau ngón chân có thể chữa trị dễ dàng, nhưng một số tình trạng có thể nghiêm trọng và khó chữa. Chuẩn đoán liệu bạn có nguy cơ nằm trong những tình trạng nghiêm trọng liên quan đến đau ngón chân và khám bác sĩ để loại bỏ những tình trạng này.
    • Tiểu đường có thể gây mẫn cảm ở bàn chân và ngón chân. Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường bao gồm khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên, hay đói, và các vết cắt và vết thâm tím lâu lành. Nếu bạn lo lắng liệu mình có bị tiểu đường không, bác sĩ có thể chuẩn đoán giúp bạn bằng cách kiểm tra thường xuyên và xét nghiệm máu.[6]
    • Viêm khớp là tình trạng mãn tính gây ra sự viêm ở khớp. Nếu bạn bị viêm khớp, thì ngoài việc bị đau bàn chân bạn có thể sẽ bị đau khắp cơ thể. Viêm khớp thường xảy ra ở người đã có tuổi. Nếu bạn lo lắng về chứng viêm khớp của mình, hãy nói với bác sĩ.[5]
  4. Hỏi bác sĩ về các phương pháp chữa trị. Nếu cơn đau bàn chân không giảm với các phương thuốc tại nhà, nhờ bác sĩ đưa ra phương pháp chữa trị dựa trên tình trạng của bạn. Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân đau bàn chân và từ đó đưa ra cách chữa trị.
    • Nếu bạn bị gãy ngón chân, bác sĩ có thể dùng băng keo y tế cố định để xương có thể liền lại. Thông thường, ngón chân bị thương được quấn băng xung quanh cho phép nó hoạt động như một thanh nẹp. Bác sĩ có thể bó bột hoặc cho mang giày đế cứng để chân mau lành. Trong một số trường hợp hiếm, cần phải phẫu thuật để chữa đau ngón chân.[7]
    • Đa số các loại thuốc mua không theo đơn khá phù hợp để chữa đau ngón chân. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn không cải thiện với những loại thuốc này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dựa trên nguyên nhân nghi ngờ gây ra tình trạng của bạn, tiền sử bệnh, và căn bệnh hiện tại.[7]
  5. Nhận giấy giới thiệu đến bác sĩ chuyên trị bệnh về chân nếu cần. Bác sĩ chuyên trị bệnh về chân là bác sĩ chuyên khoa chân có thể cho ý kiến về ngón chân của bạn, đặc biệt nếu cơn đau kéo dài và trở nên mãn tính. Bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân và ngón chân bị thương và tìm xem có khối u lành tính nào không. Nếu cần, bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bác sĩ chuyên khoa chân cho bạn.[8]

Ngăn ngừa Đau Ngón chân[sửa]

  1. Đổi giày. Giày cao gót quá nhỏ hoặc quá chật có thể gây đau cho bàn chân và ngón chân của bạn. Đảm bảo bạn chọn giày thoải mái vừa với chân mình. Nếu công việc của bạn yêu cầu phải đi lại nhiều, hãy chọn giày đế bằng thay vì giày cao gót hoặc giày chật.[9]
  2. Xem xét dùng miếng lót giày. Nếu bạn thường bị đau chân, hãy mua miếng lót giày. Bạn có thể hỏi bác sĩ đưa cho miếng lót giày chuyên dụng hoặc mua bên ngoài tại hiệu thuốc địa phương. Miếng lót giày thường mỏng, chất liệu giống keo, được dán bên trong giày giúp tránh những khó chịu có thể gây đau khi đi trên đường.[10]
  3. Cẩn thận khi cắt móng chân. Vì móng chân mọc ngược có thể gây đau cho ngón chân, đảm bảo bạn cắt móng chân đúng cách. Luôn cắt đầu móng chân thẳng và tránh cắt vào góc ngón chân. Điều này có thể khiến móng chân mọc ngược vào trong.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Cho đến khi cơn đau ngón chân giảm, xem xét mang dép hở ngón hoặc xỏ ngón thay vì giày thường dùng.
  • Sử dụng phương pháp RICE là cách tuyệt vời để giảm đau cho đến khi bạn đi khám bác sĩ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây