Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa đau đầu do xoang
Từ VLOS
Đau đầu là chứng bệnh phổ biến ở nhiều người, nhưng nếu cơn đau đi kèm với cảm giác bị nén và nhạy cảm bên trong trán, mắt hoặc gò má, có lẽ bạn bị đau đầu do xoang. Xoang là các khoang trống trong hộp sọ, chứa đầy không khí đã được thanh lọc và làm ẩm. Hộp sọ có bốn cặp xoang,[1] có thể bị viêm hoặc nghẹt và gây đau đầu. Nếu xác định được căn nguyên gây đau đầu là do áp lực ở xoang và không phải chứng đau nửa đầu, bạn có thể giảm viêm và thông xoang với các liệu pháp tại nhà, thuốc không kê toa hoặc các phương pháp điều trị chuyên khoa.
Mục lục
Các bước[sửa]
Sử dụng các liệu pháp tại nhà[sửa]
-
Làm
ẩm
không
khí.
Dùng
máy
tạo
ẩm
hoặc
máy
phun
sương
mát
để
giúp
giảm
viêm
xoang.
Bạn
cũng
có
thể
hít
thở
không
khí
ẩm
bằng
cách
đổ
đầy
chậu
nước
nóng,
ghé
đầu
trên
chậu
nước
(cẩn
thận
đừng
cúi
sát
quá)
và
trùm
khăn
qua
đầu.
Hít
hơi
nước
tỏa
ra.
Hoặc
bạn
có
thể
tắm
vòi
sen
nước
nóng
và
hít
thở
trong
làn
hơi
nước.
Cố
gắng
hít
thở
không
khí
ẩm
mỗi
ngày
từ
hai
đến
bốn
lần,
mỗi
lần
10-20
phút.[2]
- Độ ẩm trong nhà cần phải ở mức 45%. Độ ẩm dưới 30% là quá thấp, và trên 50% là quá cao. Bạn có thể dùng ẩm kế để đo độ ẩm trong nhà.[3]
-
Chườm
nóng
lạnh.
Chườm
nóng
và
lạnh
luân
phiên
nhau.
Chườm
gạc
nóng
lên
các
xoang
trong
ba
phút,
sau
đó
chườm
lạnh
trong
30
giây.
Bạn
có
thể
lặp
lại
động
tác
này
ba
lần
cho
một
lần
chườm
nóng
lạnh,
mỗi
ngày
hai
đến
sáu
lần.[2]
- Bạn có thể thay thế gạc bằng cách nhúng khăn vào nước nóng hoặc lạnh, vắt bớt nước và đắp lên mặt, cũng có hiệu quả tương tự.
-
Uống
đủ
nước.
Bạn
cần
uống
nhiều
chất
lỏng
để
làm
loãng
dịch
nhầy
trong
các
xoang,
giúp
dịch
nhầy
thoát
ra
dễ
dàng
hơn,
đồng
thời
giữ
đủ
nước
cho
toàn
bộ
cơ
thể.[4][5]
Các
nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
rằng
nam
giới
nên
uống
13
ly,
nữ
giới
nên
uống
9
ly
nước
mỗi
ngày.[6]
- Nhiều người thấy rằng uống chất lỏng nóng cũng có ích. Bạn hãy thưởng thức tách trà nóng yêu thích hoặc uống nước luộc thịt để làm loãng dịch nhầy.[7]
-
Sử
dụng
nước
muối
xịt
mũi.
Dùng
theo
hướng
dẫn
trên
vỏ
hộp
thuốc,
tối
đa
6
lần
mỗi
ngày.[8]
Nước
muối
xịt
mũi
giúp
lông
mũi
khỏe
mạnh,
giảm
viêm
trong
mũi
và
chữa
các
xoang
bị
viêm.[9]
Nó
cũng
làm
ẩm
hốc
mũi
khiến
dịch
tiết
khô
được
loại
bỏ
và
giúp
dịch
nhầy
thoát
ra
dễ
dàng
hơn.
Nước
muối
xịt
mũi
cũng
có
thể
giúp
loại
bỏ
phấn
hoa,
giúp
giảm
tình
trạng
dị
ứng,
một
nguyên
nhân
gây
đau
đầu
xoang.[2]
- Bạn có thể tự pha dung dịch muối bằng cách hòa 2-3 thìa cà phê muối với 240ml nước cất, nước vô trùng hoặc nước sôi để nguội. Hòa tan và thêm vào một thìa cà phê muối nở (baking soda). Dùng ống bơm cao su hoặc ống nhỏ giọt để bơm vào hốc mũi, có thể thực hiện đến 6 lần mỗi ngày.[10]
-
Dùng
bình
rửa
mũi.
Pha
dung
dịch
nước
muối
và
rót
vào
bình
rửa
mũi.
Đứng
trước
bồn
rửa
và
ngả
về
phía
trước.
Nghiêng
đầu
sang
một
bên
và
rót
dung
dịch
thẳng
vào
một
bên
lỗ
mũi,
chú
ý
sao
cho
dòng
nước
muối
chảy
về
phía
sau
đầu.
Dung
dịch
muối
sẽ
chảy
vào
khoang
mũi
và
xuống
cuống
họng.
Nhẹ
nhàng
xì
mũi
và
nhổ
nước
muối
ra.[11]
Lặp
lại
với
lỗ
mũi
bên
kia.
Việc
rửa
mũi
có
thể
giúp
giảm
viêm
xoang
và
thoát
dịch
nhầy.
Nó
cũng
giúp
loại
bỏ
các
chất
kích
ứng
và
dị
ứng
ra
khỏi
xoang.[2]
- Dung dịch trong bình rửa mũi phải được tiệt trùng bằng cách đun sôi hoặc dùng nước cất.
Sử dụng thuốc[sửa]
-
Uống
thuốc
kháng
histamine.
Thuốc
kháng
histamine
có
tác
dụng
ngăn
chặn
histamine,
một
chất
do
cơ
thể
tiết
ra
để
phản
ứng
với
các
dị
ứng
nguyên.
Histamine
gây
ra
các
triệu
chứng
viêm
mũi
dị
ứng
(hắt
xì,
ngứa
mắt,
ngứa
mũi,
chảy
mũi).
Nhiều
loại
thuốc
kháng
histamine
có
thể
mua
không
cần
toa
bác
sĩ
và
uống
mỗi
ngày
một
lần.
Các
loại
thuốc
kháng
histamine
thế
hệ
thứ
hai
như
loratadine,
fexofenadine,
và
cetirizine
được
bào
chế
giúp
giảm
thiểu
tác
động
buồn
ngủ
-
một
nhược
điểm
của
thuốc
kháng
histamine
thế
hệ
thứ
nhất
(như
diphenhydramine
hoặc
chlorpheniramine).[4]
- Nếu chứng dị ứng mùa là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu do xoang, bạn có thể thử dùng thuốc xịt mũi corticosteroids. Đây là loại thuốc không kê toa có hiệu quả nhất trong việc điều trị dị ứng. Dùng thuốc xịt fluticasone hoặc triamcinolone hàng ngày, một hoặc hai nhát xịt cho mỗi lỗ mũi.[4]
-
Dùng
thuốc
thông
mũi.
Thuốc
này
có
thể
dùng
tại
chỗ
(ví
dụ
như
thuốc
xịt
mũi
oxymetazoline)
hoặc
uống
(như
pseudoephedrine)
để
giảm
nghẹt
mũi.
Thuốc
thông
mũi
dùng
tại
chỗ
có
thể
cách
12
tiếng
dùng
một
lần,
nhưng
không
quá
ba
đến
năm
ngày;
loại
thuốc
này
có
thể
gây
tác
dụng
ngược
nếu
bị
lạm
dụng.
Thuốc
thông
mũi
dạng
uống
được
dùng
với
liều
lượng
mỗi
ngày
một
hoặc
hai
lần,
và
có
thể
dùng
kết
hợp
với
thuốc
kháng
histamine
như
loratadine,
fexofenadine,
và
cetirizine.
- Do có thành phần chính là methamphetamine hoặc pseudoephedrine dưới dạng đơn chất hoặc kết hợp với chất kháng histamine, loại thuốc này được kiểm soát chặt chẽ để đề phòng những người có ý định tích trữ để sản xuất ma túy.[12]
-
Uống
thuốc
giảm
đau.
Bạn
có
thể
uống
aspirin,
acetaminophen,
ibuprofen,
hoặc
naproxen
trong
thời
gian
ngắn
để
giảm
đau
đầu
do
xoang.
Các
loại
thuốc
giảm
đau
không
kê
toa
tuy
không
chữa
được
căn
nguyên
gây
đau
đầu
do
xoang
nhưng
có
thể
giúp
giảm
hoặc
khỏi
chứng
đau
đầu
liên
quan
đến
các
vấn
đề
về
xoang.
- Đảm bảo uống thuốc theo hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
-
Dùng
thuốc
theo
toa
bác
sĩ.
Bạn
có
thể
được
bác
sĩ
kê
toa
thuốc
kháng
sinh
để
điều
trị
tình
trạng
nhiễm
vi
khuẩn
có
thể
đi
kèm
hoặc
gây
đau
đầu
do
xoang.
Các
triệu
chứng
viêm
xoang
do
vi
khuẩn
gồm
đau
họng,
nước
mũi
màu
vàng
hoặc
xanh,
nghẹt
mũi,
sốt
và
mệt
mỏi.
Viêm
xoang
cấp
do
vi
khuẩn
được
điều
trị
bằng
thuốc
kháng
sinh
trong
10
đến
14
ngày.
Viêm
xoang
mãn
tính
do
vi
khuẩn
cần
điều
trị
kháng
sinh
trong
ba
đến
bốn
tuần.
- Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc triptans, nhóm thuốc dùng để điều trị đau nửa đầu. Nghiên cứu đã cho thấy triptans giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng ở hầu hết bệnh nhân bị đau đầu do xoang.[13] Một số thuốc trong nhóm triptans có thể kể đến là: sumatriptan, rizatriptan, zolmitriptan, almotriptan, naratriptan, rizatriptan, và eletriptan.
- Cân nhắc tiêm thuốc dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc dị ứng nếu bạn không đáp ứng tốt với thuốc, xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không thể tránh phơi nhiễm với dị ứng nguyên.[4] Thông thường người chịu trách nhiệm tiêm thuốc dị ứng là bác sĩ chuyên khoa dị ứng.
-
Tìm
hiểu
về
các
lựa
chọn
phẫu
thuật.
Bạn
cần
gặp
bác
sĩ
chuyên
khoa
tai
mũi
họng
để
xác
định
liệu
bạn
có
cần
phẫu
thuật
để
chữa
trị
chứng
đau
đầu
do
xoang
không.
Phẫu
thuật
có
thể
loại
bỏ
polyps
mũi
và
các
gai
xương
có
thể
gây
viêm
xoang,
hoặc
có
thể
mở
thông
các
xoang.
- Ví dụ, với phương pháp nong xoang bằng bóng, một quả bóng được đưa vào khoang mũi và làm phồng lên để mở rộng xoang.[13]
Dùng các liệu pháp thay thế[sửa]
-
Uống
thực
phẩm
bổ
sung.
Các
nghiên
cứu
đang
được
thực
hiện
để
xác
định
hiệu
quả
của
thực
phẩm
bổ
sung
đối
với
chứng
đau
đầu
do
xoang.
Một
số
loại
thực
phẩm
bổ
sung
sau
đây
có
thể
ngăn
chặn
chứng
đau
đầu
do
xoang:[13]
- Bromelain là một loại enzyme từ quả dứa, có thể giảm viêm xoang. Không dùng bromelain cùng với thuốc làm loãng máu, vì thực phẩm bổ sung có thể tăng rủi ro chảy máu. Bạn cũng nên tránh uống bromelain nếu đang dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme (ACE) inhibitors), một nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp. Trong trường hợp này, bromelain có thể tăng khả năng hạ huyết áp đột ngột.
- Quercetin là một loại sắc tố thực vật chịu trách nhiệm tạo màu sắc sặc sỡ ở hoa quả và rau. Chất này được tin là đóng vai trò như một chất kháng histamine tự nhiên; tuy vẫn cần nghiên cứu thêm trên người để biết liệu quercetin thực sự hoạt động như chất kháng histamine không.
- Lactobacillus là một loại lợi khuẩn probiotic cần thiết để giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Thực phẩm bổ sung có thể giảm khả năng xảy ra dị ứng và các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng do dùng thuốc kháng sinh.
-
Thử
dùng
liệu
pháp
thảo
mộc.
Nhiều
loại
thảo
mộc
có
thể
giúp
giảm
khả
năng
đau
đầu
do
xoang.
Chúng
có
tác
dụng
phòng
ngừa
hoặc
trị
cảm
cúm,
tăng
cường
hệ
miễn
dịch
và
giảm
viêm
xoang.
Các
nghiên
cứu
đã
cho
thấy
thực
phẩm
bổ
sung
Sinupret
có
thể
giảm
các
triệu
chứng
viêm
xoang.
Loại
thực
phẩm
bổ
sung
này
được
cho
là
có
tác
dụng
làm
loãng
dịch
nhầy
để
các
xoang
được
thông
dễ
dàng
hơn.[13]
Các
loại
thảo
mộc
khác
thường
được
dùng
để
chữa
đau
đầu
do
viêm
xoang
gồm:
- Bán chỉ liên (Chinese skullcap). Pha trà bằng cách rót nước sôi vào tách có 1 đến 2 thìa cà phê lá khô. Đậy lại và ngâm trong 10-15 phút. Uống hai đến ba tách mỗi ngày để có giúp làm nhẹ các xoang.
- Cúc thơm (feverfew). Pha trà cúc thơm bằng cách rót nước sôi vào tách có 2-3 thìa cà phê lá cúc thơm tươi cắt nhỏ. Ngâm trong khoảng 15 phút, lọc lại và uống đến ba lần mỗi ngày.
- Vỏ cây liễu (willow bark). Pha trà bằng cách bỏ một thìa cà phê bột vỏ cây liễu hoặc vỏ cây liễu băm nhỏ vào 240 ml – 300 ml nước. Đun sôi hỗn hợp và để lửa nhỏ thêm 5 phút nữa. Uống mỗi ngày ba đến 4 lần.
-
Thoa
tinh
dầu
vào
thái
dương.
Các
nghiên
cứu
đã
cho
thấy
một
số
loại
tinh
dầu
thoa
vào
thái
dương
có
thể
làm
nhẹ
xoang
và
giảm
đau
đầu
do
căng
thẳng.
Pha
dung
dịch
cồn
với
10%
tinh
dầu
khuynh
diệp
hoặc
bạc
hà
và
dùng
bông
chấm
lên
hai
thái
dương.[14]
Bạn
có
thể
pha
chế
dung
dịch
này
bằng
cách
hòa
ba
thìa
canh
cồn
với
một
thìa
cà
phê
tinh
dầu
bạc
hà
hoặc
khuynh
diệp.
- Nghiên cứu đã cho thấy hỗn hợp tinh dầu này có thể giúp thư giãn các cơ và giảm độ nhạy cảm với cơn đau đầu do xoang.[14]
-
Cân
nhắc
dùng
liệu
pháp
vi
lượng
đồng
căn.
Liệu
pháp
vi
lượng
đồng
căn
bao
gồm
niềm
tin
và
liệu
pháp
thay
thế,
với
một
lượng
nhỏ
các
chất
trong
tự
nhiên
được
sử
dụng
để
giúp
cơ
thể
tự
chữa
lành.
Người
bị
bệnh
xoang
mãn
tính
thường
dùng
liệu
pháp
vi
lượng
đồng
căn,
và
các
nghiên
cứu
đã
cho
thấy
các
triệu
chứng
ở
phần
lớn
bệnh
nhân
được
cải
thiện
sau
hai
tuần.[13]
Liệu
pháp
vi
lượng
đồng
căn
có
nhiều
phương
thuốc
điều
trị
tắc
nghẽn
xoang
và
đau
đầu,
trong
đó
có:
- Arsenic album, belladonna, hepar sulphuricum, iris versicolor, kali bichromicum, mercurius, natrum muriaticum, pulsatilla, silicea, và spigelia.
-
Thử
dùng
liệu
pháp
châm
cứu.
Đây
là
một
phép
chữa
bệnh
cổ
truyền
Trung
Hoa,
dùng
kim
mỏng
châm
vào
các
huyệt
trên
cơ
thể.
Người
ta
tin
rằng
những
huyệt
này
có
thể
sửa
chữa
sự
mất
cân
bằng
năng
lượng
trong
cơ
thể.[15]
Để
điều
trị
đau
đầu
do
xoang,
chuyên
gia
châm
cứu
sẽ
chữa
các
xoang
bị
viêm
(hoặc
ẩm
ướt)
bằng
cách
củng
cố
các
huyệt
dọc
theo
tỳ
(lá
lách)
và
dạ
dày.[13]
- Không nên dùng liệu pháp châm cứu nếu bạn đang mang thai, có bệnh rối loạn đông máu, hoặc đang đeo máy tạo nhịp tim.[16]
-
Đến
gặp
bác
sĩ
chỉnh
xương
(chiropractor).
Bác
sĩ
chỉnh
xương
có
thể
chữa
bệnh
đau
đầu
do
xoang
bằng
cách
chỉnh
lại
các
vị
trí
sai
lệch
trong
cơ
thể,
mặc
dù
điều
này
chưa
được
xác
nhận
bằng
thử
nghiệm.
Bác
sĩ
sẽ
nhằm
vào
xương
và
niêm
mạc
trong
xoang
để
điều
chỉnh
xoang.
- Kỹ thuật này điều chỉnh các khớp để sửa chữa lại các vị trí sai lệch vốn làm cho hệ thần kinh bị kích thích. Liệu pháp chỉnh xương có thể phục hồi chức năng của các bộ phận tổn thương trong cơ thể.[17]
Tìm hiểu về bệnh đau đầu do xoang[sửa]
-
Phân
biệt
đau
nửa
đầu
và
đau
đầu
do
xoang.
Nhiều
nghiên
cứu
cho
thấy
phần
lớn
bệnh
nhân
được
chẩn
đoán
đau
đầu
do
xoang
đã
từng
bị
đau
nửa
đầu
nhưng
không
được
chẩn
đoán.[18]
May
mắn
là
có
thể
phân
biệt
chứng
đau
đầu
do
xoang
và
chứng
đau
nửa
đầu
thông
qua
nhiều
triệu
chứng.
Ví
dụ:[19]
- Chứng đau nửa đầu thường nặng hơn khi có tiếng ồn hoặc ánh sáng chói
- Đau nửa đầu thường kèm theo buồn nôn và nôn
- Bạn có thể cảm thấy cơn đau nửa đầu ở bất cứ nơi nào trong đầu và lan xuống cổ[20]
- Chứng đau nửa đầu không kèm dịch nhầy đặc ở mũi và không mất khứu giác
-
Nhận
biết
các
triệu
chứng
và
nguyên
nhân.
Nguyên
nhân
chủ
yếu
của
chứng
đau
đầu
do
xoang
là
lớp
niêm
mạc
trong
các
xoang
bị
viêm.
Các
xoang
không
thể
tiết
dịch
nhầy
khi
bị
viêm,
khiến
áp
lực
tăng
lên
và
gây
đau.
Các
xoang
có
thể
bị
viêm
do
nhiễm
trùng,
dị
ứng,
nhiễm
trùng
răng
hàm
trên,
hoặc
trường
hợp
hiếm
là
do
có
khối
u
(lành
tính
hoặc
ác
tính).[21]
Các
triệu
chứng
đau
đầu
do
xoang
gồm:[8]
- Cảm giác bị nén và nhạy cảm bên trong trán, má hoặc quanh mắt
- Cơn đau tăng khi gập người xuống phía trước
- Đau răng ở hàm trên
- Cơn đau thường nặng hơn vào buổi sáng
- Cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng, ở một bên đầu hay cả hai bên đầu
-
Xem
xét
các
yếu
tố
rủi
ro.
Nhiều
yếu
tố
có
thể
tăng
rủi
ro
đau
đầu
do
xoang,
bao
gồm:[8][13]
- Có tiền sử bệnh dị ứng hoặc hen suyễn
- Bị cảm cúm lâu ngày, còn gọi là viêm đường hô hấp trên
- Viêm tai
- Sưng a-mi-đan hoặc vòm họng (V.A)
- Polyp mũi
- Các dị tật ở mũi, ví dụ như vẹo vách ngăn
- Có khe hở vòm miệng
- Hệ miễn dịch suy yếu
- Từng trải qua phẫu thuật xoang
- Đang ở vị trí có độ cao lớn hoặc đang bay trên cao
- Đi máy bay khi đang bị viêm đường hô hấp trên
- Áp-xe hoặc nhiễm trùng răng
- Thường xuyên đi bơi hoặc lặn
-
Biết
khi
nào
cần
đi
khám
chuyên
khoa.
Bạn
nên
đến
bác
sĩ
nếu
trong
một
tháng
có
hơn
15
ngày
bị
đau
đầu,
hoặc
thường
phải
dùng
thuốc
giảm
đau
không
kê
toa.
Bạn
cũng
nên
đến
bác
sĩ
nếu
các
loại
thuốc
giảm
đau
không
có
tác
dụng
giảm
cơn
đau
đầu
nặng,
hoặc
các
cơn
đau
đầu
làm
xáo
trộn
cuộc
sống
thường
ngày
của
bạn
(ví
dụ,
bạn
thường
phải
nghỉ
học
hoặc
nghỉ
làm
vì
đau
đầu).[22]
Tìm
cấp
cứu
ngay
nếu
bạn
bị
đau
đầu
xoang
kèm
các
triệu
chứng
sau
đây:[13]
- Cơn đau đầu dột ngột và dữ dội kéo dài hoặc tăng cường độ trong 24 giờ.
- Cơn đau đầu đột ngột và dữ dội như “chưa từng thấy” dù bạn vẫn thường bị đau đầu.
- Chứng đau đầu nặng và kinh niên, bắt đầu từ tuổi 50.
- Sốt, cứng cổ, buồn nôn và nôn (đây là các triệu chứng đáng ngờ của bệnh viêm màng não, một bệnh nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng).
- Mất trí nhớ, lẫn lộn, mất thăng bằng, thay đổi giọng nói và thị lực, mất sức, tê liệt hoặc có cảm giác kim châm ở chân hoặc tay (các triệu chứng này là dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ).
- Đau đầu nhiều trong một bên mắt kèm đỏ mắt (các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính).
- Thay đổi kiểu đau đầu hoặc xuất hiện kiểu đau mới.
- Gần đây bị chấn thương đầu.
-
Tiếp
nhận
khám
nghiệm.
Bác
sĩ
sẽ
xem
xét
toàn
bộ
tiền
sử
bệnh
của
bạn
và
thăm
khám
lâm
sàng
để
chẩn
đoán
bệnh
đau
đầu
do
xoang.
Trong
quá
trình
khám,
bác
sĩ
sẽ
sờ
vào
mặt
bạn
để
tìm
những
nơi
bị
sưng
hoặc
mềm.
Bạn
cũng
sẽ
được
kiểm
tra
mũi
để
tìm
các
dấu
hiệu
viêm,
nghẹt
hoặc
tiết
dịch
mũi.
Bác
sĩ
cũng
có
thể
chỉ
định
khám
nghiệm
bằng
hình
ảnh
như
chụp
X-quang,
chụp
cắt
lớp
vi
tính
(CT
scan)
hoặc
chụp
cộng
hưởng
từ
(MRI).
Nếu
nghi
ngờ
chứng
dị
ứng
có
thể
gây
ra
các
triệu
chứng
của
bệnh,
bạn
sẽ
được
giới
thiệu
đến
bác
sĩ
chuyên
khoa
dị
ứng
để
được
khám
nghiệm
thêm.[13]
- Một số trường hợp có thể cần bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ dùng kính quang thể để quan sát các xoang và chẩn đoán bệnh.[13]
Cảnh báo[sửa]
- Chứng đau đầu khi mang thai có thể do viêm xoang, đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng, nhưng bạn nên lưu ý rằng đó có thể là kết quả của chứng tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch não.
- Bệnh nhân cao tuổi có nhiều rủi ro phát triển dạng đau đầu thứ phát như đau dây thần kinh tam thoa và viêm động mạch thái dương.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.medicinenet.com/sinus_headache/article.htm
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 https://www.entnet.org/content/sinus-headaches
- ↑ http://www.apartmenttherapy.com/hot-tip-use-a-humidifier-105471
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 http://acaai.org/allergies/symptoms/allergy-headaches
- ↑ http://www.drdeborahmd.com/solutions-sinusitis
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
- ↑ http://www.greenfieldhealth.com/runny-nose-headache-sinus-pressure-yellow-gunk-is-it-a-sinus-infection/
- ↑ 8,0 8,1 8,2 http://www.mountsinai.org/patient-care/health-library/diseases-and-conditions/sinus-headache
- ↑ http://www.webmd.com/allergies/saline-spray?page=2
- ↑ http://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/library/allergy-library/saline-sinus-rinse-recipe.aspx
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/expert-answers/neti-pot/faq-20058305
- ↑ http://www.medscape.com/viewarticle/484014
- ↑ 13,0 13,1 13,2 13,3 13,4 13,5 13,6 13,7 13,8 13,9 http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/sinus-headache
- ↑ 14,0 14,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7954745?dopt=Abstract
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/acupuncture/basics/definition/prc-20020778
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/acupuncture/basics/risks/prc-20020778
- ↑ http://guidedoc.com/chiropractic-sinus-adjustment-complete-guide
- ↑ http://www.nnadoc.com/pdf/The%20Sinus%20Headache%20Myth.pdf
- ↑ https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Health-Conditions/Sinus-Headaches.aspx
- ↑ http://www.mhni.com/headache-pain-faq/content-disclaimer/sinus-headache
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/sinus_headache/page2_em.htm#sinus_headache_causes
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sinus-headaches/basics/symptoms/con-20025426