Chữa cảm cúm bằng tỏi

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa Cảm cúm bằng Tỏi)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi xuất hiện những triệu chứng giống như cảm cúm, có thể bạn sẽ nghĩ rằng mình không làm được gì để ngăn chặn bệnh. Tuy nhiên, việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn có thể giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch và giảm tác động của căn bệnh. Tuy “chữa trị” nghe có vẻ hơi cường điệu, nhưng bạn có thể dùng tỏi để vượt qua bệnh cảm cúm nhanh hơn và đỡ khó chịu hơn!

Các bước[sửa]

Dùng Tỏi để Giúp Giảm Triệu chứng Cảm[sửa]

  1. Tìm hiểu xem liệu tỏi có giúp giảm triệu chứng cảm cúm không. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả của tỏi trên 146 người trong thời gian 3 tháng. Những người uống viên tỏi có 24 lần xuất hiện triệu chứng cảm, so với 65 lần ở những người không dùng tỏi. Ngoài ra, các triệu chứng cảm ở những người dùng tỏi cũng rút ngắn được 1 ngày.[1]
    • Ở một nghiên cứu khác, những người dùng tỏi có ít triệu chứng cảm cúm hơn và cảm thấy khỏe sớm hơn. Điều này có lẽ là nhờ sự gia tăng của các tế bào miễn dịch ở những người uống 2,56 g viên tỏi mỗi ngày.[2]
    • Phần đông các nhà nghiên cứu tin rằng allicins, hợp chất sulfur trong tỏi, có tác dụng chống bệnh cảm cúm thông thường.[2] Ngoài ra, một số nguyên tố khác trong tỏi như saponins và các chất dẫn xuất amino a-xít cũng được cho là đóng vai trò làm giảm lượng virus, tuy chưa rõ cơ chế hoạt động của chúng.[3]
  2. Đối phó với mùi tỏi. Nhều người có thể e ngại mùi tỏi. Các chất được cho là có tác dụng chống lại viurs cảm cúm cũng là các chất gây mùi. Vì vậy, để giúp giảm nhẹ triệu chứng cảm cúm, bạn cần đối phó với mùi tỏi.
    • May mắn là bạn nên nghỉ học, nghỉ làm và ở nhà để tránh xa mọi người. Bạn cũng nên nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng. Tất cả những điều này nghĩa là tuy tỏi nặng mùi, nhưng phần lớn thời gian chỉ có bạn và người thân yêu của bạn là “sống chung” với mùi tỏi. Có vẻ như cái giá này là quá hời cho việc mau lành bệnh với ít triệu chứng hơn!
  3. Ăn tỏi sống. Luôn bắt đầu bằng việc ăn tỏi sống nếu có thể. Bóc vỏ củ tỏi và dùng dụng cụ ép tỏi hoặc dao để đập dập tỏi. Cách 3-4 tiếng lại ăn khoảng 1 nhánh tỏi sống. Bạn chỉ việc bóc ra và ăn![4]
    • Nếu không thích hương vị của tỏi, bạn có thể giảm nhẹ mùi của nó bằng cách trộn với nước ép cam.
    • Bạn cũng có thể cho tỏi và nước chanh. Cho tỏi vào hỗn hợp 2 thìa canh nước cốt chanh và 180 -240 ml nước rồi khuấy đều.[5]
    • Ngoài ra, tỏi sống cũng có thể kết hợp với nước mật ong. Mật ong có cả hai đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Cho 1-2 thìa canh mật ong vào 180 -240 ml nước và khuấy đều.[5]
  4. Dùng tỏi khi nấu ăn. Mặc dù tỏi sống có vẻ tốt nhất, nhưng tỏi nấu chín vẫn có chứa allicins được cho là có hiệu quả chống cảm cúm. Bóc vỏ và đập dập hoặc băm nhỏ vài nhánh tỏi. Tiếp đó để yên trong khoảng 15 phút để cho hoạt động enzyme “kích hoạt” chất allicins trong tỏi.[2]
    • Dùng 2-3 nhánh tỏi mỗi bữa ăn khi bị cảm. Nếu ăn nhẹ, bạn thêm tỏi băm/đập dập vào nước thịt hoặc nước rau củ và đun nóng như thường lệ. Nếu ăn bình thường, bạn thử nấu tỏi chung với các loại rau củ hoặc thêm tỏi vào gạo khi nấu cơm.
    • Bạn cũng có thể thêm tỏi băm/đập dập vào sốt cà chua hoặc sốt phô mai khi đã cảm thấy khỏe hơn. Xát tỏi băm/ đập dập vào thịt và nấu như bình thường.
  5. Pha trà tỏi. Thức uống nóng cũng có thể giúp giảm nghẹt mũi. Đun sôi 3 nhánh tỏi (cắt đôi) trong 720 ml nước. Tắt bếp, thêm vào 120 ml mật ong và 120 ml nước cốt chanh tươi bao gồm cả hạt và vỏ chanh vốn có hàm lượng cao vitamin C và các chất chống ô-xy hóa.[6]
    • Lọc lại và uống từng ngụm cả ngày.
    • Cho phần còn lại vào tủ lạnh và hâm nóng lại nếu cần.
  6. Dùng tỏi dưới dạng thực phẩm bổ sung. Đây có thể là phương pháp tốt dành cho những người ghét mùi tỏi. Để giảm nhẹ các triệu chứng cảm cúm, bạn hãy uống 2-3 g tỏi mỗi ngày, chia làm nhiều lần.[2]

Xác định và Điều trị Bệnh Cảm cúm Thông thường[sửa]

  1. Hiểu về bệnh cảm thường. Bệnh cảm thường thông thường do virus mũi gây ra. Virus mũi gây viêm nhiễm đường hô hấp trên (URI) là phổ biến nhất, nhưng chúng cũng có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới và đôi khi còn gây viêm phổi. Virus mũi lưu hành nhiều nhất là từ tháng Ba đến tháng Mười.
    • Thời gian ủ bệnh thường ngắn, chỉ khoảng 12-72 tiếng sau khi lây nhiễm virus. Hiện tượng lây nhiễm xảy ra khi bạn ở khoảng cách tương đối gần với người đã bị cảm cúm và người ho hoặc hắt xì.[7]
  2. Xác định các triệu chứng của bệnh cảm thường. Triệu chứng đầu tiên thường là khô mũi và ngứa mũi. Rát, ngứa, hoặc kích ứng họng cũng là một triệu chứng sớm khác của bệnh.
    • Tiếp theo đó thường là hiện tượng chảy nước mũi, nghẹt mũi và hắt xì. Các triệu chứng này thường nặng hơn trong 2-3 ngày tiếp theo các triệu chứng đầu tiên.[8]
    • Dịch mũi thường trong và lỏng, có thể sẽ trở nên đặc hơn và có màu hơi vàng.
    • Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu hoặc nhức mình, chảy nước mắt, mặt và tai căng do các xoang bị nghẹt, mất khứu giác và vị giác, ho và /hoặc khản giọng, nôn ói sau khi ho, bứt rứt hoặc bồn chồn, có thể kèm sốt nhẹ, thường là ở trẻ sơ sinh và trẻ chưa đến tuổi đi học.
    • Bệnh cảm thường có thể bị biến chứng thành viêm tai (otitis media), viêm xoang, viêm cuống phổi kinh niên (viêm phổi kèm theo ho và tắc nghẽn) và làm trầm trọng thêm triệu chứng hen suyễn.[9]
  3. Điều trị bệnh cảm thường. Hiện tại chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm thường. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng. Các khuyến nghị y khoa gồm:[10]
    • Nghỉ ngơi nhiều.
    • Uống nhiều chất lỏng. Chất lỏng có thể bao gồm nước, nước ép hoa quả, nước dùng gà trong và nước rau củ. Súp gà THỰC SỰ rất tốt cho việc làm giảm triệu chứng cảm cúm thông thường.[11]
    • Súc miệng nước muối ấm. Nước muối ấm sẽ giúp cổ họng bớt đau.
    • Dùng thuốc ho hoặc thuốc xịt họng nếu các cơn ho xảy ra nhiều khiến bạn không thể nghỉ ngơi đầy đủ.
    • Uống thuốc cảm hoặc thuốc giảm đau không kê toa. Đảm bảo tuân theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp thuốc.
  4. Đánh giá mức độ nặng của bệnh để đến bác sĩ. Phần lớn các trường hợp cảm cúm thường không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên nếu bạn hoặc con bạn xuất hiện các triệu chứng sau đây, bạn hãy gọi cho bác sĩ:[12]
    • Sốt cao trên 38 độ C. Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi và bị sốt, bạn hãy gọi bác sĩ. Với trẻ em mọi lứa tuổi, hãy gọi bác sĩ khi trẻ sốt từ 40 độ C trở lên.
    • Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
    • Các triệu chứng xảy ra trầm trọng và bất thường, ví dụ đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, hoặc khó thở.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây