Chữa trị chảy dịch mũi sau

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa Chảy Dịch Mũi Sau)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

"Chứng chảy dịch mũi sau" xảy ra khi dịch mũi dư thừa tích tụ trong cuống họng và gây cảm giác như dịch mũi đang nhỏ giọt. Hội chứng này có thể gây ra ho kéo dài hoặc viêm họng. Các biện pháp điều trị hội chứng chảy dịch mũi sau thường tập trung vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa dịch mũi. Nguyên nhân có thể là do dị ứng hoặc viêm mũi không do dị ứng. Do đó, bước quan trọng đầu tiên cần làm là đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa dịch mũi.

Các bước[sửa]

Loại bỏ Chất gây dị ứng khỏi Môi trường sống[sửa]

  1. Nếu có thể, hãy loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường sống của bạn. Chất gây dị ứng có thể là bụi, phấn hoa, lông vật nuôi hoặc nấm mốc. Các chất này có thể gây kích ứng ở khoang mũi và dẫn đến tình trạng chảy dịch mũi sau.
    • Tắm cho vật nuôi để loại bỏ lông rụng vì chúng có thể gây kích ứng và dẫn đến chảy dịch mũi sau. Nếu cần thiết, bạn có thể mang vật nuôi của mình ra khỏi nhà khi tình trạng dị ứng và chảy dịch mũi sau trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Loại bỏ cây cảnh và cây trồng có hoa ra khỏi nhà.
    • Gói chăn gối chăn gối không dùng tới trong túi nylon để giảm thiểu chất gây dị ứng có thể bám vào.
  2. Dùng máy lọc không khí để loại bỏ yếu tố gây kích ứng trong môi trường sống. Bạn cũng có thể dùng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí, giúp giảm nhẹ tình trạng kích ứng. Khi bị kích ứng, khoang mũi sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều dịch mũi hơn.
  3. Tham khảo ý kiến chuyên gia về dị ứng hoặc tiến hành xét nghiệm dị ứng. Chảy dịch mũi sau kéo dài có thể là do bạn bị dị ứng với một loại đồ ăn nào đó mà bạn không ý thức hoặc mới phản ứng gần đây. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để kiểm tra nếu bạn bị dị ứng với một thứ gì đó mà bạn không hay biết.
    • Có hai loại dị ứng chính là dị ứng với gluten (một loại protein tìm thấy trong lúa mỳ) và dị ứng với sản phẩm từ sữa. Dị ứng sữa thường gây ra các vấn đề về xoang, đường hô hấp trên và họng trong khi dị ứng lúa mỳ thường gây ra các rắc rối liên quan đến tiêu hóa.[1]
    • Nếu bạn nghi ngờ sữa là thủ phạm, hãy loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống của bạn trong vòng một tháng. Sau đó, nếu các triệu chứng không có dấu hiệu giảm nhẹ, bạn có thể khẳng định sữa không phải là chất gây ra dị ứng. Nếu các triệu chứng có dấu hiệu giảm nhẹ, điều đó chứng tỏ sữa chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn tiết ra nhiều dịch mũi hơn mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng tỏ được sự liên hệ rõ ràng giữa sữa và sự tiết dịch mũi. [2]

Áp dụng Biện pháp Điều trị theo Hướng dẫn của Bác sĩ[sửa]

  1. Uống nhiều chất lỏng để bù nước. Cơ thể bị thiếu nước có thể khiến cho triệu chứng viêm mũi và chảy dịch mũi sau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên tránh uống caffeine và chất cồn vì chúng có thể gây mất nước. Nước là lựa chọn tốt nhất để bổ sung chất lỏng cho cơ thể khi bị viêm mũi và chảy dịch mũi sau.
    • Kiểm tra nước tiểu để biết bạn đã uống đủ nước hay chưa. Nếu nước tiểu có màu vàng, có thể là bạn đã chưa uống đủ nước. Nếu nước tiểu trong hơn, chỉ hơi vàng một chút, chứng tỏ bạn đã uống đủ nước.
  2. Xì mũi thường xuyên để tống dịch mũi dư thừa ra khỏi khoang mũi. Việc xì mũi có thể giúp loại bỏ cả các chất gây kích ứng – nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước mũi tiết ra nhiều và tích tụ lại. Nếu không thể xì mũi, một vài người chọn biện pháp hít dịch mũi ngược trở lại và khạc ra từ cuống họng để thở tốt hơn và không bị khô miệng.
  3. Rửa mũi để loại bỏ chất kích ứng gây tiết dịch mũi. Bạn có thể mua nước muối rửa mũi và lọ xịt mũi không cần kê đơn của bác sĩ tại các quầy dược phẩm. Dung dịch nước muối giúp đẩy chất kích ứng ra khỏi khoang mũi, làm loãng dịch mũi và xoa dịu niêm mạc mũi.
    • Dùng bình rửa mũi để rửa sạch dịch mũi khỏi xoang mũi và cuống họng. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc khi sử dụng dụng cụ rửa xoang mũi vì việc này đồng nghĩa với việc loại bỏ chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng giúp cơ thể chống chọi với vi khuẩn, vi rút và nấm.[3]
  4. Dùng thuốc giảm nghẹt mũi bán tự do tại hiệu thuốc để giảm nhẹ triệu chứng tích tụ dịch mũi thừa và chảy dịch mũi sau. Thuốc uống giảm nghẹt mũi có tác dụng thu nhỏ mạch máu để lưu thông trong khoang mũi.[4] Bạn cũng có thể mua thuốc giảm nghẹt mũi dạng xịt.
  5. Chỉ dùng thuốc giảm nghẹt mũi trong 3 ngày liên tiếp. Nếu các triệu chứng không giảm nhẹ sau 3 ngày, ngưng sử dụng thuốc.[5] Dùng thuốc nhiều hơn 3 ngày liên tiếp sẽ có hại hơn là có lợi.
  6. Loại bỏ dịch mũi bằng thuốc làm loãng dịch mũi. Ví dụ, bạn có thể mua guaifenesin (Mucinex) mà không cần đơn. Thuốc bán ở dạng viên hoặc dạng siro.
  7. Tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với loại thuốc cần kê đơn để giảm kích ứng và tích tụ dịch mũi. Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn corticosteroid, thuốc kháng histamine và thuốc xịt chống chảy mũi.
    • Thuốc xịt corticosteroid được dùng để giảm viêm mũi không do dị ứng.
    • Thuốc xịt kháng histamine có tác dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng – một trong những nguyên nhân gây chảy dịch mũi sau nhưng không có tác dụng đối với các nguyên nhân không liên quan đến dị ứng.
    • Thuốc xịt kháng cholin và thuốc xịt chống chảy mũi là những loại thuốc được dùng trong xịt hen suyễn, cũng có tác dụng đối với hội chứng chảy dịch mũi sau.

Áp dụng Liệu pháp Tự nhiên Chưa qua Kiểm nghiệm[sửa]

  1. Pha nước muối súc miệng. Cho ½ thìa muối vào khoảng 230 ml nước ấm, hòa tan và dùng làm nước xúc miệng. Lưu ý, khi xúc miệng nên ngửa đầu ra sau. Để có hiệu quả giảm dịch mũi tốt hơn, bạn có thể vắt một nửa quả chanh vào nước muối đã pha và xúc miệng.
  2. Dọn dẹp nhà cửa. Nếu các chất gây dị ứng đang ám ảnh xoang mũi của bạn, biện pháp duy nhất áp dụng tại nhà mà bạn cần làm chính là dọn dẹp căn nhà của bạn. Hãy làm theo những chỉ dẫn dưới đây để loại bỏ bụi, phấn hoa, lông vật nuôi khỏi môi trường sống của bạn trước khi chúng có thể tấn công bạn theo đường mũi.
    • Thường xuyên giặt sạch quần áo, ga trải giường, vỏ gối, tấm bọc đệm bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ra triệu chứng của chảy dịch mũi sau.
    • Dùng lưới lọc không khí HEPA tại nhà. HEPA là viết tắt của “high efficiency particulate air”, (tạm dịch là hạt không khí hiệu suất cao). Đây là một tiêu chuẩn công nghiệp về không khí do chính phủ kiểm tra.
    • Thường xuyên làm sạch không khí bằng lưới lọc HEPA để loại bỏ chất gây dị ứng.
  3. Hạn chế caffeine, chất cồn và đồ ăn cay nóng vì chúng có thể khiến dịch mũi tiết ra nhiều hơn.
  4. Dùng biện pháp xông hơi bằng thảo dược hoặc tinh dầu. Bạn có thể thử tiến hành xông hơi bằng cách trùm khăn lên đầu và đưa mặt vào gần một nồi nước nóng (ở khoảng cách an toàn). Bạn có thể làm thơm nước xông hơi bằng cách cho thêm trà (gừng, bạc hà hoặc hoa cúc) hoặc tinh dầu (oải hương, hương thảo…).
    • Tắm nước nóng. Hãy để hơi nước bốc lên từ nước tắm nóng đi sâu vào xoang và phổi khi bạn hít thở.
  5. Thử chữa bằng chanh. Với phương pháp này, bạn cần 3 chén trà (1 cốc to) và nước nóng. Bạn có thể cho thêm một chút đường hoặc mật ong. Sau đó vắt ½ quả chanh xanh vào cốc. Hãy uống loại nước này vào mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Chanh giúp làm sạch gan và dạ dày (chứa đầy dịch mũi từ đêm do chảy dịch mũi sau) và bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng trong suốt cả ngày.

Lời khuyên[sửa]

  • Không nằm xuống vì dịch mũi sẽ khiến bạn ho nhiều hơn.
  • Tránh để cho cơ thể quá ấm vì như vậy cũng thường khiến bạn ho nhiều hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Thuốc chống viêm giảm đau nhóm steroid có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng quá lâu. Vì vậy, bác sĩ của bạn cần theo dõi việc sử dụng các loại thuốc này.
  • Thuốc giảm nghẹt mũi có thể khiến huyết áp tăng cao, tim đập mạnh, mất ngủ, chán ăn và lo lắng. Không nên dùng thuốc giảm nghẹt mũi dạng xịt quá 3-4 ngày vì thuốc này có thể khiến bạn bị nghẹt trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn khi bạn ngưng sử dụng thuốc.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Túi đựng đệm bằng nylon
  • Máy lọc không khí
  • Máy làm ẩm không khí
  • Các loại thuốc mua không cần đơn

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây