Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa chứng ợ nóng
Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa Chứng ợ nóng)
Ợ nóng là cảm giác bỏng rát, đau đớn do axit dạ dày trào qua cơ thắt thực quản dưới (cơ đóng và ngăn cách thực quản với dạ dày) vào thực quản. Mô thực quản không được cấu tạo để xử lý pH của axit dạ dày, do đó sẽ gây cảm giác khó chịu. Nhiều bệnh nhân thường bị ợ nóng cũng sẽ mắc một chứng bệnh gọi là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Rất may mắn là bạn có thể thực hiện những bước tức thời để giảm cơn ợ nóng, cũng như những bước lâu dài để giảm tần suất của triệu chứng ợ nóng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chữa Ợ nóng tại Nhà[sửa]
- Nới lỏng quần áo sau bữa ăn. Mặc dù nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng việc nới lỏng quần áo sau bữa ăn sẽ rất có ích trong trường hợp này. Áp lực tăng cao lên vùng bụng và cơ thắt thực quản dưới đẩy axit dạ dày lên và gây ợ nóng. [1] Mặc quần áo rộng, đặc biệt là sau khi ăn nhiều, sẽ giúp giảm chứng ợ nóng.
-
Không
nằm
ngay
sau
bữa
ăn.
Đôi
khi,
triệu
chứng
ợ
nóng
là
do
lực
hấp
dẫn
gây
ra.
Việc
nằm
ngay
sau
bữa
ăn
–
khi
axit
dạ
dày
hoạt
động
nhất
–
có
thể
khiến
axit
dạ
dày
dễ
dàng
trôi
về
phía
thực
quản
và
trào
qua
cơ
thắt
thực
quản.
[1]
Do
đó,
bạn
nên
tránh
đi
nằm
ngay
trong
vòng
30-60
phút
sau
bữa
ăn.
- Ngoài ra, nên tránh ăn khuya vì bạn phải chờ ít nhất 3 tiếng sau bữa ăn trước khi đi ngủ.[1]
- Uống dung dịch muối nở và nước. Nếu không thích uống thuốc, bạn có thể giảm chứng ợ nóng bằng muối nở (muối bicarbonat). Pha 1 thìa cà phê muối nở vào 1 cốc nước để uống sau bữa ăn hoặc khi có dấu hiệu ợ nóng.[2] Không dùng quá 5 thìa cà phê mỗi ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ. [2]
-
Uống
thuốc
chữa
ợ
nóng
không
kê
đơn.
Bạn
có
thể
lựa
chọn
một
trong
số
các
thuốc
không
kê
đơn
để
chữa
ợ
nóng.
3
nhóm
thuốc
phổ
biến
nhất
là
thuốc
kháng
axit,
thuốc
chặn
H2
và
thuốc
ức
chế
bơm
protin.
[3]
- Thuốc kháng axit (ví dụ như Tums) giúp giảm chứng ợ nóng nhanh chóng và trong thời gian ngắn bằng cách trung hòa axit dạ dày.[3]
- Thuốc chặn H2 như Ranitidine (Zantac) và Famotidine (Pepcid) làm chậm quá trình tiết axit dạ dày. Các loại thuốc này mất đến 1 tiếng để phát huy tác dụng nhưng sẽ hiệu quả trong thời gian dài hơn.[3]
- Thuốc ức chế bơm proton như Omeprazole (Prilosec) và Lansoprazole (Prevacid 24HR) làm chậm quá trình sản sinh axit dạ dày hơn nữa. Các thuốc này thường được dùng khi chứng ợ nóng không thể kiểm soát được bằng thuốc kháng axit hoặc thuốc chặn H2 cũng như chứng ợ nóng tái diễn hơn 2 ngày mỗi tuần. [3]
-
Nâng
cao
nệm
ngủ.
Có
những
trường
hợp
sẽ
bị
ợ
nóng
ngay
cả
khi
đi
ngủ
sau
bữa
tối
hàng
tiếng
đồng
hồ.
Nếu
chứng
ợ
nóng
làm
ảnh
hưởng
đến
giấc
ngủ,
bạn
hãy
thử
tạo
góc
hơi
chếch
ở
đầu
giường.
Nằm
ngủ
với
tư
thế
hơi
dốc
thay
vì
song
song
với
sàn
nhà
sẽ
giúp
giảm
triệu
chứng
ợ
nóng.[1]
- Có thể nâng đầu giường lên bằng cách nâng toàn bộ khung giường ở một đầu hoặc đặt một vật hình nêm giữa bục kê nệm và nệm. [1]
- Nhiều bệnh nhân cho biết phương pháp này hiệu quả hơn so với cách chỉ đặt thêm gối dưới đầu. [1] Khi chỉ dùng nhiều gối đầu, bạn có thể sẽ làm căng cổ hoặc vô tình xoay đầu khỏi gối và dẫn đến mất tác dụng giảm ợ nóng.
-
Đi
bộ.
Tập
thể
dục
nặng
sau
bữa
ăn
có
thể
làm
tăng
nguy
cơ
ợ
nóng
nhưng
các
hoạt
động
thể
chất
nhẹ
sẽ
giúp
giảm
triệu
chứng.
[4]
Bạn
có
thể
thử
đi
bộ
hoặc
đạp
xe
dạo
khi
có
triệu
chứng
ợ
nóng
để
xem
liệu
cách
này
có
giúp
chữa
ợ
nóng
hay
không.
- Căng thẳng và lo lắng có thể khiến triệu chứng ợ nóng trở nặng hơn. [4] Hoạt động thể chất hàng ngày là cách tốt nhất để giải tỏa căng thẳng, giúp việc chữa ợ nóng được hiệu quả hơn.
- Ăn phần ăn vừa phải. Chọn phần ăn lớn thay vì ăn vừa phải sẽ làm tăng nguy cơ ợ nóng.[5] Quá nhiều thức ăn trong dạ dày sẽ khiến axit dạ dày có cơ hội trào qua thực quản. Vì vậy, bạn nên chọn phần ăn nhỏ để xem cách này có giúp giảm ợ nóng hay không.
-
Tránh
ăn
thức
ăn
gây
ợ
nóng.
Mặc
dù
chứng
ợ
nóng
phần
lớn
liên
quan
đến
cơ
thắt
thực
quản
nhưng
đôi
khi,
một
số
thực
phẩm
bạn
ăn
cũng
có
thể
gây
ợ
nóng.
Một
trong
những
cách
dễ
nhất
để
ngừng
cơn
ợ
nóng
là
cắt
giảm
thực
phẩm
gây
ợ
nóng,
phổ
biến
nhất
đó
là:[6]
- Thực phẩm cay nóng
- Hành tây
- Cà chua (hoặc chế phẩm từ cà chua như sốt cà chua và sốt Pizza)
- Thực phẩm có tính axit như hoa quả họ cam quýt
- Sôcôla
- Đồ uống chứa cồn
- Bạc hà
- Đồ chiên và thức ăn quá nhiều dầu mỡ
-
Duy
trì
cân
nặng
lành
mạnh.
Quá
cân
sẽ
tạo
thêm
áp
lực
lên
dạ
dày
và
đẩy
axit
dạ
dày
vào
thực
quản.[1]
Việc
giảm
vài
kí
cũng
sẽ
giúp
giảm
áp
lực
đó.
Thay
đổi
chế
độ
ăn
và
tập
luyện
là
hai
cách
tốt
nhất
để
giảm
cân.
- Chế độ ăn lành mạnh đồng nghĩa với việc cắt giảm đồ chiên và thức ăn quá nhiều dầu mỡ (những thực phẩm khiến triệu chứng ợ nóng trở nặng hơn).[6]
- Thói quen tập luyện lành mạnh bao gồm 30 phút tập bài tập cơ tim cường độ vừa phải (bao gồm chạy bộ chậm, đạp xe, bơi lội,...) 5 lần mỗi tuần.
- Lưu ý rằng mang thai là nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn giảm cân để chữa chứng ợ nóng.
- Người nặng trên 45 kg có thể tiếp nhận phẫu thuật giảm cân (Bariatric Surgery) để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.[7]
- Bỏ thuốc lá. Khói thuốc sẽ gây tổn hại và làm suy giảm khả năng hoạt động bình thường của cơ thắt thực quản dưới.[1] Điều này khiến axit dạ dày (tác nhân gây ợ nóng) dễ trào vào thực quản. Vì vậy, bạn nên bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ bệnh tật do hút thuốc, đặc biệt là sau bữa ăn để giảm nguy cơ ợ nóng.
Tham khảo Ý kiến Bác sĩ[sửa]
- Đi khám bác sĩ. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thường xuyên bị ợ nóng kéo dài hơn 2 tuần và triệu chứng không giảm ngay cả khi đã dùng thuốc không kê đơn.[3]
-
Tiếp
nhận
xét
nghiệm
chẩn
đoán.
Vì
cơn
ợ
nóng
tái
phát
thường
là
biểu
hiện
của
bệnh
trào
ngược
dạ
dày
thực
quản
nên
bạn
có
thể
được
bác
sĩ
yêu
cầu
tiếp
nhận
xét
nghiệm
chẩn
đoán
để
xác
định
cách
điều
trị
tốt
nhất.
[8]
Các
xét
nghiệm
này
cũng
sẽ
kiểm
tra
nguy
cơ
bị
bào
mòn
thực
quản
(biến
chứng
của
bệnh
trào
ngược
dạ
dày
thực
quản),
tức
tình
trạng
axit
dạ
dày
gây
thương
tổn
thực
sự
đến
thực
quản.
[9]
Các
xét
nghiệm
bệnh
bào
mòn
thực
quản
bao
gồm:
[8]
- Chụp X-quang để quan sát hình dạng và tình trạng của cả dạ dày và thực quản
- Nội soi để kiểm tra sự bất thường ở thực quản do axit dạ dày bào mòn thực quản trong thời gian dài, đặc biệt là đối với bệnh nhân trên 50 tuổi hoặc người bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài hơn 5 năm.
- Xét nghiệm thăm dò axit khẩn cấp, tức xét nghiệm đánh giá thời điểm axit trào ngược vào thực quản và thời gian trào ngược
- Bác sĩ cũng có thể tiến hành làm sinh thiết một số tế bào trong thực quản dưới để xét nghiệm bệnh Barret thực quản, tức bệnh tiền ung thư do triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Tuy nhiên, bệnh này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ ở người bị trào ngược dạ dày thực quản.[10]
- Yêu cầu kê thuốc kê đơn mạnh. Cả thuốc chặn H2 và thuốc ức chế bơm protein đều sẽ được bác sĩ kê đơn.[11] Nếu những thuốc này đều không giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ thường chỉ định một thuốc kê đơn khác giúp kiểm soát bệnh.
-
Trao
đổi
về
phương
pháp
phẫu
thuật.
Trong
trường
hợp
bệnh
trào
ngược
dạ
dày
thực
quản
không
thể
kiểm
soát
bằng
thuốc
và
bệnh
dẫn
đến
bào
mòn
thực
quản,
bác
sĩ
có
thể
sẽ
trao
đổi
với
bạn
về
phương
pháp
phẫu
thuật.
Các
phương
pháp
phẫu
thuật
bao
gồm:[11]
- Phẫu thuật Fundoplication, tức bác sĩ phẫu thuật sẽ cuộn một đoạn nhỏ của dạ dày quanh cơ thắt thực quản dưới để giúp tăng cường sức mạnh cơ, ngăn axit dạ dày trào qua cơ thắt thực quản dưới.
- Một thiết bị (ví dụ như Linx) được cấy vào cơ thắt thực quản dưới để tăng cường sức mạnh của cơ.
Lời khuyên[sửa]
- Muối nở khác với bột nở, bột nở không có tác dụng chữa ợ nóng.
- Trà xanh cũng có thể giúp chữa chứng ợ nóng.
Cảnh báo[sửa]
- Nên đi khám bác sĩ nếu thường xuyên bị chứng ợ nóng.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heartburn/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019545
- ↑ 2,0 2,1 http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/sodium-bicarbonate-oral-route-intravenous-route-subcutaneous-route/proper-use/drg-20065950
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/antacids-and-acid-reducers-otc-relief-for-heartburn-and-acid-reflux.printerview.all.html
- ↑ 4,0 4,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heartburn/basics/alternative-medicine/con-20019545
- ↑ Scott, M. MD, Aimee, M PharmD, Gastroesophageal Reflux Disease: Diagnosis and Management, American Family Physician 1999 1 59 (5) 1157-1165
- ↑ 6,0 6,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heartburn/basics/risk-factors/con-20019545
- ↑ Vivek,Prachard , John Alvordy, Gastroesophageal Reflux Disease and Severe Obesity Fundoplication and Bariatric Surgery, World Journal of Gastroenterology 2010, August 2010 14 16 (30) 3751-3776
- ↑ 8,0 8,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heartburn/basics/tests-diagnosis/con-20019545
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/esophagitis/basics/causes/con-20034313
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/barretts-esophagus/basics/causes/con-20027054
- ↑ 11,0 11,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/esophagitis/basics/treatment/con-20034313