Chữa dị ứng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dị ứng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, từ mức độ nhẹ chỉ gây khó chịu cho đến mức độ nguy cấp. Dị ứng xảy ra khi cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các chất không thực sự nguy hiểm (ví dụ như lông mèo hoặc mạt bụi). Phản ứng quá mức này của hệ miễn dịch sẽ tạo ra các triệu chứng khiến bạn mệt mỏi như kích ứng da, nghẹt mũi, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là phản ứng đe dọa đến tính mạng. Có một số cách giúp giảm dị ứng tại nhà, nhưng nếu những cách này không phát huy hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ.[1]

Các bước[sửa]

Tiếp nhận Điều trị Tức thời khi bị Dị ứng Nghiêm trọng[sửa]

  1. Nhận biết sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng và xảy ra trong vòng vài phút sau khi bị dị ứng. Triệu chứng bao gồm: [2]
    • Nổi mề đay
    • Ngứa ngáy
    • Da ửng đỏ hoặc nhợt nhạt
    • Cảm giác nghẹn ở cổ họng
    • Lưỡi hoặc họng sưng
    • Khó thở hoặc thở khò khè
    • Mạch đập yếu và nhanh
    • Nôn mửa
    • Tiêu chảy
    • Ngất xỉu
  2. Tiêm Epinephrine nếu mang theo bên mình. Tự tiêm Epinephrine (EpiPen) nếu có mang theo bên mình. Thực hiện theo hướng dẫn ghi trên bao bì.[3]
    • Tiêm thuốc phía trên, bên ngoài đùi. Không nên tiêm ở vị trí khác để tránh các tác dụng phụ.
    • Không sử dụng thuốc đã thay đổi màu sắc hoặc có cặn rắn bên trong.
  3. Đi khám bác sĩ ngay cả khi đã tự tiêm thuốc. Sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nên bạn vẫn cần đến cơ sở y tế cho dù đã cảm thấy khỏe hơn.
    • Để bác sĩ kiểm tra là điều cần thiết phòng khi các triệu chứng tái phát.
    • Tiêm Epinephrine có thể dẫn đến các tác dụng phụ như phản ứng trên da, ngất xỉu, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, nôn mửa, đột quỵ và các vấn đề hô hấp.[4]

Tìm Nguyên nhân gây Dị ứng[sửa]

  1. Xác định các tác nhân gây dị ứng phổ biến. Bạn có thể bị nhiều triệu chứng dị ứng khác nhau, tùy thuộc vào tác nhân gây dị ứng. Tác nhân gây dị ứng phổ biến gồm có:[5][6]
    • Các chất lẫn trong không khí như phấn hoa, lông vật nuôi (dị ứng với lông chó hoặc lông mèo), mạt bụi và nấm mốc thường gây nghẹt mũi, ho và hắt hơi.
    • Ong chích sẽ gây sưng, đau, ngứa, và trong trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ.
    • Thực phẩm như lạc và các loại hạt khác, lúa mì, đậu nành, cá, động vật có vỏ, trứng, sữa có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí sốc phản vệ.
    • Các thuốc như Penicillin thường gây ra các phản ứng cơ thể như phát ban ngứa, nổi mề đay hoặc sốc phản vệ.[7]
    • Tiếp xúc da với cao su Latex hoặc những thứ tương tự có thể gây kích ứng cục bộ như phát ban, nổi mề đay, ngứa, mụn nước hoặc lột da.
    • Thậm chí, các phản ứng giống dị ứng có thể xảy ra khi quá nóng, quá lạnh, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ma sát da.
  2. Đi khám bác sĩ để xét nghiệm dị ứng. Nếu bạn không thể tự xác định chất gây dị ứng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.[6]
    • Bằng phương pháp lẩy da, các bác sĩ sẽ đưa một lượng nhỏ chất nghi ngờ gây dị ứng vào da, sau đó theo dõi xem bạn có xuất hiện phản ứng tấy đỏ và sưng hay không.
    • Xét nghiệm máu sẽ cho phép bác sĩ đánh giá xem cơ thể bạn có phản ứng miễn dịch với chất gây dị ứng cụ thể nào không.
  3. Xác định dị ứng thực phẩm bằng phương pháp loại bỏ. Phương pháp này nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.[8]
    • Loại bỏ thực phẩm mà bạn nghi ngờ là gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn.
    • Nếu thực phẩm đó là nguyên nhân, các triệu chứng dị ứng sẽ được cải thiện.
    • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ăn thực phẩm đó một lần nữa để xem triệu chứng liệu có tái phát không. Cách này sẽ giúp xác nhận đó có phải là thực phẩm gây dị ứng hay không.
    • Ghi chép những thực phẩm mà bạn ăn trong quá trình thí nghiệm có thể giúp bạn và bác sĩ theo dõi các triệu chứng và phát hiện bất kỳ tác nhân có thể gây dị ứng nào khác mà bạn vẫn đang tiếp xúc.

Điều trị Dị ứng Theo mùa[sửa]

  1. Thử các liệu pháp tự nhiên. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng hoặc thảo dược, đặc biệt khi bạn đang dùng thuốc hoặc đang bị bệnh để tránh tương tác thuốc hoặc khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Ngoài ra, vì liều lượng thảo mộc không được quy định rõ ràng nên rất khó để biết liều lượng sử dụng thích hợp. Hãy nhớ rằng "tự nhiên" không có nghĩa là "an toàn".
    • Uống thuốc viên Butterbur. Theo một nghiên cứu khoa học, loại thuốc này có thể giúp giảm viêm và có tác dụng tương tự như thuốc kháng histamine. Bromelain cũng có thể chứa đặc tính kháng viêm.[9]
    • Hít hơi nước pha dầu khuynh diệp. Hương thơm nồng của dầu khuynh diệp sẽ giúp lọc sạch xoang. Tuy nhiên, không được uống hoặc thoa dầu khuynh diệp lên da vì tinh dầu này có độc tính.[10]
    • Xịt mũi bằng dung dịch muối sẽ giúp giảm nghẹt mũi. Dung dịch muối giúp giảm tình trạng viêm và sổ mũi.[11]
  2. Dùng thuốc kháng histamine đường uống để điều trị các triệu chứng thông thường. Thuốc kháng histamine có thể cải thiện tình trạng sổ mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, nổi mề đay và sưng. Một số thuốc kháng histamine có thể khiến bạn buồn ngủ, do đó không nên sử dụng khi đang lái xe. Các loại thuốc kháng histamine phổ biến gồm có:[12]
    • Cetirizine (Zyrtec)
    • Desloratadine (Clarinex)
    • Fexofenadine (Allegra)
    • Levocetirizine (Xyzal)
    • Loratadine (Alavert, Claritin)
    • Diphenhydramine (Benadryl)
  3. Dùng thuốc kháng histamine dạng xịt mũi. Thuốc kháng histamine dạng xịt giúp giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy dịch mũi sau, ngứa mũi và sổ mũi. Các loại thuốc sau được bán ở dạng thuốc kê đơn:[12]
    • Azelastine (Astelin, Astepro)
    • Olopatadine (Patanase)
  4. Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamine để giảm ngứa, đỏ hoặc sưng mắt. Bảo quản thuốc trong tủ lạnh để ngăn thuốc kết tinh.[12]
    • Azelastine (Optivar)
    • Emedastine (Emadine)
    • Ketotifen (Alaway, Zaditor)
    • Olopatadine (Pataday, Patanol)
    • Pheniramine (Visine-A, Opcon-A)
  5. Sử dụng thuốc ổn định dưỡng bào để thay thế cho thuốc kháng histamine. Nếu không thể chịu được thuốc kháng histamine, thuốc ổn định dưỡng bào có thể mang lại hiệu quả. Loại thuốc này giúp ngăn cơ thể giải phóng các hóa chất gây phản ứng dị ứng.
    • Cromolyn là thuốc xịt mũi không kê đơn.
    • Các loại thuốc nhỏ mắt kê đơn bao gồm: Cromolyn (Crolom), Lodoxamide (Alomide), Pemirolast (Alamast), Nedocromil (Alocril).
  6. Giảm nghẹt mũi và tắc nghẽn xoang bằng cách uống thuốc thông mũi. Những loại thuốc này không cần kê đơn. Một số loại còn có đặc tính kháng histamine.[12]
    • Cetirizine và pseudoephedrine (Zyrtec-D)
    • Desloratadine và pseudoephedrine (Clarinex-D)
    • Fexofenadine và pseudoephedrine (Allegra-D)
    • Loratadine và pseudoephedrine (Claritin-D)
  7. Giảm triệu chứng tức thời bằng thuốc thông mũi dạng nhỏ và dạng xịt. Tuy nhiên, không được sử dụng các loại thuốc này quá 3 ngày để tránh khiến tình trạng nghẹt mũi thêm trầm trọng.[12]
    • Oxymetazoline (Afrin, Dristan)
    • Tetrahydrozoline (Tyzine)
  8. Giảm viêm bằng thuốc xịt mũi Corticosteroid. Loại thuốc này có thể giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, nhảy mũi và sổ mũi.[12]
    • Budesonide (Rhinocort Aqua)
    • Fluticasone furoate (Veramyst)
    • Fluticasone propionate (Flonase)
    • Mometasone (Nasonex)
    • Triamcinolone (Nasacort Allergy 24 Hour)
  9. Thử dùng thuốc nhỏ mắt Corticosteroid nếu các thuốc khác không có tác dụng. Loại thuốc này giúp cải thiện tình trạng ngứa mắt, đỏ mắt hoặc chảy nước mắt. Tuy nhiên, bạn cần được bác sĩ giám sát chặt chẽ trong quá trình sử dụng vì loại thuốc này có thể tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, nhiễm trùng mắt và các vấn đề khác.[12]
    • Fluorometholone (Flarex, FML)
    • Loteprednol (Alrex, Lotemax)
    • Prednisolone (Omnipred, Pred Forte)
    • Rimexolone (Vexol)
  10. Dùng thuốc Corticosteroid đường uống để điều trị dị ứng nặng. Tuy nhiên, không được sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Chúng có thể gây đục thủy tinh thể, loãng xương, yếu cơ, viêm loét, tăng đường huyết, chậm phát triển ở trẻ em và khiến tình trạng tăng huyết áp trầm trọng thêm.[12]
    • Prednisolone (Flo-Pred, Prelone)
    • Prednisone (Prednisone Intensol, Rayos)
  11. Dùng thuốc kháng thụ thể leukotriene. Loại thuốc này có thể trung hòa chất leukotriene do cơ thể sản sinh trong một phản ứng dị ứng. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng giảm viêm.
  12. Thử liệu pháp gây tê. Liệu pháp này còn được gọi là liệu pháp miễn dịch và thường được sử dụng khi thuốc không mang lại tác dụng và khi bạn không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.[6]
    • Bác sĩ sẽ cho bạn tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng để giảm phản ứng của cơ thể bạn với nó. Liều lượng sẽ được tăng dần lên cho đến khi bạn đủ thích ứng với tác nhân gây dị ứng.
    • Các tác nhân gây dị ứng thường được tiêm dưới da. Tuy nhiên, nếu tác nhân là cỏ hoặc cỏ phấn hương, bạn sẽ được ngậm thuốc tan dưới lưỡi.
    • Phương pháp này được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ và có thể mất vài năm điều trị.[13]

Giảm Tiếp xúc với Tác nhân gây Dị ứng[sửa]

  1. Ngăn ngừa tác nhân gây dị ứng tích tụ trong nhà. Dị ứng có thể là do nhiều chất lẫn trong không khí trong nhà, bao gồm lông vật nuôi, mạt bụi và phấn hoa từ bên ngoài bay vào.
    • Hút bụi thường xuyên. Sử dụng máy hút có bộ lọc bụi không khí hiệu suất cao (HEPA) sẽ giúp giảm tác nhân gây dị ứng trong không khí.
    • Giảm số lượng thảm trong nhà. Khác với nền sàn cứng, thảm có thể giữ lại tác nhân gây dị ứng và lông vật nuôi, do đó, bạn sẽ khó loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây dị ứng.
    • Giặt chăn ga gối đệm thường xuyên. Bình thường, mỗi người dành khoảng 1/3 thời gian trong ngày để ngủ và nghỉ ngơi trên giường. Nếu tác nhân gây dị ứng có trên chăn ga gối đệm thì đồng nghĩa với việc bạn phải hít chúng trong từng đó thời gian. Sử dụng bọc nhựa để phủ chăn ga gối đệm sẽ giúp ngăn tác nhân gây dị ứng tích tụ trên giường.
    • Gội đầu trước khi đi ngủ để loại bỏ hết phấn hoa còn vương trên tóc.
    • Nếu bị dị ứng với một loại phấn hoa đặc biệt, bạn ở trong nhà càng lâu càng tốt vào thời điểm loại hoa này nở nhiều trong năm. Đóng cửa sổ để ngăn phấn hoa bay vào nhà.
  2. Ngăn nấm mốc sản sinh. Cách này giúp giảm số lượng bào tử trong không khí.
    • Giữ cho căn nhà luôn được khô thoáng bằng cách sử dụng quạt và máy hút ẩm trong các phòng có độ ẩm cao, chẳng hạn như phòng tắm.
    • Sửa chữa những vị trí rò rỉ trong nhà như vòi nước rỉ, hoặc lớn hơn là mái nhà dột để tránh nước chảy xuống và làm ướt tường.
    • Sử dụng dung dịch tẩy và nước để tiêu diệt nấm mốc.
  3. Tránh ăn các thực phẩm mà bạn dị ứng. Nếu bị dị ứng với thực phẩm có các thành phần phổ biến như trứng và lúa mì, bạn nên đọc kỹ danh sách các thành phần này trên bao bì thực phẩm.
    • Nếu bị dị ứng với nhiều thực phẩm, hãy in chúng ra để tiện đưa cho nhân viên phục vụ nhà hàng. Nhân viên phục vụ sau đó sẽ dặn đầu bếp tránh chế biến những thực phẩm mà bạn dị ứng.
    • Có thể mang theo thức ăn tự chế biến để biết rõ những gì mình đang đưa vào cơ thể.
  4. Gọi nhân viên chuyên nghiệp đến nhà để loại bỏ ong hoặc tổ ong ở gần, trong hoặc trên ngôi nhà của bạn. Nếu bị dị ứng nghiêm trọng với các vết đốt, bạn nên tạm lánh đi nơi khác khi các nhân viên đang dọn dẹp.
    • Nên dọn dẹp tổ ong vài năm một lần.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh uống rượu khi đang sử dụng thuốc trị bệnh.
  • Đọc hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được liệu có thể uống thuốc trong khi lái xe hay không.
  • Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.
  • Nếu đang dùng các thuốc khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về tương tác thuốc có thể xảy ra. Các liệu pháp thảo dược và thực phẩm chức năng cũng có thể gây tương tác thuốc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây