Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chữa lành đầu gối bị trầy xước
Từ VLOS
Mặc dù trầy xước ở đầu gối chỉ là vết thương tương đối nhẹ, nhưng bạn vẫn cần thực hiện các bước giúp chữa lành càng nhanh và càng an toàn càng tốt.[1] Chỉ với một vài phương tiện dễ tìm, bạn có thể rửa và chăm sóc vết thương. Thực hiện đúng các bước, và bạn sẽ bình phục thật nhanh.
Mục lục
Các bước[sửa]
Đánh giá tình hình[sửa]
-
Kiểm
tra
vết
thương.
Phần
lớn
trường
hợp
trầy
xước
đầu
gối
chỉ
là
vấn
đề
nhỏ
và
có
thể
điều
trị
ở
nhà
–
nhưng
bạn
nên
kiểm
tra
vết
thương
để
cho
chắc
chắn.
Vết
thương
được
coi
là
nhẹ
và
có
thể
điều
trị
mà
không
cần
chăm
sóc
y
tế
nếu:[2]
- Vết thương không sâu đến mức nhìn thấy mỡ, cơ hoặc xương.
- Không chảy nhiều máu.
- Mép vết thương không lởm chởm và tách ra xa.
- Nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng nào như trên, bạn cần liên lạc với bác sĩ.
- Nếu vết xước là do kim loại gỉ sét gây ra hoặc đã nhiều năm bạn không tiêm phòng uốn ván, bạn nên liên lạc với bác sĩ.
- Rửa tay trước khi xử lý vết thương.[3] Chắc hẳn bạn không muốn bị nhiễm trùng khi xử lý đầu gối bị trầy xước, do đó hãy rửa tay thật kỹ với xà phòng và nước trước khi bắt đầu chăm sóc vết thương. Nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể đi găng tay dùng một lần trước khi bắt đầu rửa đầu gối bị thương.
-
Cầm
máu
nếu
cần.
Nếu
đầu
gối
bị
chảy
máu,
bạn
cần
cầm
máu
bằng
cách
ép
lên
vết
thương.
- Nếu có bụi đất hoặc mảnh vụn dính vào chỗ đầu gối bị chảy máu, bạn cần rửa sạch trước khi cố gắng cầm máu. Hoặc bạn có thể rửa vết thương sau khi cầm máu.
- Dùng vải sạch hoặc gạc đặt lên vết thương và ép lại trong vài phút để cầm máu.
- Thay vải hoặc gạc nếu máu đã thấm đẫm.
- Nếu máu vẫn không ngừng chảy sau 10 phút, bạn hãy liên lạc với bác sĩ vì có thể vết thương cần phải khâu.[2][4][3]
Rửa và băng vết thương[sửa]
- Xả nước lên vết thương. Cho nước mát chảy qua đầu gối bị thương, hoặc giội nước lên đó. Rửa trong thời gian đủ lâu sao cho nước chảy lên toàn bộ vùng da tổn thương và rửa sạch mọi bụi đất và/hoặc mảnh vụn.[2][3]
-
Rửa
sạch
vết
thương.
Dùng
xà
phòng
diệt
khuẩn
và
nước
để
rửa
sạch
vùng
xung
quanh
vết
thương,
nhưng
không
để
xà
phòng
dính
vào
vết
thương
vì
có
thể
gây
xót.[2][3]
Động
tác
này
sẽ
giúp
rửa
sạch
vi
khuẩn
và
ngăn
ngừa
nhiễm
trùng.
- Nước ô-xy già và cồn i-ốt thường được dùng để sát trùng các vết thương ngoài da như đầu gối bị trầy xước.[1] Tuy nhiên, nước ô-xy già và cồn i-ốt thực ra gây tổn thương cho các tế bào sống, vì vậy các chuyên gia y tế hiện nay khuyên không nên dùng nước ô-xy già và cồn i-ốt bôi lên vết thương.[2][5][3]
-
Loại
bỏ
mọi
mảnh
vụn.
Nếu
có
bất
cứ
thứ
gì
kẹt
trong
vết
thương
như
đất,
cát,
các
mảnh
vụn,
v.v…,
bạn
hãy
dùng
nhíp
để
lấy
các
vật
chất
đó
ra
một
cách
cẩn
thận.
Đầu
tiên
cần
rửa
sạch
và
sát
trùng
nhíp
bằng
cách
dùng
bông
gòn
hoặc
gạc
thấm
cồn
isopropyl
chà
lên
nhíp.[2][3]
Rửa
với
nước
mát
khi
các
mảnh
vụn
đã
được
lấy
ra.
- Nếu bụi đất hoặc các vật chất khác kẹt sâu bên trong vết thương mà không lấy ra được, bạn hãy liên lạc với bác sĩ.[3]
- Nhẹ nhàng thấm khô. Khi đã xả và rửa sạch đầu gối bị trầy xước, nhẹ nhàng dùng vải hoặc khăn sạch để thấm khô vùng da tổn thương. Chấm nhẹ thay vì lau sẽ giúp bạn tránh bị đau không đáng có.
-
Bôi
kem
kháng
sinh,
đặc
biệt
nếu
vết
thương
bị
bẩn.
Điều
này
có
thể
giảm
nhiễm
trùng
trong
qua
trình
chữa
lành.[2][3]
- Có nhiều loại kem và thuốc mỡ kháng sinh có chứa các hoạt chất hoặc hợp chất khác nhau (như bacitracin, neomycin, và polymyxin).[6] Luôn tuân theo hướng dẫn đi kèm với sản phẩm về liều lượng và cách sử dụng.
- Một số kem có kết hợp chất giảm đau nhẹ.
- Một số thuốc mỡ hoặc kem có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người. Nếu nhận thấy đỏ, ngứa, sưng, v.v… sau khi dùng một trong các sản phẩm này, bạn cần ngừng sử dụng và thử sản phẩm khác với một hoạt chất khác.
- Băng vết thương. Đảm bảo che kín đầu gối bằng băng gạc để bảo vệ vết thương khỏi bụi bặm, nhiễm trùng và bị kích ứng do quần áo trong thời gian lành lại. Bạn có thể dùng băng dính hoặc gạc vô trùng và cố định bằng băng dính hoặc băng co giãn.[2][3]
Chăm sóc vết thương trong quá trình chữa lành[sửa]
- Thay băng mới khi cần. Thay băng đầu gối hàng ngày hoặc nhiều lần hơn nếu bị ướt hoặc bẩn.[2][3] Rửa sạch vết thương như trước.
- Bôi lại kem kháng sinh mỗi ngày.[9] Mặc dù chỉ một mình việc này không đẩy nhanh quá trình chữa lành, nhưng nó giúp chống nhiễm trùng. Kem kháng sinh cũng giúp giữ ẩm cho vết thương trong thời gian vết thương lành lại, qua đó ngăn ngừa đóng vảy và hình thành sẹo có thể xảy ra nếu vết thương bị khô. Nói chung, bạn có thể bôi kem một hoặc hai lần mỗi ngày. Kiểm tra hướng dẫn của sản phẩm để biết liều lượng sử dụng.[10]
- Chú ý xem quá trình lành vết thương diễn ra như thế nào. Việc đầu gối trầy xước lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, mức stress, có hút thuốc hay không, có căn bệnh nào không, v.v… Hơn nữa, kem kháng sinh sẽ chỉ giúp đẩy lùi nhiễm trùng mà không thực sự giúp vết thương mau lành hơn. Nếu vết thương có vẻ chậm lành một cách bất thường, bạn hãy nhờ chuyên viên y tế kiểm tra, vì đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, ví dụ một căn bệnh nào đó.[11]
-
Liên
lạc
với
bác
sĩ
nếu
tình
hình
có
vẻ
xấu
đi.
Bạn
sẽ
cần
chăm
sóc
chuyên
môn
nếu:[2][4][3]
- Khớp đầu gối ngừng hoạt động.
- Đầu gối có cảm giác tê.
- Vết thương chảy máu không ngừng.
- Còn bụi đất hoặc dị vật trong vết thương mà không lấy ra được.
- Chỗ bị thương bị viêm hoặc sưng.
- Có những vệt đỏ tỏa ra từ vết thương.
- Vết thương chảy mủ.
- Sốt trên 38° C
Những thứ bạn cần[sửa]
- Nước
- Xà phòng diệt khuẩn
- Nhíp
- Khăn hoặc vải sạch
- Kem kháng sinh
- Băng gạc
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.med.wisc.edu/news-events/hydrogen-peroxide-provides-clues-to-immunity-wound-healing-tumor-biology/32917
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 2,9 http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=2978
- ↑ 3,00 3,01 3,02 3,03 3,04 3,05 3,06 3,07 3,08 3,09 3,10 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ 4,0 4,1 http://health.williams.edu/files/StudentOnline/SkinInjuries_SO.html
- ↑ https://www.amherst.edu/alumni/learn/bookclub/pastfeatures/dontcrossyoureyes/excerpt
- ↑ http://umm.edu/health/medical/drug-notes/notes/antibacterial-combination-on-the-skin
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20028307
- ↑ https://www.mja.com.au/journal/2009/191/11/fast-versus-slow-bandaid-removal-randomised-trial
- ↑ http://studentaffairs.centralstate.edu/documents/Student_Self-Care_Guide_001.pdf
- ↑ http://www.healthcenter.vt.edu/assets/docs/WoundCare.pdf
- ↑ http://goaskalice.columbia.edu/how-do-wounds-cuts-scrapes-lacerations-heal