Chữa nấm móng chân bằng giấm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nấm móng chân, trong y học gọi là Onychomycosis, là bệnh khó điều trị và có thể khiến bệnh nhân cảm thấy xấu hổ. Thông thường, bệnh nấm móng chân sẽ được điều trị bằng dược phẩm. Mặt khác, tuy không có bằng chứng cho thấy sử dụng giấm có thể giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm nấm mức độ nhẹ đến trung bình nhưng vẫn có những trường hợp tự chữa trị thành công, và đó là phương pháp điều trị với rủi ro thấp, nếu được thực hiện đúng cách có thể hiệu quả trong việc phòng ngừa nấm.

Các bước[sửa]

Điều trị Nấm Móng chân bằng Giấm[sửa]

  1. Chuẩn bị một chai giấm. Không cần quan tâm đến tên thương hiệu hoặc loại giấm. Các hoạt chất được cho là tạo độ pH cho giấm sẽ tiêu diệt nấm móng chân. [1]
    • Một số người cũng thường sử dụng giấm và oxy già 2% cách ngày. [2]
  2. Sử dụng dũa và đồ bấm móng. Luôn luôn làm sạch móng trước khi sử dụng nguyên liệu tại nhà hoặc các phương pháp được bác sĩ chỉ định để điều trị nấm. Cắt móng sẽ giúp thuốc điều trị thấm sâu vào móng hơn. [3]
    • Cắt móng có thể làm giảm đau và khó chịu. [3]
    • Không dũa móng quá ngắn vì có thể dẫn đến vấn đề khác, chẳng hạn như móng mọc ngược.
    • Luôn luôn làm sạch dũa và đồ bấm móng sau khi sử dụng.
  3. Đổ giấm vào bát lớn. Trộn giấm và nước nóng theo tỉ lệ 1:2. Ngâm chân bị nhiễm trùng vào giấm 2 lần 1 ngày. Mỗi lần ngâm không quá 30 phút. [4]
    • Hãy thử thoa trực tiếp giấm đến móng bị nhiễm trùng.
    • Thoa giấm lên vùng móng chân bị nhiễm trùng nhiều lần có thể làm tăng hiệu quả.
    • Bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện trong vòng 1-2 tuần.
  4. Để móng khô. Để móng khô hoàn toàn trước khi mang vớ hoặc giày sẽ giúp ngừa nấm. Bằng cách loại bỏ nấm khỏi môi trường ẩm ướt, bạn sẽ ngăn chặn nấm không lây sang các móng khác.[5]
    • Luôn cố gắng giữ chân khô và thoáng mát.
    • Nấm ưa môi trường ấm và ẩm.
  5. Chăm sóc móng. Vệ sinh móng và ngón chân đúng cách. Làm sạch móng và cắt móng thật ngắn và đều. Không dùng chung "đồ bấm dũa móng" nếu chưa khử trùng, bởi nấm có thể lây lan theo cách này.[6] Theo dõi tiến triển của bệnh để biết liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không.
    • Đi khám bác sĩ ngay nếu nhiễm trùng nặng hơn.
    • Hãy thử các phương pháp thay thế khác như thoa chiết xuất từ cây Snakeroot và dầu cây trà.[7]

Ngừa Nấm Móng chân[sửa]

  1. Vệ sinh cơ bản và chăm sóc chân. Chăm sóc tốt cho đôi chân sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng móng. Sử dụng các biện pháp phòng ngừa đơn giản sẽ giúp bạn tránh được nấm móng ngay từ đầu.[8]
    • Thực hiện biện pháp phòng ngừa đơn giản để tránh nấm móng chân.
    • Mang giày xăng-đan hoặc dép xỏ ngón khi ở nơi công cộng. Không đi chân đất.
    • Vệ sinh và rửa chân hàng ngày.
  2. Giữ chân khô và thoáng khí. Vớ hoặc giày có quá nhiều độ ẩm hoặc ấm có thể kích thích nấm phát triển. Vì vậy, bạn nên mua giày và vớ giúp chân dễ thở. Ngoài ra, vớ đeo chân cũng phải luôn sạch sẽ vì chúng có thể mang các bào tử nấm. [9]
    • Phải đảm bảo rằng giày mang vừa chân và có đủ chỗ cho các ngón chân.
    • Bỏ giày dép cũ đã mang khi bị nhiễm nấm.
  3. Chữa nấm bàn chân ngay lập tức. Để tình trạng nhiễm nấm bàn chân kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm lan rộng sang móng chân. Do đó, bạn phải chữa trị để ngăn chặn nguy cơ lây lan nấm ngay khi có thể. [3]
    • Trường hợp nhiễm nấm nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn.[10]
    • Trường hợp nặng có thể cần dùng thuốc theo toa mạnh.
    • Hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc chữa nấm phù hợp.
  4. Chăm sóc móng. Luôn giữ cho móng được đều và ngắn. Sử dụng riêng đồ bấm móng cho móng bị nhiễm trùng và móng khỏe mạnh. Dùng chung đồ bầm có thể làm lây lan nấm sang móng khỏe mạnh.[11]
    • Cắt móng tay cũng có thể giúp giảm các bệnh về móng (gãy hoặc nứt).
    • Vệ sinh và khử trùng đồ bấm móng và dũa móng sau khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm về Nấm Móng chân[sửa]

  1. Nhận biết triệu chứng. Có thể khó xác định nấm móng chân khi ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc về nấm móng chân. Xem lại các triệu chứng phổ biến sau đây nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng nấm móng chân. [6]
    • Móng dễ gãy.
    • Hình dạng móng thay đổi.
    • Các cạnh bên của móng bị bong tróc.
    • Bụi bẩn bị kẹt dưới móng.
    • Móng mềm hoặc bị bong lên.
    • Bề mặt móng không sáng bóng.
    • Móng dày.
    • Vệt màu trắng hoặc màu vàng ở hai bên móng.
  2. Tìm hiểu phương pháp điều trị thay thế từ bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị khác nếu phương pháp sử dụng giấm tự nhiên không hiệu quả. Lên lịch hẹn và hỏi về các phương pháp điều trị sau đây: [6]
    • Thuốc điều trị nấm theo toa, thường bằng đường uống.
    • Điều trị bằng tia Laser
    • Trong trường hợp hiếm, móng có thể cần bị cắt bỏ.
  3. Hiểu đúng về quá trình chữa nấm móng chân. Quá trình chữa nấm móng chân có thể diễn ra chậm. Vì vậy, bạn nên kiên nhẫn điều trị đều đặn để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.[12]
    • Móng mọc rất chậm. Có thể rất lâu mới thấy phản ứng tích cực của việc điều trị nấm.
    • Nhiễm nấm có thể quay trở lại, thậm chí ngay sau khi được chữa khỏi.

Lời khuyên[sửa]

  • Có thể mất vài tháng để móng mới mọc và phát triển khỏe mạnh. Tiếp tục sử dụng giấm mỗi ngày cho đến khi móng mới mọc ra.
  • Không dùng sơn móng tay, sơn bóng cho móng bị nhiễm nấm. [8]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bị nhiễm nấm nặng, hãy đến gặp bác sĩ.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Giấm thường của bất kỳ thương hiệu nào
  • Dũa hoặc đồ bấm móng

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây