Chữa trị đau tai

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa trị Đau tai)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo ước tính, không dưới 70% trẻ em dưới 3 tuổi mắc chứng viêm tai,[1] và nhiều người lơn cũng mắc các bệnh nhiễm trùng lẫn đau tai. Nếu cơn đau tai của bạn nghiêm trọng hãy tìm đến sự chăm sóc y tế, bởi nếu làm lơ không chữa trị, chúng sẽ khiến bạn mất thính lực vĩnh viễn. Tuy vậy những cơn đau nhỏ lại có thể chữa trị tại nhà bằng liệu pháp cổ truyền và các chỉ dẫn được ông bà ta lưu truyền từ xa xưa. Không được dùng những liệu pháp cổ truyền phản khoa học; nếu bạn còn băn khoăn về bất cứ chỉ dẫn y tế nào, hãy tham khảo ý kiến những người làm trong ngành Y.

Các bước[sửa]

Sử dụng Chỉ dẫn Y tế đã Được kiểm chứng[sửa]

  1. Dùng nhiệt làm dịu cơn đau. Nhiệt có công dụng giảm đau tức thời.
    • Áp một miếng gạc ấm lên bên tai bị đau.[2] Bạn có thể tự chế cho mình miếng gạc ấm bằng cách nhúng một chiếc khăn vào nước ấm rồi vắt khô, hoặc mua một túi nước nóng hoặc túi giữ nhiệt ở quầy thuốc. Lưu ý rằng nếu nóng quá sẽ khiến bạn bị bỏng. Có thể giữ miếng gạc trên tai bao lâu tùy ý. Có cách khác đó là dùng túi lạnh áp lên trong vòng 15 phút trước. Tiếp theo mới chườm gạc ấm lên khoảng 15 phút sau. Làm thay phiên như vậy 2 đến 3 lần một ngày.
    • Đặt máy sấy ở chế độ "Warm" (Ấm) hoặc "Low"(Thấp), để cách tai khoảng một sải tay và cho thổi trực tiếp vào tai. Lưu ý: không được để máy ở mức "High" (Cao) hoặc "Hot" (Nóng).
  2. Dùng thuốc mua tại quầy. Loại thuốc tốt nhất để giải quyết vấn đề này là Ibuprofen và acetaminophen. Tuân thủ các chỉ thị về thời gian và liều dùng trên tờ hướng dẫn sử dụng.
    • Chú ý rằng liều lượng cho trẻ em căn cứ vào cân nặng của trẻ. Không dùng Aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi. Aspirin có thể gây ra Hội chứng Ryey, tuy hiếm gặp, nhưng nếu bị, gan và não bộ trẻ sẽ bị tổn thương. [3]
  3. Đi khám bác sĩ. Nếu các triệu chứng kéo dài quá 5 ngày ở người lớn và 2 ngày ở trẻ nhỏ, hoặc ở trẻ dưới 8 tuần tuổi là trẻ khó cử động cổ; hoặc nếu bạn phát sốt, hãy đi khám ngay lập tức. Tuy rằng viêm tai là chứng bệnh thông thường, nhứng nếu coi thường nó, vết nhiễm trùng sẽ lan ra các bộ phận khác.
    • Nếu nguyên nhân viêm tai là do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn, để giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn.
    • Viêm tai có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn, vì vậy, khi các triệu chứng kéo dài hoăc trở nặng, hãy ngay lập tức đến bác sĩ tai-mũi-họng.

Sử dụng Liệu pháp Chữa trị tại nhà[sửa]

  1. Làm sạch mũi. Đau tai thông thường do sự tắc nghẽn của các dịch nhầy trong ống Eustachian gây ra, ống Eustachian là một ống dẫn nhỏ thông tai, mũi, họng với nhau. Vì vậy, khi làm sạch mũi, bạn sẽ giảm được áp lực lên màng nhĩ.[4]
    • Hãy thử nhẹ nhàng nhỏ một chút nước muối vào lỗ mũi của trẻ, sau đó là hút mũi.[5]
    • Bạn có thể dùng các dụng cụ hút để thông sạch chất nhầy trong mũi.
  2. Nhẹ nhàng lắc tai. Cơn đau tai thường do ống Eustachian bị tắc nghẽn gây ra, vì thế, cách trị đơn giản nhất là vỗ nhẹ vài tai (để tạo ra một áp suất áp vào tai giống như khi đi máy bay). Động tác này có thể giúp các chất nhầy dễ lưu thông.[5]
    • Giữ vành tai bàng ngón cái và ngón trỏ, áp sát vào đầu, sau đó giựt và xoay tai nhẹ nhàng để không bị đau. Bạn cũng có thể giả bộ ngáp, ngáp cũng tạo hiệu ứng giống như vỗ vào tai để làm thông ống Eustachian.
  3. Xông hơi. Một cách khác để thông vòi Eustachian là hít hơi nước nóng (bạn sẽ sổ mũi khi hít hơi nóng), thông vòi Eustachian sẽ làm giảm áp lực bên trong tai.Thêm vào một ít hương thảo dược hoặc hương thơm nhẹ để xoa dịu cảm giác đau.
    • Tự tạo ra một bể xông hơi bằng cách chế nước nóng vào chậu và nhỏ vào đó một vài giọt tinh dầu hoặc một thìa cà phê dầu ấm Vicks hoặc các loại dầu bôi tương tự.
    • Tiến hành trùm khăn lên đầu để xông hơi 3 lần 1 ngày để vòi Eustachian không bị nghẹt, giảm áp suất ở tai trong và điều tiết tốt sự lưu thông dịch nhầy trong tai.[6]
    • Không trùm khăn xông hơi cho trẻ nhỏ bởi nếu sơ ý trẻ có thể bị bỏng hoặc ngạt hoặc tệ hơn là đuối nước. Thay vào đó, bôi một ít dầu Vicks Babyrub (với công thức dành riêng cho trẻ nhỏ) lên ngực hoặc lưng trẻ cho trẻ chơi dưới hoặc gần vòi nước ấm. Hơi nước cộng hưởng với hơi dầu sẽ tạo ra hiệu ứng xoa dịu.
  4. Thử dầu Ô liu. Để giảm đau, nhỏ trực tiếp vài giọt dầu Ô liu ấm vào tai[5]Dầu Ô liu cố công dụng giảm cơn đau trong tai.
    • Nên ngâm lọ dầu vài phút trong nươc nóng để dầu hấp thụ nhiệt và ấm lên. Nhỏ dầu trực tiếp vào tai rồi dùng một viên bông gòn bịt tai lại.
    • Nếu áp dụng phương pháp này với trẻ nhỏ, hãy làm trong khi bé đang ngủ, bạn có thể bế nghiêng bé để dầu chảy vào trong tai. Không nên dùng bông gòn bịt tai trẻ.
    • Lưu ý rằng chưa có báo cáo nào về hiệu quả của phương pháp này, ngoại trừ tác dụng giảm đau.
  5. Dùng tinh dầu tỏi và hương hoa tổng hợp. Công dụng sát khuẩn của tỏi đã được kiểm chứng và dân gian tin rằng tỏi là liều thuốc kháng sinh tự nhiên.
    • Bạn có thể tìm mua tinh dầu tỏi trên trang Amazon hoặc ở các tiệm thực phẩm sức khỏe gần nhà.
    • Làm nóng dầu (nhỏ vài giọt dầu lên cổ tay để kiểm tra độ nóng) rồi nhỏ vài giọt dầu vào tai 2 lần một ngày.
    • Một lần nữa, phương pháp này chưa được kiểm chứng.
  6. Tinh dầu hoa oải hương. Tuy không nên nhỏ tinh dầu hoa oải hương trực tiếp vào tai, bạn vẫn có thể dùng nó mát-xa phía bên ngoài tai, động tác này được cho là tăng sự lưu thông của các chất dịch.Thêm nữa, tinh dầu hoa oải hương có công dụng xoa dịu.[7]
    • Trộn vài giọt tinh dầu hoa oải hương với một vài giọt dầu dẫn khác (ví dụ như dầu dừa tinh chất và dầu Ô liu), cuối cùng, mát-xa nhẹ nhàng phía bên ngoài tai.
    • Các loại tinh dầu có công dụng khác là: tinh dầu cây khuynh diệp, hoa hương thảo, rau oregano, hoa cúc La Mã, chè, và hoa xạ hương.[7]
    • Mới chỉ có những chứng cứ vụn vặt về hiệu quả của phương pháp này, tới thời điểm này, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng của các loại tinh dầu lên sức khỏe.

Ngăn ngừa Đau tai[sửa]

  1. Phòng ngừa virus bệnh cảm. Một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau tai là cảm lạnh, và bởi không có bất cứ cách chữa trị nào cho bệnh cảm, bạn phải thuộc các lưu ý phòng tránh bệnh cảm.[8]
    • Rửa tay thường xuyên, nhất là khi bạn ở những nơi công cộng và trước khi ăn. Nếu chỗ bạn hiện không có bồn rửa tay, hãy dùng các loại nước rửa tay có cồn. Vius cảm lạnh được biết là sống dai và có thể sống đến vài giờ trên các loại bề mặt, vậy nên, dù xung quanh bạn không có người bệnh, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là ở những nơi như thư viện và tiệm tạp hóa.[9]
    • Tập thể dục thường xuyên. Những người chăm chỉ tập thể dục có hệ miễn dịch tốt hơn, vậy nên cơ thể họ có khả năng đối chọi tốt với bệnh cảm và các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.[9]
    • Ăn những loại thực phẩm giàu vitamin. Ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn tất cả các loại thực phẩm, tập trung bổ sung protein, ăn rau củ, và trái cây. Các chất hữu cơ có trong các loại trái cây như ớt,cam, các loại rau lá sậm sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ vitamin tốt hơn. Vậy nên hãy gắn liền thực đơn của bạn với các thực phẩm thiên nhiên giàu vitamin.[9]
  2. Xét nghiệm dị ứng. Dị ứng có thể gây ngứa tai và đau tai. Dị ứng có thể do môi trường, do thực phẩm bạn hấp thụ.
    • Đến bệnh viện để làm xét nghiệm kiểm tra các loại dị ứng bạn mắc, thủ tục xét nghiệm có thể sẽ cần thử máu và kiểm tra phản ứng da. Kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết nguyên nhân gây dị ứng cho bạn, do ngũ cốc, do thú nuôi hoặc do các chế phẩm từ bơ sữa.
  3. Phòng viêm tai ở trẻ nhỏ. Viêm tai ở trẻ nhỏ là bệnh thông thường, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách điều chỉnh cách cho trẻ ăn.
    • Tiêm ngừa cho trẻ. Mũi tiêm ngừa viêm tai là một trong những mũi tiêm phổ biến được tiêm cho trẻ nhỏ.
    • Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ trong 12 tháng đầu đời. Sữa mẹ chứa các kháng thể giúp trẻ chống lại chứng viêm tai, vậy nên trẻ được uống sữa mẹ thường ít bị các bệnh nhiễm trùng hơn trẻ bú sữa công thức.[8]
    • Nếu bạn cho trẻ bú bình, hãy đảm bảo để bình sữa nghiêng 45 độ và không được để trẻ bú ngửa hoặc bú nằm trên nôi. Vì như thế có thể sẽ khiến sữa đọng bên trong tai trẻ gây nhiễm trùng. Cố gắng tập cho trẻ trong độ 9 đến 12 tháng tuổi uống sữa bằng ly để giàm các nguy cơ mác các chứng nhiễm trùng do việc bú bình. [8]

Cảnh báo[sửa]

  • Nhét bất cứ vật gì vào tai cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng không mong muốn như việc mất thính lực (tạm thời hoặc vĩnh viễn).
  • Hãy nhét một viên bông gòn vào mỗi bên tai khi đi tắm.
  • Khi xông hơi, đặt chậu xông vào bồn rửa để tránh những sơ suất có thể gây bỏng.
  • Không nhỏ bất cứ loại chất lỏng nào vào bên trong tai khi bạn biết chắc hoặc nghi ngờ mình bị thủng màng nhĩ.
  • Không nhét gạc vào sâu trong tai vì chúng có thể chọc thủng màng nhĩ bạn.
  • Cân nhắc và hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: lúa mì, các chế phẩm bơ sữa, bắp ngô, cam, bơ đậu phộng, và các cacbonhydrat đơn giản có trong đường, trái cây và nước ép.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây